Sự khôi phục các loài “khó tính”

Một phần của tài liệu Quản lý đa dạng sinh học phát triển bền vững trong công nghiệp mỏ (Trang 59 - 60)

NGHIêN CứU TìNH HUốNG: Sử dụng phương pháp hun khói để phục hồi các loài bản địa ở Úc

4.7.4 Sự khôi phục các loài “khó tính”

Loài “khó tính” thường là những loài khó tái lập khi sử dụng các kỹ thuật gây trồng theo tiêu chuẩn. Không có phương pháp xử lý hạt giống hiệu quả, thì dường như tỷ lệ nảy mầm ít thành công. Phương án thay thế bằng cách sử dụng một lượng lớn hạt giống để bù đắp cho tỷ lệ nảy mầm thấp, nó có thể đem lại những kết quả sinh thái quan trọng cho các quần thể thực vật hoang dại nếu hạt được thu thập từ các cây hoang dại. Đôi khi phải dùng đến các giải pháp công nghệ sinh học cho quá trình khôi phục các loài thực vật khi các phương pháp sử dụng hạt giống, giâm cành hoặc chiết ghép đều cho kết quả thấp. Phương pháp phổ biến nhất được sử dụng là nuôi cấy mô có thể tạo ra hàng tá hay thậm chí hàng trăm mầm chồi vô tính. Các mầm này có thể được kích thích sinh rễ và sau đó được chuyển vào đất và được trồng ươm trong nhà kính trước khi đưa ra

ngoài trồng trong các chương trình phục hồi thực vật. Một phương pháp mới với tiềm năng tạo số lượng cây lớn phục vụ cho chương trình phục hồi là sử dụng một quá trình sản xuất phôi tổng hợp gọi là “Nhân phôi tế bào soma”. Phương pháp này có thể tạo ra đến 60.000 cây non từ chỉ một gam mô ban đầu, thường thì mô được tách chiết ra từ một hạt. Alcoa World Alumina Australia sử dụng rất nhiều các giải pháp công nghệ sinh học để sản xuất cây con phục vụ cho quá trình phục hồi một trong những phòng thí nghiệm nuôi cấy mô tư nhân lớn nhất trên thế giới về lĩnh vực nuôi cấy mô.

Một phần của tài liệu Quản lý đa dạng sinh học phát triển bền vững trong công nghiệp mỏ (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)