Nhóm giải pháp xã hội

Một phần của tài liệu tác động của việc duy trì và bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân trong khu vực atk huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 125 - 128)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Nhóm giải pháp xã hội

Tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức về giá trị kinh tế, sinh thái của rừng, khích lệ người dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cho đến nay trong nhận thức của phần lớn ngƣời dân thì rừng đƣợc coi nhƣ kho tài nguyên. Ngƣời ta không nghĩ rằng, với tính chất của tài nguyên tái tạo, rừng thực sự là một tƣ liệu sản suất vô cùng quý giá, là nhà máy khổng lồ sản xuất liên tục các loại lâm sản khác nhau.

Tăng cƣờng tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức của ngƣời dân về giá trị kinh tế, sinh thái to lớn của rừng và khả năng phục hồi những giá trị đó cho phát triển kinh tế xã hội là một trong những giải pháp xã hội để lôi cuốn ngƣời dân vào hoạt động bảo vệ và phát triển rừng.

Để thực hiện hoạt động tuyên truyền này cần tranh thủ tất cả các hội nhƣ Nông dân, phụ nữ, thanh niên, ngoài ra cần tổ chức tuyên truyền trên tất cả các kênh song đối với địa bàn huyện kênh thông tin quan trong và hữu ích là thông qua lãnh đạo thôn và xã.

Thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp:

Hiện nay diện tích rừng cũng nhƣ diện tích đất dành cho phát triển lâm nghiệp nói chung thƣờng bị xâm lấn để chuyển thành các loại đất khác nhƣ đất ở, đất canh tác nông nghiệp do hiệu quả kinh tế mang lại.

Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất ổn định kết hợp với giao đất, giao rừng triệt để sẽ làm cho mọi diện tích đất lâm nghiệp đều có chủ cụ thể. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho ngƣời dân cũng nhƣ cộng đồng tham gia vào bảo vệ và phát triển rừng.

Cần giao cho bộ phận kiểm lâm và phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn của huyện thống kê lại những diện tích đất rừng chƣa giao cụ thể, từ đó xây dựng kế hoạch và quy hoạch giao đất, giao rừng.

Rà soát lại quy hoạch rừng theo hƣớng phân định rõ ràng ranh giới các loại rừng trong đó cần có quy hoạch diện tích rừng cho phát triển du lịch sinh thái kết hợp với bảo tồn khu di tích lịch sử ATK.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Rà soát bổ sung các quy chế về quản lý các loại rừng khác nhau và gắn với việc xây dựng các hƣơng ƣớc của các bản, làng.

Xây dựng tổ chức quản lý lâm nghiệp ở cấp xã:

Để tổ chức quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn các xã cần phải xây dựng hệ thống tổ chức quản lý lâm nghiệp ở cấp xã nhằm tổ chức thực hiện và giám sát các hoạt động bảo vệ và sản xuất kinh doanh rừng theo các quy định của Nhà nƣớc.

Hiện nay với thực tế mỗi xã có một cán bộ phụ trách nông lâm nghiệp và kinh tế là quá mỏng, Cán bộ kiểm lâm của huyện và cán bộ nông nghiệp của huyện không thể hàng ngày sâu sát với thực tế các xã do vậy cần có chính sách và ngân sách cho việc tăng cƣờng cán bộ cấp xã có thể triển khai dần để đảm bảo sao cho mỗi xã có ít nhất 01 cán bộ chuyên trách lâm nghiệp cho địa bàn huyện.

Củng cố và xây dựng các tổ chức cộng đồng liên quan đến quản lý bảo vệ và phát triển rừng ở cấp xã:

Các tổ chức xã hội nhƣ: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, các tổ chức Đảng, Đoàn Thanh niên... có vai trò rất lớn trong việc vận động nhân dân thực hiện các chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc góp phần ổn định xã hội, tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất phát triển.

Đối với nông thôn miền núi hoạt động bảo vệ và phát triển rừng có liên quan chặt chẽ với các tổ chức cộng đồng, mỗi thôn, bản đều có những hƣơng ƣớc để đảm bảo mọi ngƣời trong thôn bản tuân theo. Vì thế việc động viên các thôn bản khi xây dựng thôn ƣớc cần lƣu ý đến các vấn đề về quản lý rừng cộng đồng.

Để cộng đồng có thể tích cực tham gia quản lý các nguồn tài nguyên thì cần phải có các giải pháp thích hợp và đặc biệt là cần gắn với phát triển kinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tế nhƣ xây dựng đề án phát triển du lịch sinh thái thì cộng đồng chính là lực lƣợng động viên hỗ trợ, giám sát và thậm chí cả cƣỡng chế các thành viên thực hiện những chính sách Nhà nƣớc về quản lý tài nguyên. Ngƣợc lại khi những giải pháp, những chính sách quản lý tài nguyên không thích hợp thì họ trở thành lực lƣợng cản trở, thậm chí đối lập với Nhà nƣớc trong hoạt động quản lý tài nguyên.

Vì vậy, các giải pháp quản lý tài nguyên rừng cần xây dựng theo hƣớng kết hợp giữa hoạt động bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng với hoạt động sản xuất để cải thiện sinh kế cho ngƣời dân, thống nhất đƣợc lợi ích của ngƣời dân với lợi ích quốc gia trong hoạt động bảo vệ và phát triển rừng thì sẽ đảm bảo tính bền vững.

Xây dựng quy chế phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm với lực lượng quản lý bảo vệ rừng các Ban quản lý khu di tích, rừng đặc dụng và rừng bảo vệ:

Một trong những nguyên nhân của hiệu quả quản lý bảo vệ rừng chƣa cao là thiếu sự phối hợp tốt giữa các lực lƣợng kiểm lâm và lực lƣợng quản lý bảo vệ rừng trên cùng một địa bàn.

Vì vậy, cần có sự phối hợp tốt hoạt động, để thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ chung vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng và ngăn chặn các hành vi xâm hại tài nguyên rừng .

Một phần của tài liệu tác động của việc duy trì và bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân trong khu vực atk huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 125 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)