NGHIêN CứU TìNH HUốNG: Quản lý các loài quan trọng để thay cho việc bảo vệ hệ sinh thái – một loài cá rô nước ngọt nhỏ
4.5.4 Quản lý tác động đến thảm thực vật thủy sinh, ven sông và thảm thực vật phụ thuộc vào nước ngầm
thuộc vào nước ngầm
Ánh sáng là một yêu cầu thiết yếu đối với thảm thực vật thủy sinh. Hoạt động khai thác mỏ có thể vừa làm giảm vừa làm tăng lượng ánh sáng đến các hệ sinh thái dưới nước. Thông thường, ánh sáng giảm do độ đục của nước tăng lên. Ánh sáng có thể được tăng cường thông qua việc thay đổi đặc điểm bờ sông hoặc di chuyển thảm thực vật dưới nước. Bất kỳ một thay đổi nào về chế độ ánh sáng trong hệ sinh thái thủy sinh đều có thể gây tác động đến sức ép chọn lọc của khu hệ thực vật và có thể làm thay đổi tính đa dạng sinh học của hệ thực vật tại chỗ. Ánh sáng tăng lên có thể giúp cho tảo sinh sôi mạnh mẽ (nếu điều kiện dinh dưỡng cho phép) hoặc có thể làm gia tăng tốc độ sinh trưởng của thực vật bậc cao trên mức tự nhiên, trong khi đó độ đục của nước tăng lên có thể kìm hãm sự sinh trưởng của một số loài, song có lợi cho những loài thích nghi với cường độ ánh sáng thấp. Thay đổi có thể dẫn đến sự suy giảm về đa dạng sinh học bằng việc tạo thuận lợi cho tiểu quần thể các loài tại chỗ hoặc có thể đào thải một tiểu quần thể của loài.
Thay đổi về tính đa dạng sinh học và cấu trúc của các nhóm thực vật trong hệ sinh thái thủy sinh cũng sẽ có tác động đến cấu trúc môi trường sống và mạng lưới thức ăn. Thực vật thủy sinh tạo ra cả môi trường sống và nguồn thức ăn cho nhiều loài động vật thủy sinh, nên do đó chúng là những yếu tố quyết định cơ bản về cấu trúc và tính linh động của hệ sinh thái trên nhiều phương diện.
Vì những lẽ đó nên phương thức hàng đầu yêu cầu các công ty khai thác mỏ phải có những biện pháp để hiểu và quản lý mọi tác động mà hoạt động khai thác của mình có thể gây ra cho thảm thực vật dưới nước. Nhiều quần xã thực vật phụ thuộc vào điều kiện thủy văn và chất lượng nước của các sông, suối, ao hồ, và nước ngầm. Chúng bao gồm:
các loài thủy sinh chỉ sinh trưởng trong nước (ví dụ loài Potamageton spp.)
các loài ven sông như cây bấc, cây lách và cây bụi và những loài cây sinh trưởng gần các nguồn nước (phổ biến là loài tràm Melaleuca spp., hay một loài bạch đàn có tên Eucalytus camaldulensis - River Red Gum)
thực vật ưa nước ngầm, là những loài thực vật phụ thuộc vào nước ngầm (ví dụ Coolibah E.victrix cùng nhiều loài khác).
Các loài thực vật ưa nước ngầm hiện nay được xem là một bộ phận của các hệ sinh thái phụ thuộc nước ngầm.
Những thay đổi trong điều kiện thủy văn và chất lượng nước đều có thể tác động đến các quần xã thực vật và các loài thực vật này. Ví dụ như:
bơm hút nước trong mỏ vào các kênh lạch hiện có, khi lưu lượng nước tăng lên sẽ sinh ra nhiều tác động đối với các loài thực vật sinh sống ven sông như các cây cối gần đó
rút nước và xả nước ngầm nhiễm mặn có thể tác động đến các loài thực vật ven sông và các loài sinh sống gần các kênh lạch
điều chỉnh hướng chảy hoặc ngăn dòng chảy của suối, hay sử dụng nước phục vụ cho các hoạt động ở mỏ cũng sẽ làm giảm lưu lượng nước và có thể dẫn đến nhiều tác động đến thực vật như nói ở trên
các hoạt động rút nước ở mỏ làm giảm độ cao của nước ngầm, tác động tới các loài thực vật ưa nước ngầm
những thay đổi trong điều kiện thủy văn của nước ngầm và các chu kỳ thủy văn liên quan, do những thay đổi về địa mạo gây ra từ các hoạt động khai thác mỏ, cũng có thể tác động đến các loài thực vật ưa nước ngầm có các điều kiện cụ thể
bồi lắng bùn do quá trình xói mòn sinh ra do các hoạt động khai thác mỏ, tác động đến sức khỏe của thảm thực vật ở những khu vực có bùn bồi lắng
những thay đổi trong chất lượng nước, bao gồm sự lắng đọng kim loại ngày càng tăng và việc thoát nước axit từ đá (ARD) sẽ ảnh hưởng đến các loài thực vật sinh sống ven sông và ưa nước ngầm
những cơ sở cất giữ phế thải có thể làm thay đổi cục bộ điều kiện thủy văn hoặc, nếu việc khắc phục không hiệu quả, có thể làm thay đổi chất lượng nước ngầm và có tác động đến thực vật gián đoạn dòng chảy bề mặt từ việc xây dựng các cơ sở hạ tầng.
Những ví dụ nêu trên chứng tỏ rằng những thay đổi do các hoạt động khai thác mỏ gây ra đối với điều kiện thủy văn và chất lượng nước đều có thể đưa đến nhiều tác động đối với thảm thực vật. Chúng có thể bao hàm những thay đổi về mức độ phong phú tương đối và sự phân bố loài, sự thay đổi các quần xã thực vật, khả năng bị cỏ dại lấn chiếm tăng lên và những tác động đến sức khỏe thực vật cùng sự diệt vong của một số loài.
Việc tiên đoán khả năng và mức độ tác động đối với các thảm thực vật ưa nước ngầm, ven sông và dưới nước do các hoạt động khai thác mỏ và các cơ sở hạ tầng có liên quan có thể là những thách thức. Ví dụ, thường mức độ phụ thuộc của các quần xã và các loài thực vật đối với nước ngầm là không rõ ràng nên cũng khó xác định được cụ thể những tác động sinh ra từ những thay đổi cụ thể trong nước ngầm. Những thay đổi trong nước ngầm có thể tự chúng cho thấy rất khó để tiên liệu theo thời gian và không gian. Trong một số trường hợp, việc tiên đoán yêu cầu có nghiên cứu chi tiết về cân bằng nước. Những thay đổi trong thảm thực vật ven sông thường xuất hiện do biến đổi tự nhiên trong kiểu dòng chảy và chu kỳ khô, ướt của hồ. Do đó, việc phân biệt được những thay đổi do những tác động gián tiếp và những thay đổi do tác động trực tiếp của các hoạt động ở khu vực khai thác mỏ sinh ra có thể sẽ rất khó.
Quan trọng là các mỏ cần xem xét khả năng biến đổi về điều kiện thủy văn hoặc chất lượng nước từ hoạt động của mình mà có thể có tác động đến các loài thực vật dưới nước, ven sông hoặc ưa nước ngầm, ngay trong thời kỳ lập kế hoạch khai thác mỏ. Cần xây dựng và triển khai các chương trình quản lý và nghiên cứu sao cho nhận biết được và hiểu được mức độ và chi tiết mọi tác động. Cần xây dựng các chương trình quản lý nhằm kiểm soát mọi tác động, căn cứ trên các kết quả kiểm tra và nghiên cứu.