Quản lý đất toàn diện

Một phần của tài liệu Quản lý đa dạng sinh học phát triển bền vững trong công nghiệp mỏ (Trang 39)

THÔNG ĐIỆP CHíNH

4.1 Quản lý đất toàn diện

Quản lý đất toàn diện bao gồm việc tích hợp khu vực khai thác mỏ vào một sinh cảnh rộng lớn hơn. Ngược lại với việc chỉ thường tập trung vào các tác động tại chỗ, trực tiếp của các hoạt động, quản lý đất toàn diện tuy cũng nhấn mạnh đến việc quản lý khu vực đất cho thuê song không trực tiếp bị các hoạt động khai thác hay chế biến mỏ tác động.

Các giá trị đa dạng sinh học vượt ra ngoài những ranh giới do chính con người quy định, ví như việc thuê đất khai thác mỏ, trữ lượng bảo tồn. Những ví dụ về các giá trị đa dạng sinh học có thể trùng với các ranh giới bao gồm:

nguồn nước

hành lang nối các khu vực có thảm thực vật còn sót lại các loại đất phù hợp các quần xã thực vật đặc thù

phạm vi cư trú của các loài động vật cũng như các loài di cư.

Do đó, cần thiết phải có cách nhìn nhận tổng thể khi tiến hành quản lý đa dạng sinh học. Nếu có thể, khu vực mỏ nên có liên lạc với những chủ sở hữu đất và các cộng đồng lân cận để xác định các giá trị bảo tồn. Từ đó có thể xây dựng được các biện pháp giảm thiểu tác động có hiệu quả về mặt chi phí. Việc phục hồi các giá trị chịu tác động từ sự suy thoái trước đó hoặc do những tác động không thể tránh khỏi của quá trình khai thác mỏ cũng cần xem xét khi thấy cần thiết. Những công ty với phương thức hàng đầu đều đang áp dụng cách tiếp cận này như là một phần trong kế hoạch thuê toàn bộ của mình, và trong một số trường hợp, đó còn là kế hoạch vùng trong quản lý đa dạng sinh học.

Thường có cơ hội tích hợp các hoạt động quản lý bảo tồn trong việc thuê đất để khai thác mỏ với các hoạt động khác của địa phương và khu vực. Có thể đơn cử các ví dụ như Kế hoạch Sơ thảo Thung lũng New South Wales (Bộ Tài nguyên mỏ của NSW 1999), Nghiên cứu Quản lý Nguồn nước (Hunter Catchment Trust 2003).

Thông thường, chính phủ sẽ yêu cầu xây dựng quy hoạch cấp độ cảnh quan gắn liền với việc xem xét chu đáo chế độ quản lý các loài bị đe doa. Đây là một yêu cầu để phê chuẩn dự án. Do đó việc xây dựng sự hợp tác với chính phủ có thể nâng cao tính hữu hiệu trong quản lý tại chỗ.

Cách tiếp cận cảnh quan mang tính toán diện trong quản lý đa dạng sinh học cũng có vai trò quan trọng tương tự khi quản lý các tác động gián tiếp ví như các loài động, thực vật có hại. Chi tiết được trình bày ở Phần 4.6. Việc xác định các tuyến di chuyển qua lại của các loài trong vùng cảnh quan và việc tập trung nỗ lực vào việc ngăn cản quá trình tái xâm lấn sẽ giúp nâng cao hiệu quả các nỗ lực kiểm soát và giảm được chi phí kiểm soát.

Một phần của tài liệu Quản lý đa dạng sinh học phát triển bền vững trong công nghiệp mỏ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)