5. Kết cấu của luận văn
3.1.2. Mục tiêu
Phục hồi, tôn tạo cảnh quan rừng, cây xanh vùng ATK Định Hoá góp phần quan trọng vào việc bảo vệ cảnh quan quần thể di tích lịch sử quốc tgia Việt bắc. Bảo vệ sự đa dạng sinh học tài nguyên rừng, tăng cƣờng tác dụng phòng hộ môi trƣờng, đồng thời tăng khả năng cung cấp lâm sản cho nhu cầu tại chỗ và nguyên liệu cho công nghiệp, xây dựng.
Đề xuất đƣợc chính sách ƣu đãi để phát triển lâm nghiệp góp phần cùng với các ngành đầu tƣ phát triển toàn diện kinh tế, xã hội. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong khi vực ATK Định Hoá.
3.1.3. Định hướng bảo vệ phát triển rừng tại Định Hoá
Quy hoạch sử dụng đất đai chung:
Theo nghị quyết Đại hộ đại biểu Đảng bộ huyện Định Hoá lần thứ XXI (2005 - 2010).
Phục vụ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Định Hoá giai đoạn 2010 - 2020.
Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã thông qua của kỳ họp Hội đồng nhân dân huyện Định Hoá vừa qua.
Dựa vào thực tế điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hoá du lịch và sâu hơn là về lâm nghiệp.
Quy hoạch rừng đặc dụng cảnh quan, phòng hộ, sản xuất, công nông nghiệp phải phù hợp với định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng, đảm bảo hài hoà giữa mục tiêu bảo tồn, tôn tạo với mục tiêu phát triển.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhiệm vụ phát triển bền vững các loại rừng.
* Rừng đặc dụng:
Phạm vi ranh giới khu rừng quy hoạch bao gồm: Rừng trong khuôn viên và vùng liền kề với khuôn viên của 109 điểm di tích, có mối quan hệ trực tiếp tới cảnh quan di tích, vùng rừng tiếp giáp với Tân Trào, toàn bộ cảnh quan núi đá.
Chức năng: Bảo vệ cảnh quan ATK, nối liền với khu rừng văn hoá lịch sử Tân Trào, trong quần thể di tích Việt Bắc, bảo tồn sự đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen động thực vật quý hiếm vùng núi của tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang.
* Quy chế quản lý và sử dụng rừng đặc dụng cần đảm bảo:
Không thể giống nhƣ khu bảo tồn thiên nhiên, rừng đặc dụng Định Hoá là rừng cảnh quan - di tích lịch sử, đƣợc quy hoạch sau giao đất giao rừng, một phần thuộc “vƣờn rừng” thừa kế từ ông cha truyền lại. Nên Quy chế quản lý sử dụng có điểm khác mà đặc thù vốn có của nó cần phải điều chỉnh phù hợp - hợp lý. Tuỳ theo quy mo, đặc điểm địa hình và quỹ đất của twngf điểm di tích mà có các giải pháp quản lý sử dụng rừng, đất rừng cho hài hoà về mặt cảnh quan, tăng giá trị sử dụng đất, thuận tiện về mọi mặt quản lý và lợi ích giữa chủ rừng với lợi ích Nhà nƣớc đƣợc phù hợp nhằm thúc đẩy hành vi chặt phá, đào bới, …
Rừng phòng hộ:
Phạm vi: Phân khu cảnh quan rừng phòng hộ gồm vùng đầu nguồn các sông suối có độ dốc lớn, lƣu vực nơi có hồ chứa nƣớc và chống nguy cơ xói mòn.
Chức năng: Bảo vệ, phục hồi sinh thái, phòng hộ giữ nguồn nƣớc, chống xói mòn, điều hoà cung cấp nƣớc phục vụ sản xuất và sinh hoạt, bảo vệ tài nguyên động vật, thạc vật rừng, đa dạng sinh học, nguồn gen quý hiếm và cảnh quan hùng vĩ của núi rừng Chiến khu cách mạng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Quy chế quản lý sử dụng rừng phòng hộ ở ATK cần phải:
Đối với rừng tự nhiên, việc khai thác gỗ và lâm sản tuân theo quyết định 186/2006/QĐ - TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về quản lý rừng. Đƣợc khai thác tận thu, tận dụng gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Khi rừng đạt tiêu chuẩn về phòng hộ đƣợc khai thác gỗ (trừ loài quý hiếm) theo phƣơng thức chạt chọn, luôn phải đảm bảo độ tán che rừng sau khi khai thác lớn hơn 0,6.
Đối với rừng trồng thực hiện theo quyết định 1053/LN-SDR ngày 23/8/2006 của Cục lâm nghiệp: Khi khép tán đƣợc phép khai thác các cây phù trợ nhƣng vẫn đảm bảo sau khi khai thác các cây phù trợ nhƣng vẫn phải đảm bảo cho cây trồng chính còn lại600 cây/ha, độ tán che > 0,6 sau khi khai thác. Rừng phòng hộ đạt tiêu chuẩn về phòng hộ đƣợc khai thác chọn tỷ mỷ với cƣờng độ 20%, độ cho 0,6 sau khi khai thác chọn hoặc nếu chặt trắng theo đám, băng thì diện tích khai thác 1,0 ha/tổng 2ha đối với khu phòng hộ xung yếu 0,5% tổng 2 ha diện tích phòng hộ chủ rừng tự đầu tƣ.
Nếu là rừng phòng hộ do Nhà nƣớc đầu tƣ thì diện tích khai thác không quá1/10 diện tích khi rừng thành thục và phải trồng lại ngay sau khai thác thời hạn không quá 1 năm. Từng loài cây trồng Ban quản lý rừng ATK quy định luận kỳ khai thác.
Ngoài ra chủ rừng đƣợc phép tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, đƣợc trồng xen cây dƣợc liệu dƣới tán, chăn nuôi động vật dƣới tán (đƣợc sử dụng 5% quỹ đất để thực hiện trồng cây, con ngắn ngày phục vụ bảo vệ rừng).
Rừng sản xuất:
Phạm vi: Gồm diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp ngoài rừng đặc dụng và phòng hộ.
Chức năng: SXKD rừng bền vững, nâng cao chất lƣợng giá trị cây trồng, đảm bảo khả năng lợi dụng rừng và đất rừng có hiệu quả cao nhất. Tăng vẻ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đẹp cảnh quan môi trƣờng và góp phần phát triển ngành du lịch cũng nhƣ kinh tế xã hội địa phƣơng.
* Quy chế sử dụng rừng: Theo quy chế của Nhà nƣớc hiện hành.
3.2. Giải pháp phát triển tài nguyên rừng
3.2.1. Nhóm giải pháp về kinh tế.
Hỗ trợ kinh tế
Với định mức hỗ trợ cho ngƣời dân tham gia chăm sóc, bảo vệ rừng nhƣ hiện nay còn là quá thấp, theo nhƣ kết quả tính toán của đề tài mức thu nhập/hộ của các hộ không tham gia quản lý rừng chênh lệch cao hơn so với các hộ có tham gia quản lý rừng gần 2 lần hộ. Trong khi diện tích đất lâm nghiệp của các hộ khu vực quản lý rừng gấp hơn 5 lần so với các hộ khác. Nhƣ vậy định mức hỗ trợ hiện nay cũng cần phải có những tỷ lệ tƣơng ứng tức là mức hỗ trợ phải gấp 10 lần nhƣ hiện nay tƣơng đƣơng với 1 triệu đồng/ha/năm mới có thể đáp ứng đƣợc một phần mong đợi và khuyến khích ngƣời dân tham gia chăm sóc, bảo vệ rừng.
Để có thể triển khai với mức hỗ trợ lớn nhƣ vậy đạt đƣợc kết quả cao không nên triển khai cùng một lúc trên diện rộng mà cần tiến hành theo hình thức cuốn chiếu từng khu vực nhỏ sau khi rừng phục hồi và phát triển tốt, ý thức ngƣời dân nâng lên đảm bảo có thể duy trì và quản lý tốt và bền vững rồi chuyển giao cho các chƣơng trình hỗ trợ khác nhƣ chƣơng trình cấp chứng chỉ rừng để tiếp tục lại áp dụng cho các khu vực khác. Nhƣ vậy việc triển khai đến đâu đảm bảo thu đƣợc kết quả đến đó.
Hỗ trợ vốn để phát triển ngành nghề, tăng thu nhập, giảm thời gian nông nhàn, giảm áp lực vào rừng:
Hỗ trợ vốn để phát triển một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đang có tiềm năng ở địa phƣơng nhƣ gây trồng và chế biến dƣợc liệu, song mây, dệt thổ cẩm, nuôi ong, chế biến nông sản...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Việc phát triển những ngành nghề phụ nhằm giúp ngƣời dân phát triển kinh tế và ổn định xã hội ở địa phƣơng nhƣng không gâp sức ép lên các nguồn lực tự nhiên của khu vực.
Hỗ trợ vốn để phát triển cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao và có thể thâm canh sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế. Đa số các hộ gia đình ở đây đều thiếu vốn để đầu tƣ cho sản xuất nông, lâm nghiệp. Nhiều hộ gia đình có lao động, có nguyện vọng phát triển những cây trồng, vật nuôi hiệu quả kinh tế cao nhƣ phát triển trồng cây công nghiệp và chăn nuôi. Đây là những thế mạnh và cũng là hoạt động sản xuất có khả năng cho hiệu quả cao, sớm và ổn định.
Cần tổ chức các mô hình phát triển kinh tế với những cây trồng và vật nuôi có hiệu qủa kinh tế cao để làm điển hình nhân rộng do tâm lý của ngƣời dân là mắt thấy, tai nghe. Bên cạnh đó cần có đội ngũ cán bộ tƣ vấn chuyên môn và kinh tế giúp các hộ trong sản xuất, hạch toán.
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng:
Đặc biệt là hệ thống giao thông đến các bản, làng, hệ thống trƣờng học và mạng lƣới điện đƣợc xác định là một trong những giải pháp quan trọng nâng cao dân trí, tăng cƣờng trao đổi kinh tế, văn hóa, nhờ đó nâng cao đƣợc năng lực quản lý các nguồn tài nguyên, trong đó có quản lý bảo vệ và phát triển rừng.
Ngoài ra, việc phát triển hệ thống đƣờng giao thông đến các bản góp phần thu hút các thƣơng nhân cũng nhƣ làm tăng giá trị hàng hóa của các sản phẩm mà ngƣời dân làm ra. Giải pháp này mang tính lâu dài và không chỉ tác động đến quản lý rừng mà còn tác động đến các khía cạnh khác của đời sống kinh tế xã hội trên địa bàn khu vực nhƣ phát triển du lịch tăng thu nhập cho hộ và gián tiếp giúp quản lý rừng của các hộ khu vực gần rừng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tập trung phát triển sản xuất kinh doanh lâm sản, mở rộng thị trường:
Đặc biệt quan tâm đến phát triển lâm sản ngoài gỗ vì chỉ với loại lâm sản này mới đem lại hiệu quả kinh tế cao cho vùng cao, vùng sâu, vùng xa từ đó tạo ra sức hấp dẫn kinh tế cho cộng đồng tham gia vào bảo vệ và phát triển rừng.
Đầu tƣ để kinh doanh lâm nghiệp tổng hợp gồm cả gỗ, lâm sản ngoài gỗ cũng nhƣ phát triển chế biến lâm sản để nâng cao hiệu quả kinh tế của kinh doanh rừng, tạo ra sức hấp dẫn kinh tế cho cộng đồng tham gia vào bảo vệ và phát triển rừng.
Hiện nay trên địa bàn huyện có nhiều cơ sở chế biến lâm sản tuy nhiên các cơ sở này mang tính chất sản xuất công nghiệp còn đối với các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày về gỗ hầu nhƣ vẫn sử dụng nguyên liệu gỗ thịt do vậy không tận dụng triệt để các sản phẩm gỗ từ rừng gây lãng phí và ảnh hƣởng đến rừng. Cần có những chế tài và quy định từ tất cả các cấp ngành trong việc khuyến khích và hỗ trợ phát triển các cơ sở chế biến lâm sản nhƣ gỗ ép, ván ép... để tận dụng và sử dụng các sản phẩm gỗ từ rừng tránh khai thác nhiều. Đầu tư phát triển thêm những diện tích rừng có giá trị kinh tế và sinh thái cao ở đất chưa sử dụng:
Theo quy hoạch phát triển rừng trên địa bàn huyện cần đầu tƣ để phục hồi rừng trên những diện tích chƣa sử dụng đây là một trong những biện pháp vừa nâng cao thu nhập của ngƣời dân vừa phát triển rừng.
Để triển khai trồng rừng trong khu vực này ta lên áp dụng các kinh nghiệm của các nƣớc khác trong khu vực nhƣ Thái Lan họ đầu tiên sử dụng các cây lâm nghiệp dễ trồng để trồng trƣớc sau đó tự nhiên sẽ phát triển hệ thống các cây lâm nghiệp khác.
Để triển khai thành công giải pháp này cần nâng định mức hỗ trợ trồng mới và chăm sóc bảo bệ rừng nhƣ đã trình bày trong giải pháp thứ nhất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trú trọng đầu tư cho phát triển các hoạt động lồng ghép được mục tiêu bảo tồn rừng với mục tiêu phát triển kinh tế:
Cần đầu tƣ cho khai thác những tiềm năng du lịch sinh thái dựa vào các sinh cảnh của khu vực rừng ATK. Nếu quản lý tốt chúng sẽ tạo ra những nguồn thu đáng kể để cải thiện đời sống ngƣời dân và đầu tƣ trở lại cho công tác phát triển thêm rừng.
Đi đôi với phát triển du lịch các dịch vụ khác nhƣ sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, đặc sản của khu vực nhƣ chè, gạo ... làm quả lƣu niệm cho khách du lịch cũng nhƣ các sản phẩm tiêu dùng khác và sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ nhà hàng và khách sạn... cũng sẽ phát triển theo đây là cơ hội cho ngƣời dân tăng thu nhập ổn định và không tác động tiêu cực đến rừng, đặc biệt khi ngƣời dân thấy đƣợc vai trò của rừng đã mang lại thông qua hoạt động du lich sinh thái họ sẽ tự nguyện và có trách nhiệm tự quản vốn rừng của mình.
Đầu tư phát triển thị trường lâm sản:
Thị trƣờng lâm sản địa phƣơng hiện tại chƣa phát triển, đặc biệt là các lâm sản ngoài gỗ nhƣ các loại dƣợc liệu, song, mây, dầu, nhựa. Phần lớn những lâm sản có giá cả không ổn định, một phần do số lƣợng ít không hình thành đƣợc thị trƣờng, một phần khác do thiếu thông tin về thị trƣờng.
Điều này không khuyến khích ngƣời dân hƣớng vào sản xuất và kinh doanh lâm sản đặc biệt là lâm sản ngoài gỗ và nhƣ vậy họ chƣa có ý thức phát triển sản xuất lâm nghiệp mà chỉ mang nặng ý thức hái lƣợm, đƣợc đâu hay đó chứ chƣa có ý thức phát triển thành nghề một cách bền vững. Đầu tƣ phát triển thị trƣờng lâm sản vừa góp phần làm tăng thu nhập kinh tế, vừa lôi cuốn đƣợc ngƣời dân vào bảo vệ và phát triển rừng.
3.2.2. Nhóm giải pháp xã hội.
Tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức về giá trị kinh tế, sinh thái của rừng, khích lệ người dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Cho đến nay trong nhận thức của phần lớn ngƣời dân thì rừng đƣợc coi nhƣ kho tài nguyên. Ngƣời ta không nghĩ rằng, với tính chất của tài nguyên tái tạo, rừng thực sự là một tƣ liệu sản suất vô cùng quý giá, là nhà máy khổng lồ sản xuất liên tục các loại lâm sản khác nhau.
Tăng cƣờng tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức của ngƣời dân về giá trị kinh tế, sinh thái to lớn của rừng và khả năng phục hồi những giá trị đó cho phát triển kinh tế xã hội là một trong những giải pháp xã hội để lôi cuốn ngƣời dân vào hoạt động bảo vệ và phát triển rừng.
Để thực hiện hoạt động tuyên truyền này cần tranh thủ tất cả các hội nhƣ Nông dân, phụ nữ, thanh niên, ngoài ra cần tổ chức tuyên truyền trên tất cả các kênh song đối với địa bàn huyện kênh thông tin quan trong và hữu ích là thông qua lãnh đạo thôn và xã.
Thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp:
Hiện nay diện tích rừng cũng nhƣ diện tích đất dành cho phát triển lâm nghiệp nói chung thƣờng bị xâm lấn để chuyển thành các loại đất khác nhƣ đất ở, đất canh tác nông nghiệp do hiệu quả kinh tế mang lại.
Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất ổn định kết hợp với giao đất, giao rừng triệt để sẽ làm cho mọi diện tích đất lâm nghiệp đều có chủ cụ thể. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho ngƣời dân cũng nhƣ cộng đồng tham gia vào bảo vệ và phát triển rừng.
Cần giao cho bộ phận kiểm lâm và phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn của huyện thống kê lại những diện tích đất rừng chƣa giao cụ thể, từ đó xây dựng kế hoạch và quy hoạch giao đất, giao rừng.