l ng t rT ọng ỷ ượng Sản t rT ọng ỷ ượng Sản t rT ọng ỷ ượng Sản t rT ọng ỷ ượng Sản t rT ọng ỷ
2.2.1. Những cam kết chính của Việt Nam trong đàm phán đa phương khi gia nhập WTO
phương khi gia nhập WTO
Xu thế toàn cầu hóa đang gia tăng mạnh mẽ, buộc các nền kinh tế quốc gia, dân tộc phải mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế thế giới để phát triển, nếu không sẽ bị tụt hậu và kém phát triển. Hơn nữa, do yêu cầu phát triển của mình, mỗi nước cần tiếp cận với thế giới bên ngoài, thực thi nền kinh tế mở để tranh thủ các nguồn lực bên ngoài (vốn, kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến…), kết hợp với các nguồn lực trong nước để phát triển kinh
tế - xã hội. Thực tế cho thấy, không một quốc gia nào có thể xây dựng một nền kinh tế nội địa hiệu quả mà không có thị trường bên ngoài, dù đó là quốc gia khổng lồ như Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Với chủ trương tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã từng bước hội nhập sâu rộng và đầy đủ vào nền kinh tế thế giới và khu vực.
Ngay từ tháng 12-1994 (thời điểm Việt Nam gửi đơn gia nhập WTO). Sau 10 năm kiên trì đàm phán và tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết, ngày 11-01-2007, nước ta đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO. Đó là thời điểm đánh dấu sự khởi đầu của 1 quá trình mới - Việt Nam tham gia vào nền kinh tế toàn cầu, bình đẳng với tất cả các thành viên khác của tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh.
Khi gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết [49,69,90].
(1) Tuân thủ toàn bộ các Hiệp định quan trọng của WTO
- Các Hiệp định liên quan đến nguyên tắc chung trong thương mại hàng hóa: Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT - 1994); Hiệp định Nông nghiệp (AOA); Hiệp định về hàng dệt may (ATC).
- Các Hiệp định liên quan tới các hàng rào phi thuế quan: Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT); Hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS); Hiệp định về các thủ tục cấp phép nhập khẩu (ILP); Hiệp định về kiểm hóa trước khi xuất hàng (PSI).
- Các Hiệp định liên quan tới hàng rào thuế quan: Hiệp định trị giá Hải quan (ACV); Hiệp định về qui tắc xuất xứ (ROO).
- Các Hiệp định liên quan đến quyền tự vệ trong thương mại quốc tế: Hiệp định về trợ cấp và thuế đối kháng (ASCM); Hiệp định về bán phá giá và thuế chống bán phá giá (AAD); Hiệp định về các biện pháp tự vệ (ASG).
- Các Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS).
- Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ có liên quan đến thương mại (TRIPs).
(2) Tuân thủ các nguyên tắc khi gia nhập WTO:
- Nguyên tắckhông phân biệt đối xử: Nguyên tắc không phân biệt đối xử là nguyên tắc pháp lý quan trọng nhất của WTO, bao gồm hai nội dung: đãi ngộ tối huệ quốc (Most favoured nation- MFN) và đãi ngộ quốc gia (National Treatment- NT).
- Nguyên tắc mở cửa thị trường: Hay còn gọi là nguyên tắc “tiếp cận” thị trường (market access), thực chất là tự do hóa thương mại, mở cửa thị trường cho hàng hóa, dịch vụ và đầu tư nước ngoài.
(3) Bãi bỏ các biện pháp hạn chế nhập khẩu (hạn ngạch) và bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp cho việc nội địa hóa sản phẩm.