Giám sát cái gì?

Một phần của tài liệu Quản lý đa dạng sinh học phát triển bền vững trong công nghiệp mỏ (Trang 66 - 67)

THÔNG ĐIỆP THeN CHốT

5.3Giám sát cái gì?

Giám sát đa dạng sinh học rất phức tạp, các cấp độ đa dạng sinh học (di truyền, loài và hệ sinh thái) và sự đa dạng phong phú trong mỗi cấp độ làm cho việc giám sát mọi khía cạnh của đa dạng sinh học là không thể. Chính vì vậy, những quyết định được đưa ra cần phải tính tới những vấn đề cốt yếu có thể có liên quan tới quản lý đa dạng sinh học, bao gồm cả những mối quan tâm của các bên liên quan. Việc giám sát sẽ có khác biệt đáng kể đối với những dự án khai mỏ khác nhau, tùy thuộc vào những nhân tố như địa điểm, qui mô, thời điểm và khoảng thời gian hoạt dộng, và đương nhiên, cả những giá trị đa dạng sinh học hiện tại.

Hai khía cạnh chủ chốt yêu cầu cần có sự xem xét về mặt qui mô và chỉ số.

1. Qui mô của việc giám sát dựa trên qui mô của tác động. Điều này sẽ quyết định liệu những phương pháp như giám sát từ xa trên qui mô rộng hoặc giám sát chi tiết trên các ô tiêu chuẩn là thích hợp.

2. Chỉ số là những thông số cần được giám sát và sử dụng để đánh giá những khía cạnh chủ chốt về mức độ tác động và phục hồi của hệ sinh thái. Việc giám sát một loạt những chỉ số được lựa chọn kỹ lưỡng sẽ cung cấp cho những công ty khai mỏ và các bên liên quan khác những thông tin cần thiết để đánh giá tác động, tình hình phục hồi và tính bền vững.

Hoạt động giám sát cần phải ghi lại kiểu loài hiện có, nơi chúng xuất hiện (liên quan tới loại hình đất, đất và loại thảm thực vật), tình trạng phong phú hay khan hiếm và những biến đổi qua thời gian. Những biến đổi này có thể là những sự kiện tự nhiên (chẳng hạn như cháy hoặc hạn hán), hoặc hoạt động của con người, bao gồm cả những tác động liên quan hoặc không liên quan tới khai mỏ.

Trong những thập kỷ gần đây, mục đích của việc giám sát đã chuyển từ đơn giản chỉ là xác định những giá trị sinh học trong một địa điểm cụ thể sang việc đánh giá rộng hơn những giá trị này trong mối liên hệ với những nhân tố tác động tới chúng, và cả những quá trình vận hành của các hệ sinh thái chủ chốt. Các số liệu thu thập được cần thuận lợi cho việc xác định ban đầu về các giá trị và các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chúng, để có thể tối ưu hoá công việc quản lý. Đối với bất kì việc giám sát nào, các kĩ thuật sử dụng cần phải được tiêu chuẩn hoá theo thời gian và theo các khu vực giám sát cụ thể để có được sự đánh giá hiệu quả về các tác động, thực tiễn quản lý và phục hồi.

Những tác động thứ cấp cũng có thể xảy ra khi những khu mỏ được khai thác tại những nơi hầu như chưa bị con người xáo trộn. Những tác động này có thể bao gồm những biến đổi trong hoạt động chăn thả, kiếm gỗ, săn bắn, đánh cá, sự xuất hiện của thú nuôi, tai nạn trên đường đối với những loài bản địa, và những xáo trộn từ việc sử dụng xe ôtô phục vụ du lịch khám phá. Chương trình giám sát cần được thiết kế sao cho có thể đánh giá được phạm vi của tác động và hiệu quả của kĩ thuật quản lý.

Những khía cạnh cụ thể của giám sát đa dạng sinh học sẽ được bàn luận trong những tiểu mục dưới đây. Phần tham khảo những thông tin chi tiết hơn về thiết kế giám sát được liệt kê trong mục tham khảo và các phụ lục.

Một phần của tài liệu Quản lý đa dạng sinh học phát triển bền vững trong công nghiệp mỏ (Trang 66 - 67)