Xây dựng quan hệ đối tác cộng đồng

Một phần của tài liệu Quản lý đa dạng sinh học phát triển bền vững trong công nghiệp mỏ (Trang 42 - 43)

THÔNG ĐIỆP CHíNH

4.4 Xây dựng quan hệ đối tác cộng đồng

Một chương trình lôi kéo sự tham gia của cộng đồng toàn diện là một hợp phần quan trọng trong các hoạt động khái thác mỏ và chế biến khoáng sản hiện đại, đồng thời để duy trì và tăng cường giấy phép hoạt động xã hội của chính ngành này. Bên cạnh việc chứng giám và hỗ trợ cho việc quản lý đa dạng sinh học tại chỗ thì các nhóm cộng đồng có thể là một nguồn lực quý giá đối với ngành công nghiệp khái thác mỏ. Nhất là cộng đồng bản địa, họ có thể cung cấp các thông tin và kiến thức truyền thống về tầm quan trọng của đa dạng sinh học đối với mặt tinh thần, xã hội và sinh thái trong vùng.

Có nhiều công ty khai thác mỏ đã xây dựng mối liên hệ đang ngày càng phát triển với các chủ đất truyền thống ở những khu vực mình hoạt động. Những cộng đồng bản địa trong phạm vi khu vực khai thác mỏ đều tham gia vào việc xác định và đánh giá các giá trị đa dạng sinh học. Những cộng đồng bản địa đó vẫn tiếp tục sử dụng các giá trị đa dang sinh học ở cả hệ sinh thái trên cạn và vùng biển thông qua hoạt động săn bắn, tìm kiếm thức ăn, các hoạt động giải trí và các lễ hội văn hóa.

Một loạt các chiến lược được xây dựng để gia tăng tối đa nỗ lực bảo vệ các thành phần chủ chốt của môi trường đã phát triển từ các mối quan hệ giữa các cộng đồng bản địa và các công ty khai thác mỏ. Nhiều phương pháp để tăng cường và cải thiện các kỹ thuật phục hồi có sự tham vấn với những người dân địa phương và nhà nghiên cứu cũng đã được xây dựng. Những kiến thức đóng góp của người dân bản địa bao gồm:

xác định và xây dựng tài liệu về ý nghĩa văn hóa, sinh kế, y học và thực phẩm của các loài bản địa tham gia vào việc xác định, đánh giá các giá trị đa dạng sinh học ở các cấp độ khác nhau (săn

bắn và tìm kiếm thực phẩm, các hoạt động giải trí và truyền thống, các lễ hội văn hóa) xác định các giá trị đa dạng sinh học khi triển khai các hoạt động khai thác

xác định sự phong phú của các loài và tỷ lệ của nó trong khu vực một cách thích hợp để giúp cho công tác khôi phục đạt hiệu quả.

Hướng dẫn cụ thể về cách hợp tác với các cộng đồng bản địa và các cộng đồng khác được trình bày trong các tài liệu Các phương thức hàng đầu của ngành khai thác mỏ– Cuốn sổ tay Hướng dẫn Sự tham gia và Phát triển của Cộng đồng và Làm việc với các Cộng đồng bản địa.

Triển khai và giám sát việc lập kế hoạch môi trường cần được nhìn nhận không chỉ là một dạng mệnh lệnh được quy định. Cộng đồng địa phương là một nguồn lực quan trọng để xây dựng và thực hiện các công việc phục hồi và bù đắp. Điều này đặc biệt đúng khi các cộng đồng bản địa duy trì được cơ sở kiến thức truyền thống của mình cùng mối liên hệ với đất đai. Điều quan trọng là các công ty tập trung vào việc tái tạo và khôi phục sinh cảnh như là một phần trong hoạt động bù đắp để hiểu được những mối tương tác sinh thái đặc trưng cho khu vực trước khi có các hoạt động gây xáo trộn. Nếu không có hiểu biết này, công việc lập kế hoạch có thể sẽ bỏ sót nhiều bộ phận chủ chốt của hệ sinh thái, gây hại tới khả năng phục hồi hoặc khả năng bù đắp cho các khu vực được thiết lập hoặc khu vực để tự bền vững.

Hoạt động của các công ty với phương thức hàng đầu còn vượt trên sự tham vấn về xây dựng mối quan hệ có lợi cho cả hai bên với các cộng đồng địa phương để phục hồi và khôi phục môi trường. Tính minh bạch và sự cởi mở của các chính sách, các hệ thống và kết quả quản lý về đa dạng sinh học là một khía cạnh quan trọng để xây dựng mối quan hệ tin cậy với các cộng đồng địa phương cùng các đối tác khác. Có thể thiết lập được các mối quan cùng có lợi giữa các bên về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Ví dụ, những cộng đồng địa phương có kỹ năng về việc thu lượm các hạt giống địa phương cùng nhiều dịch vụ khác.

Bên cạnh việc kết hợp với các cộng đồng địa phương, nhiều công ty cũng đang xây dựng mối quan hệ với các tổ chức bảo tồn phi chính phủ quốc gia và quốc tế. Những mối quan hệ như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp có thể xác định và giải quyết được các vấn đề cùng quan tâm. Với việc quan hệ với các tổ chức bảo tồn và môi trường phi chính phủ, ngành công nghiệp này có thể tiếp cận được các khả năng, kỹ thuật đặc biệt cùng với các mạng lưới hợp tác về các vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học. Từ góc độ tổ chức phi chính phủ, việc hợp tác không chỉ giúp tiếp cận với các nguồn tài chính mà còn giúp cho các tổ chức phi chính phủ cộng tác với ngành công nghiệp này trong các vấn đề chính về đa dạng sinh học. Ví dụ, trong 07 năm qua, Rio Tinto đã có được một chương trình hợp tác năng động và tích cực về đa dạng sinh học với các tổ chức như Tổ chức Bảo tồn chim Quốc tế, Tổ chức Bảo vệ Động Thực vật Quốc tế, và Dự án Ngân hàng Giống Thiên niên kỷ Vườn bách thảo Hoàng gia Kew. Ban đầu được hình thành nhằm giúp Rio Tinto phát triển chiến lược đa dạng sinh học riêng, nhưng giờ đây chương trình hợp tác đó đang giữ một vài trò tiên phong trong việc xây dựng và cung cấp các chương trình đa dạng sinh học tại chỗ ở Úc và nhiều nơi khác.

NGHIêN CứU TìNH HUốNG: Hợp tác hữu hiệu thúc đẩy quá trình phục hồi hệ động vật đang bị đe dọa -

Một phần của tài liệu Quản lý đa dạng sinh học phát triển bền vững trong công nghiệp mỏ (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)