Hình thức thanh toán bằng thư tín dụng

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại SacomBank Chi nhánh Thủ Đức (Trang 25 - 84)

Cơ sở chấp nhận thẻ NHTM thanh toán thẻ (1) (5) (3) (6) (4) Chủ sở hữu thẻ NHTM phát hành thẻ (2)

Thư tín dụng (TTD) là một văn bản cam kết có điều kiện được ngân hàng mở theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán (người xin mở TTD). Theo đó ngân hàng thực hiện yêu cầu của người mở TTD để trả tiền hoặc uỷ quyền cho ngân hàng khác trả tiền ngay theo lệnh của người thụ hưởng khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với điều kiện thanh toán của TTD .

Điều kiện: TTD dùng để thanh toán tiền hàng trong điều kiện bên bán đòi hỏi bên mua phải có đủ tiền để chi trả khi đến hạn thanh toán đã thoả thuận và phù hợp với số tiền hàng đã giao theo hợp đồng hoặc đơn đặt hàng đã ký.

Quy trình thanh toán của TTD

Sơ đồ 1.6: Quy trình thanh toán của TTD

(1) Người nhập khẩu dựa vào hợp đồng thương mại đã ký với người xuất khẩu để làm thủ tục xin mở TTD tại ngân hàng phục vụ mình (ngân hàng mở TTD) cho người xuất khẩu hưởng.

(2) Theo yêu cầu của người nhập khẩu, ngân hàng phục vụ người nhập khẩu mở một TTD cho người xuất khẩu hưởng. Ngân hàng này chuyển bản chính TTD cho người xuất khẩu thông báo qua ngân hàng nước xuất khẩu (ngân hàng thông báo). Ngân hàng mở TTD Người nhập khẩu (2) (1) (4) Ngân hàng thông báo

TTD

Người xuất khẩu

(3) (6) (6) (5) (7) (8) (5)

(3) Ngân hàng xuất khẩu xác định nhận TTD bằng văn bản và gửi bản chính TTD cho người xuất khẩu.

(4) Căn cứ vào TTD nhận được, nếu thấy phù hợp thì người xuất khẩu thực hiện hợp đồng thương mại cho người nhập khẩu; nếu không thì người xuất khẩu yêu cầu người nhập khẩu sửa đổi hoặc bổ sung lại TTD.

(5) Ngay sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo đúng yêu cầu của TTD xuất trình thông qua ngân hàng thông báo cho ngân hàng mở TTD xin thanh toán.

(6) Sau khi nhận được bộ chứng từ, ngân hàng mở TTD kiểm tra kỹ các chứng từ đó, nếu thấy phù hợp thì thanh toán tiền cho bộ chứng từ đó.

( 7) Ngân hàng mở TTD giao lại bộ chứng từ thanh toán cho người nhập khẩu và yêu cầu thanh toán bồi hoàn.

( 8) Người nhập khẩu kiểm tra toàn bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với những điều quy định của TTD thì hoàn trả tiền cho ngân hàng mở TTD.

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HAØNG SACOMBANK CHI NHÁNH THỦ ĐỨC

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Thủ Đức

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng Sacombank

Sacombank là tên viết tắt của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín được thành lập và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 21/12/1991, trên cơ sở hợp nhất giữa Ngân Hàng Kinh Tế Gò Vấp với ba hợp tác xã tín dụng: Tân Bình, Thành Công và Lữ Gia trong một bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế đất nước. Xuất phát điểm chỉ là một ngân hàng nhỏ với số vốn điều lệ không quá 3 tỷ đồng và số lượng nhân viên không vượt quá con số 80 nhân viên, bao gồm 1 hội sở và 3 chi nhánh, chủ yếu hoạt động ở vùng ven Thành Phố Hồ Chí Minh. Ngay từ khi ra đời, Sacombank với nhiệm vụ chính là huy động vốn, cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ về ngân hàng khá đơn điệu.

Tuy nhiên, trong suốt 18 năm qua, Sacombank vẫn luôn quyết tâm củng cố, chấn chỉnh hoạt động, kiên trì theo đuổi các mục tiêu và chiến lược phát triển kinh doanh để có được vị thế như ngày hôm nay. Và với những nỗ lực và cố gắng không ngừng, sau hơn 18 năm hoạt động, đến nay Sacombank đã có những bước tiến dài trên con đường phát triển và trở thành một trong những Ngân Hàng Thương Mại cổ phần hàng đầu Việt Nam. Tính đến ngày 31/12/2009, Sacombank hiện có:

6.700 tỷ đồng vốn điều lệ , trong đó 9.493 tỷ đồng là vốn tự có.

Hơn 320 Chi nhánh và Phòng giao dịch tại 45/63 tỉnh thành trong cả nước, 01 văn phòng đại diện tại Trung Quốc, 01 Chi nhánh tại Lào và 01 Chi nhánh tại Campuchia.

Với 6.180 đại lý thuộc 289 ngân hàng tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Gần 7.000 cán bộ nhân viên trẻ, năng động và sáng tạo. Hơn 81.000 cổ đông đại chúng.

Là ngân hàng Việt Nam đầu tiên được nhận được vốn góp hỗ trợ kỹ thuật từ International Finance Corporation (IFC) trực thuộc ngân hàng thế giới (World Bank).

Cổ phiếu của Sacombank cũng là cổ phiếu ngân hàng được niêm yết đầu tiên trên thị trường chứng khoán Việt Nam (STB).

Là ngân hàng Việt Nam đầu tiên mở rộng mạng lưới hoạt động ra ngoài biên giới, thành lập văn phòng đại diện tại Trung Quốc, chi nhánh tại Lào và Campuchia.

Là ngân hàng tiên phong khai thác các mô hình ngân hàng đặc thù dành riêng cho phụ nữ (Chi nhánh 8 tháng 3) và cho cộng đồng nói tiếng Hoa (Chi nhánh Hoa Việt). Sự thành công của các chi nhánh đặc thù là minh chứng thuyết phục về khả năng phân khúc thị trường độc đáo và sáng tạo của Sacombank.

Vào ngày 16/5/2008, Sacombank tạo nên một bước ngoặc mới trong lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng với việc công bố hình thành Tập đoàn Sacombank. Việc hình thành mô hình tập đoàn là điều kiện để phát triển các giải pháp tài chính trọn gói với chi phí hợp lý, nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng; đồng thời nâng cao sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập của Sacombank và nhóm các công ty thành viên hoạt động trong các lĩnh vực tài chính và phi tài chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Thủ Đức

Ngày 28/11/2006, Sacombank – Phòng Giao dịch Thủ Đức chính thức khai trương và đưa vào hoạt động, trụ sở đặt tại số 251 Đường Võ Văn Ngân, Phường Linh Chiểu, Quận Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Sacombank – Chi nhánh Thủ Đức được nâng cấp lên từ Phòng Giao Dịch Sacombank Thủ Đức. Đây chính là cánh tay nối dài của hệ thống Sacombank tại địa bàn Thủ Đức trong chiến lược mở rộng mạng lưới phục vụ và cung cấp đa dạng sản phẩm, dịch vụ hơn cho khách hàng.

Ngày 11/11/2009, Sacombank – Chi nhánh Thủ Đức khai trương trụ sở mới khang trang hơn, to đẹp hơn tại số 231 Đường Võ Văn Ngân, Phường Linh Chiểu, Quận Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh. Điều đó thể hiện vị thế ngày càng lớn của Sacombank – Chi nhánh Thủ Đức nói riêng và tập đoàn Sacombank nói chung. Ngoài ra chi nhánh còn mở thêm 4 phòng giao dịch là: Kiến Thiết, An Phú, Bình Thái, Cát Lái.

Sacombank – Chi nhánh Thủ Đức nằm gần các Khu Công Nghiệp Sóng Thần 1, 2; KCX Linh Trung; KCN Biên Hoà 1, 2; KCN Amata; KCN Bình An. Cùng với một đội ngũ nhân viên trẻ năng động, chuyên nghiệp và nhiệt tình sẽ là điểm mạnh để thu hút khách hàng đến với chi nhánh.

Sacombank – Chi nhánh Thủ Đức thực hiện cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng gồm: nhận tất cả các loại tiền gởi bằng VNĐ, USD, EURO và vàng với lãi suất hấp dẫn, thủ tục nhanh gọn; nhận tài trợ vốn với tất cả loại hình cho vay ở mọi loại hình kinh tế, đặc biệt là cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiểu thương và cho vay cá nhân phục vụ cho các mục đích sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống, xây dựng sửa chữa nhà, du học, đi làm việc ở nước ngoài, mua bất động sản, mua xe ôtô... Với mạng lưới rộng khắp của Sacombank, khách hàng có thể thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh tại quầy giao dịch của ngân hàng hoặc tại nhà. Ngoài ra Sacombank– Chi nhánh Thủ Đức còn thực hiện

các dịch vụ: thanh toán quốc tế, bảo lãnh, bao thanh toán, thu chi trả lương hộ, dịch vụ thẻ ATM, kinh doanh và thu đổi ngoại tệ - vàng, chi trả kiều hối và các dịch vụ tư vấn tài chính khác…

2.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Sacombank– Chi nhánh Thủ Đức

Trách nhiệm của các phòng ban:

- Ban giám đốc: Có trách nhiệm quản lý, điều hành hoạt động của chi nhánh đạt mục tiêu nhiệm vụ được giao.

- Phòng dịch vụ khách hàng: Triển khai, quản lý mọi hoạt động kinh doanh thực hiện mục tiêu theo chỉ đạo của Ban giám đốc chi nhánh.

- Phòng hỗ trợ khách hàng: quản lý các mảng hoạt động tín dụng, thanh toán quốc tế và xử lý giao dịch tại đơn vị.

- Phòng kế toán & quỹ: chịu trách nhiệm công tác kế toán và an toàn kho quỹ tại chi nhánh, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn công tác hậu kiểm chứng từ, tổ chức thực hiện các báo cáo ngày/ tháng/ quý/ năm theo quy định của ngân hàng.

- Phòng hành chánh: quản lý công tác hành chánh, nhân sự tại chi nhánh và các đơn vị trực thuộc.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của ngân hàng Sacombank– Chi nhánh Thủ Đức

( Nguồn: Cẩm nang cán bộ nhân viên Sacombank)

Cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh có 80 người, trong đó có nhiều cán bộ đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp, tại chức. Nhìn chung cán bộ nhân viên của chi nhánh đều có tinh thần trách nhiệm cao với nghề nghiệp. Mỗi phòng ban trong chi nhánh có chức năng nhiệm vụ khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh nhằm đạt tới mục tiêu chung là lợi nhuận ngày càng tăng và đảm bảo tiêu chí “Khách hàng hài lòng - Sacombank thành công”. Phó giám đốc chi nhánh Phòng dịch vụ khách hàng Phòng hỗ trợ kinh doanh Phòng kế toán & quỹ Phòng hành chánh Bộ phận tiếp thị Bộ phận thẩm định Bộ phận quản lý chất lượng Bộ phận thanh toán quốc tế Bộ phận xử lý giao dịch Bộ phận kế toán Bộ phận quỹ Giám đốc chi nhánh

2.3. Các hoạt động tại ngân hàng Sacombank– Chi nhánh Thủ Đức

2.3.1. Hoạt động huy động vốn tạingân hàng Sacombank– Chi nhánh Thủ Đức

Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu để kinh doanh của các NHTM. Với phương châm “đi vay để cho vay” và để tự chủ được nguồn vốn đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn, chi nhánh rất chú trọng tới công tác huy động vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và dân cư với các chính sách lãi suất hấp dẫn.

Nhìn vào bảng 2.1 ( phụ lục) thì trong năm 2008, tổng vốn huy động của chi nhánh đạt 683.170 triệu đồng, nhưng tính đến năm 2009: Tổng nguồn vốn huy động: 1.108.750 triệu đồng, tăng so với năm 2008 là 425.580 triệu đồng, tốc độ tăng 62,29 %. Trong đó:

Phân loại theo thành phần kinh tế gồm:

- Tiền gửi dân cư tăng lên 920.262 triệu đồng, tăng 61,52 % so với năm 2008 , chiếm tỉ trọng 83 % so với tiền gửi doanh nghiệp trong năm 2009, chứng tỏ khách hàng cá nhân đóng vai trò chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh .

- Tiền gửi doanh nghiệp: 188.488 triệu đồng, tăng 66,21 % so với năm 2008, chiếm tỉ trọng 17 %.

Phân loại theo thời gian:

- Tiền gửi không kì hạn: trong năm 2009 đạt 133.677 triệu đồng, tăng 55,95 % so với năm 2008.

- Tiền gửi có kì hạn: vẫn chiếm tỉ trọng cao nhờ lãi suất hấp dẫn hơn (chiếm 87,94% so với tiền gửi không kì hạn trong năm 2009)

Biểu đồ 2.1: Quy mô tăng trưởng nguồn vốn huy động năm 2008, 2009 của ngân hàng Sacombank– Chi nhánh Thủ Đức

683170 1108750 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 N m 2008 N m 2009

T ng ngu n v n huy đ ng (tri u đ ng) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

T ng ngu n v n huy đ ng ( tri u đ ng)

( Nguồn: số liệu từ bảng 2.1)

Để công tác huy động vốn đạt được hiệu quả cao, trong thời gian qua Sacombank – Chi nhánh Thủ Đức đã luôn bám sát định hướng và sự chỉ đạo của cấp trên, chủ động tích cực khai thác nguồn vốn, trên cơ sở phát triển các dịch vụ kinh doanh và dịch vụ ngân hàng, để thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến giao dịch chuyển tiền, mở tài khoản tiền gửi cá nhân làm tăng thêm nguồn vốn. Bên cạnh đó cũng tạo ra một chính sách lãi suất hợp lý, chủ động triển khai nhiều biện pháp, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn: phát hành tiết kiệm dự thưởng, thực hiện chính sách khách hàng hết sức mềm dẻo để thu hút khách hàng gửi tiền, từ đó để phát triển nguồn vốn. Từ những biện pháp tích cực và uy tín của chi nhánh, tổng nguồn vốn huy động đã tăng trưởng nhanh, đáp ứng đầy đủ vốn và tạo thế chủ động cho phát triển kinh doanh.

Ngoài ra, chi nhánh còn chú trọng quan tâm việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ phong cách, lề lối làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, chính xác, thân thiện, nhanh chóng, tạo niềm tin cho khách hàng. Bằng những việc làm đó nên hàng năm nguồn vốn huy động được của chi nhánh đều tăng cao.

2.3.2. Hoạt động sử dụng vốn tại ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Thủ Đức

Có thể nói tín dụng là hoạt động cơ bản, tiêu biểu và quan trọng nhất tạo ra lợi nhuận của ngân hàng. Chi nhánh đã quan tâm triển khai các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và an toàn vốn, quyết tâm đưa dư nợ tăng trưởng một cách lành mạnh vững chắc. Nhiều biện pháp được triển khai một cách đồng bộ, chủ động bám sát doanh nghiệp, tạo điều kiện hỗ trợ tích cực các doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng. Khâu thẩm định dự án, xử lý nợ tồn đọng cũng rất được quan tâm. Đặc biệt là tăng cường khâu tiếp thị, tích cực chủ động tìm kiếm phần kinh tế quốc doanh, ngoài quốc doanh, dân doanh và quan tâm đến các dự án, nắm bắt nhu cầu vay vốn của mọi đối tượng.

Biểu đồ 2.2: Quy mô tăng trưởng dư nợ cho vay năm 2008, 2009 của ngân hàng Sacombank– Chi nhánh Thủ Đức

225125 524126 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 N m 2008 N m 2009 t ng d n ( tri u đ ng) t ng d n ( tri u đ ng) ( Nguồn: số liệu từ bảng 2.2)

Qua biểu đồ có thể thấy, hoạt động tín dụng trong năm 2009 của Sacombank– Chi nhánh Thủ Đức là rất tốt. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của chi nhánh đến năm 2009 là: 524.126 triệu đồng so với năm 2008 tăng 299.001 triệu đồng, tốc độ tăng 132,82 % ( xem bảng 2.2 phần phụ lục). Trong đó:

- Dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2009: 209.650 triệu đồng, tăng 134,69 % so với năm 2008.

- Dư nợ cho vay trung dài hạn năm 2009: 314.476 triệu đồng, tăng 131,58 % so với năm 2008. Mặc dù mức tăng của cho vay trung dài hạn không cao bằng ngắn hạn, nhưng nó đóng vai trò chủ đạo trong tổng dư nợ cho vay (chiếm 60% trong tổng dư nợ).

Tuy nhiên, bên cạnh tổng dư nợ của chi nhánh tăng rất cao, dư nợ quá hạn trong năm 2009 là 8.365 triệu đồng, tăng 94,04 % so với năm trước. Điều này cũng đặt ra nhiệm vụ cho chi nhánh cần tìm biện pháp để khắc phục trong năm 2010.

Tóm lại, trong năm 2009 chi nhánh luôn bám sát mục tiêu, mở rộng đầu tư với mọi thành phần kinh tế, sử dụng tối đa nguồn vốn vào tái đầu tư nhằm thu lợi nhuận nên hoạt động tín dụng của chi nhánh đã có bước đột phá, nhưng cũng cần được theo dõi quản lý chặt chẽ để hạn chế tối đa mức dư nợ quá hạn.

2.3.3. Hoạt động kinh doanh vàng tại ngân hàng Sacombank– Chi nhánh Thủ Đức

Nghiệp vụ kinh doanh vàng ngày càng được phát triển có chất lượng với một tiềm năng lớn, góp phần đáng kể vào sự phát triển của chi nhánh.

Tuy hai năm 2008, 2009 là năm giá vàng không được ổn định nhưng tình hình kinh doanh vàng của chi nhánh rất tốt (xem bảng 2.3 phần phụ lục). Cụ thể:

Doanh số mua bán vàng năm 2009:

- Doanh số mua: 42.678 chỉ, tăng 19,26 % so với năm 2008 - Doanh số bán: 85.259 chỉ, tăng 10,31% so với năm 2008

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại SacomBank Chi nhánh Thủ Đức (Trang 25 - 84)