trong việc đóng cửa mỏ - Mỏ vàng Timbarra
Mỏ vàng Timbarra của Barrick Úc nằm ở phía Đông Tenterfield ở phía Bắc NSW. Mỏ này bắt đầu khai thác vào tháng 4 năm 1998 và được đặt dưới sự chăm sóc và bảo trì vào tháng 10 năm 1999. Kể từ đó, các hoạt động tập trung vào việc đóng cửa khu mỏ và những yêu cầu về khôi phục và giám sát có liên quan.
82 hecta bị xáo trộn trong thời gian vận hành mỏ gồm có hai hầm lò, một kho quặng nghèo, các kho chứa nước và nhà máy xử lý, một bãi ROM và các đoạn đường chuyên chở quặng. Nhằm mục đích phục hồi, những khu vực này đã được xử lý riêng rẽ.
Một tập hợp chọn lọc các loài bản địa, gồm những loài tầng mặt, tầng trung và tầng cao đã được trồng như một phần của chương trình khôi phục. Địa hình, ở những nơi có thể được, nên được phủ thực vật để làm cho hoà nhập với môi trường xung quanh.
Mục tiêu hàng đầu của việc tái tạo thảm thực vật là tái thiết lập phần lớn thảm thực vật mục tiêu tương thích với bảy quần xã thực vật tự nhiên đã có trong vùng bị xáo trộn. Các quần xã đó đại thể được chia thành ba loại mà quá trình phục hồi cần phải tái thiết lập theo điều khoản chung là rừng, đất có cây gỗ và vùng cây lau lách. Việc lựa chọn các loài đã tính đến sự xuất hiện của chúng trong ba loại này. Việc lựa chọn cũng tính đến các loài có ý nghĩa ở địa phương mà có khả năng đem lại:
môi trường sống và tài nguyên cho hệ động vật các loài chiếm ưu thế
giúp vào việc duy trì sự ổn định bề mặt; và
cung cấp hạt giống phù hợp hoặc vật liệu cây cho sự nhân giống.
Việc tạo lập môi trường sống cho các loài động vật quan trọng như Vẹt Mào đen, Chuột sông Hastings và Chuột túi Rufous Bettong là những vấn đề được cân nhắc nhiều khi thiết kế chương trình khôi phục. Những kế hoạch tạo lập môi trường sống mà xác định các vùng tạo lập môi trường sống dự kiến chạy xuyên qua công trình đã được xây dựng. Các bản vẽ phác thảo đã giúp vào việc thực hiện các cam kết chủ yếu đưa ra trong những tài liệu đánh giá môi trường ban đầu. Các bản vẽ phác thảo này bao gồm những vị trí tổng thể của các chương trình tạo lập môi trường sống như tái tạo thảm thực vật với các loài cây bản địa được lựa chọn, các đống đá và gỗ mới đốn, và tạo lập môi trường sống cho những loài có ý nghĩa như Chuột túi Rufous Bettong.
Môi trường sống thích hợp cho loài chuột túi Rufous Bettong điển hình là các khu rừng bạch đàn, rừng gỗ cứng ẩm ướt cho tới các vùng cây gỗ mọc thưa, khô, trên nền đất thấp, với tầng thấp phân tán hoặc tầng cỏ dưới tán. Các loài cỏ quyết thuộc tầng dưới tán gồm có Imperata cylindrica, Entolasia stricta, Austrostipa pubescens và Themeda australis đã được ghi nhận trong quá trình giám sát. Những khu vực nằm trong các vùng cây gỗ được chỉ định đã được chọn để gieo hạt tạo tầng cỏ quyết dưới tán cho các loài này. Người ta hy vọng rằng tầng thấp được đề xuất sẽ tạo nên môi trường sống cho loài chuột túi Rufous Bettong.
Phía trên: Hành lang môi trường sống, Mỏ vàng Timbarra
Việc bảo tồn và quản lý bền vững các giá trị đa dạng sinh học là một quá trình động và liên tục. Tiếp theo việc đóng cửa mỏ và chấm dứt hợp đồng cho thuê, mọi vùng đất và dòng nước vốn là mỏ bây giờ được phục hồi đều cần có sự quản lý và giám sát trong một thời gian nhất định. Vì thế, kế hoạch bàn giao ngừng khai thác và đóng cửa khu mỏ phải bao hàm các giải pháp khả thi cho công tác quản lý hậu đóng cửa và các vấn đề về theo dõi. Kế hoạch đó cần xác định rõ vai trò và trách nhiệm, và vạch ra những nguồn tài chính cho những chi phí quản lý sắp tới. Các quan hệ đối tác hiện tại hoặc mới có thể giúp bảo đảm tính bền vững của các giá trị đa dạng sinh học hiện có và được phục hồi. Có thể cần những sự báo trước để bảo đảm rằng chủ đất tiếp sau đó cam kết thực hiện quản lý bền vững đối với các giá trị môi trường, xã hội và kinh tế. Chẳng hạn, các kế hoạch phục hồi loài có thể mở rộng ra dài hơn vòng đời của mỏ. Việc xây dựng các tiêu chí hoàn thành để xác định xem liệu các mục đích đa dạng sinh học chủ yếu đã đạt được chưa sẽ được bàn ở Phần 5.
4.0 QUẢN LÝ TỔNG HỢP ĐA DẠNG SINH HỌC