Nghiên cứu nhằm mục đích cải thiện

Một phần của tài liệu Quản lý đa dạng sinh học phát triển bền vững trong công nghiệp mỏ (Trang 62 - 63)

NGHIêN CứU TìNH HUốNG: Sử dụng phương pháp hun khói để phục hồi các loài bản địa ở Úc

4.8 Nghiên cứu nhằm mục đích cải thiện

Bởi lẽ tất cả các mỏ và các môi trường mỏ có tính đặc trưng riêng, nên các dự án nghiên cứu được thiết kế tốt là một phần không thể thiếu của tất cả các chương trình quản lý đa dạng theo phương thức hàng đầu. Các qui trình được sử dụng để hạn chế tối đa những tác động lên các giá trị đa dạng sinh học và để tái thiết chúng sau khi bị tác động thường cần đến một số điều chỉnh đối với mỗi khu vực nhằm tối đa hóa tính hiệu quả.

Các chương trình nghiên cứu thường tập trung vào làm rõ các khía cạnh dưới đây của các quá trình trong hệ sinh thái:

các mối liên kết với đất

các đặc điểm của nguồn nước và chế độ thủy văn xây dựng các phương pháp giám sát hiệu quả các thay đổi về mặt diễn thế

sự tái thiết lại các giá trị đa dạng sinh học sau khi bị xáo trộn.

Cần có nghiên cứu thử để điều chỉnh hợp lý các phương pháp phục hồi đã từng được áp dụng hiệu quả ở những mỏ khác. Chúng cũng có thể cần để xây dựng các phương pháp phục hồi ở các địa điểm khó khăn. Các vấn đề được xác định thông qua chương trình kiểm tra có thể yêu cầu các dự án nghiên cứu phải duy trì tiêu chuẩn cao trong quản lý đa dạng sinh học và góp phần tiếp tục cải thiện-là một phần quan trọng của hệ thống quản lý môi trường EMS.

Cơ hội tồn tại cho việc kết hợp nghiên cứu mang tính đa ngành. Trong một vài trường hợp, chi phí và kỹ thuật của nghiên cứu trong công nghiệp khai thác mỏ có thể được chia sẻ với các lĩnh vực khác như: lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy lợi và các ngành công nghiệp khác có chương trình liên quan đến kiểm soát vấn đề ô nhiễm.

Cần tìm kiếm các cơ hội để kết hợp các chương trình nghiên cứu của các công ty khai thác mỏ với những chương trình của chính phủ, các viện nghiên cứu học thuật và các chuyên gia. Ví dụ: việc nghiên cứu quá trình tiến hành phục hồi hệ động thực vật thông thường sẽ đòi hỏi có sự tham gia của các chuyên gia kỹ thuật từ các viện nghiên cứu như: các trường đại học, các vườn thực vật, các bảo tàng, vườn bách thú, các chuyên gia tư vấn và CSIRO. Đồng thời cũng thường yêu cầu có mối liên hệ giữa các chương trình quản lý và nghiên cứu công ty khác nhau. Cũng như sự khôi phục lại hệ thực vật, những chương trình này có thể bao hàm cả việc mở mang đất, chu trình dinh dưỡng, sự kiểm soát động vật, sản xuất trong nông nghiệp và trồng cây lấy gỗ.

Một phần của tài liệu Quản lý đa dạng sinh học phát triển bền vững trong công nghiệp mỏ (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)