Vì sao phải giám sát?

Một phần của tài liệu Quản lý đa dạng sinh học phát triển bền vững trong công nghiệp mỏ (Trang 64 - 65)

THÔNG ĐIỆP THeN CHốT

5.1Vì sao phải giám sát?

Giám sát là một hợp phần quan trọng trong việc quản lý đa dạng sinh học với phương thức hàng đầu đối với bất kì hoạt động khai khoáng nào. Những chương trình giám sát đa dạng sinh học hiệu quả cần đạt được một số mục đích, cụ thể là:

hoàn thành mọi yêu cầu quy định và những cam kết khác được đưa ra quá trình đánh giá tác động môi trường (EIA) và được kể đến trong kế hoạch quản lý môi trường tiếp đó

được thực hiện như một bản liệt kê kiểm soát chất lượng để đảm bảo rằng những hoạt động quản lý môi trường diễn ra theo quy trình đã được nhất trí

cung cấp những dữ liệu tạm thời và liên tục cho công ty để đánh giá và quản lý những tác động đối với đa dạng sinh học, và từ đó đạt được sự cải thiện không ngừng. Cung cấp bao gồm cả những dữ liệu giám sát về hiện trạng môi trường (‘tình hình hiện giờ thế nào’), và những dữ liệu nghiên cứu liên quan so sánh với các phương pháp quản lý đa dạng sinh học (‘làm thế nào chúng ta cải tiến được?’)

đánh giá hiệu quả của các qui trình được thiết kế để giảm thiểu tác động đối với đa dạng sinh học, và tối đa hoá việc tái thiết những giá trị đa dạng sinh học, sau khi chấm dứt hoạt động (chẳng hạn đối với các cơ sở chế biến khoáng sản) và sự phục hồi/khôi phục của những khu vực bị thoái hoá (những khu vực bị khai mỏ, bị tác động hoặc chưa bị khai thác)

xác định nhu cầu nghiên cứu cho những vấn đề cụ thể (như đã lưu ý trong Mục 4) và cung cấp thông tin tương ứng

tạo điều kiện cho sự minh bạch và một cách tiếp cận mang tính hợp tác đối với quản lý đa dạng sinh học thông qua cung cấp thông tin cho các đối tượng và với mục đích quan hệ công chúng thông báo cho công ty và đối tượng chủ chốt liệu những mục tiêu đa dạng sinh học, các tiêu chí

và tiêu chuẩn hoàn thiện đi kèm có đang, hoặc sẽ đáp ứng được trong khung thời gian chấp nhận được như là một phần của kế hoạch đóng cửa khu mỏ tổng thể

kết hợp với những dự án nghiên cứu chủ đạo, cho phép công ty và đối tượng đánh giá được sự ổn định lâu dài của khu vực được phục hồi dưới chế độ quản lý đề xuất sau khai mỏ.

Các chương trình giám sát để đánh giá tác động lên đa dạng sinh học và sự phục hồi của đa dạng sinh học, cần được thiết kế sao cho đảm bảo chúng sẽ đáp ứng được những mục đích nêu trên, cũng như tính đến thực tiễn của việc giám sát, chi phí và sự an toàn. Những qui trình khuyến nghị để thiết kế những chương trình giám sát như vậy được trình bày trong Mục 5.3.

Một phần của tài liệu Quản lý đa dạng sinh học phát triển bền vững trong công nghiệp mỏ (Trang 64 - 65)