Giảm thiểu rủi ro trong thanh toán

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại SacomBank Chi nhánh Thủ Đức (Trang 81 - 84)

Các rủi ro trong thanh toán có nhiều loại khác nhau, như rủi ro pháp lý, rủi ro hoạt động, rủi ro an toàn, rủi ro thanh khoản… Bất kì một sự cố tài chính nào xảy ra cho một khách hàng dù là nhỏ cũng có thể là nguy cơ gây ra một sự đổ vỡ dây chuyền mang tính hệ thống. Tuy nhiên, có sự tương quan rất lớn giữa mục tiêu giảm thiểu rủi ro và việc rút ngắn thời gian trong thanh toán. Vì vậy, để đảm bảo hai mục tiêu phát huy hiệu quả song hành, vừa nhanh chóng vừa an toàn cho ngân hàng cũng như cho khách hàng, chi nhánh cần thực hiện nghiêm túc quy trình thanh toán, thiết lập quỹ dự phòng rủi ro trong thanh toán.

Tóm lại, xuất phát từ mục tiêu định hướng phát triển trong thời gian tới và những khảo sát thực tiễn tại chi nhánh. Trên đây là một số giải pháp và ý kiến đề xuất nhằm phát triển và mở rộng hơn nữa hoạt động TTKDTM tại Sacombank – Chi nhánh Thủ Đức. Mong rằng trong thời gian tới công tác TTKDTM của chi nhánh không ngừng được nâng cao và mở rộng mang lại hiệu quả kinh doanh không chỉ cho chi nhánh, cho khách hàng mà cho cả nền kinh tế nói chung.

Trong những năm qua, công tác TTKDTM đã khẳng định được vai trò to lớn trong quá trình thanh toán giữa các đơn vị kinh tế nói riêng cũng như trong toàn bộ nền kinh tế nói chung. Hoạt động ngân hàng gắn kết và đem lại lợi ích thiết thực cho hoạt động kinh tế - xã hội và là một ngành cần được ưu tiên phát triển. Công tác TTKDTM là một trong những nghiệp vụ của NHTM với những đặc điểm an toàn, tiện lợi và nhanh chóng đã làm tăng nhanh quá trình chu chuyển vốn, giảm thời gian ứ đọng vốn của các doanh nghiệp, đồng thời giúp ngân hàng tăng khả năng kiểm soát của mình đối với quá trình lưu thông tiền tệ.

Đối với ngân hàng Sacombank_ chi nhánh Thủ Đức, trong nhiều năm qua đã nỗ lực trong hoạt động TTKDTM. Với sự gia tăng về doanh số thanh toán, cho thấy hoạt động của chi nhánh thật có hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều vướng mắc mà chi nhánh cần khắc phục.

Qua thời gian thực tập tại ngân hàng Sacombank_ chi nhánh Thủ Đức, xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu và các lý thuyết trong quá trình học tập, em đã đi sâu nghiên cứu công tác TTKDTM tại chi nhánh. Nhờ đó em có cơ hội tìm hiểu những hạn chế của hoạt động thanh toán trong giai đoạn hiện nay, từ đó đưa ra một số giải pháp để mở rộng hoạt động TTKDTM tại chi nhánh.

Mong rằng những giải pháp trên sẽ đóng góp vào quá trình phát triển TTKDTM tại chi nhánh, tuy vậy đây là vấn đề liên quan đến nhiều mối quan hệ kinh tế xã hội, cùng với kiến thức còn hạn chế nên em mong muốn được các thầy cô tiếp tục chỉ bảo và đóng góp.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

TAØI LIỆU THAM KHẢO

1. Frederic S.Mishkin, (2001), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, trang 124.

2. Nguyễn Hữu Tài, (Năm 2002), Lý thuyết tài chính _ Tiền tệ, Trường ĐHKTQD, trang 98.

3. Một số thông tin từ website: www.vneconomy.vn,

www.dongnai.gov.vn, www.vnexpress.net, www.vietbao.vn.

4. Luật ngân hàng nhà nước Việt nam ngày 12/12/1997, Luật các tổ chức tín dụng ngày 12/12/1997, Luật tổ chức chính phủ ngày 25/12/2001 về cung ứng và sử dụng séc.

5. Quyết định của thủ tướng chính phủ số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 phê duyệt đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006- 2010.

6. Nghị định 30/CP Ngày 09/05/96 ban hành quy chế phát hành và sử dụng séc.

7. QĐ số 226/NHNN ngày 26/03/2002 ban hành quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại SacomBank Chi nhánh Thủ Đức (Trang 81 - 84)