Về hiệu quả xã hộ

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông cửu long trong điều kiện việt nam là thành viên của WTO (Trang 113 - 115)

T HC RNG XU KHU GO NG B NG

3.2.5.2. Về hiệu quả xã hộ

Ngôi vị XK gạo nhất nhì thế giới và những lợi ích có được không đủ bù đắp được hàng loạt những bất lợi mà Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng đang phải đối mặt. Gạo đã trở thành mặt hàng XK chủ lực của vùng ĐBSCL và đã mang lại những lợi ích nhất định cho người nông dân trồng lúa phục vụ XK gạo: Hàng triệu nông dân đã tham gia vào khâu sản xuất lúa gạo XK; hàng nghìn laođộng tham gia trong khâu thu mua, vận chuyển, chế biến GXK. Nhờ XKG, thu nhập, đời sống của nông dân đã được cải thiện, qua đó góp phần đáng kể vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn. Chẳng hạn: Thu nhập bình quân đầu người/tháng ở ĐBSCL, năm 2004 là 893.000 đồng; năm 2008 đạt: 1.773.000 đồng và năm 2012 đạt được 3.241.000 đồng, tăng 3 lần so với năm 2004. Tỷ lệ hộ nghèo vùng ĐBSCL có xu hướng giảm: năm 2004 là 15,3%/tổng số hộ, năm 2008 giảm xuống ở con số: 11,4%/tổng số hộ và năm 2012 là 10,6%/tổng số hộ [72, tr.93-94].

Tuy vậy, tăng trưởng sản lượng và XKG không thành công trong việc cải thiện kinh tế cho phần lớn nông dân trồng lúa ở ĐBSCL. Điều này thể hiện khá rõ khi phân tích về thu nhập của người nông dân.

Báo cáo của Oxfam cho thấy, tại ĐBSCL - vựa lúa của cả nước, nếu như năm 2006, dù giá gạo còn thấp, nhưng người trồng lúa vẫn có thể thu được 70% lợi nhuận từ sản xuất - kinh doanh lúa gạo, năm 2008 con số này đã giảm xuống còn 23%, thậm chí là đến năm 2010 chỉ còn 10%.

Kết quả điều tra năm 2011 cho thấy, với diện tích bình quân 3,3 ha/hộ, thu nhập hàng năm của hộ trồng lúa chỉ đạt 27 triệu đồng, tính ra mỗi người lao động chỉ được 550.000 đồng/tháng, thấp hơn rất nhiều nếu trồng các loại cây trồng khác. Một nghiên cứu khác của Viện lúa ĐBSCL cho thấy, trong tổng giá trị gia tăng của 1kg GXK là 100% thì nông dân được 36,5%, thương lái 18,9%, nhà máy xay xát, chế biến 12,3% và doanh nghiệp xuất khẩu 28,9%. Như vậy, người nông dân trực tiếp sản xuất lúa GXK được hưởng chưa đến 2/5 lợi ích thu được từ XKG (lưuý rằng thời gian nông dân sản xuất lúa có thể từ 3 - 4 tháng). Điều này cho thấy, hiệu quả kinh tế từ trồng lúa thấp khiến đời sống nông dân trồng lúa chậm cải thiện.

Tăng trưởng sản xuất và XKG không thành công trong việc cải thiện đời sống của đại đa số nông dân. Điều này thể hiện ở chỗ là: không có mối liên hệ giữa tăng trưởng sản xuất lúa gạo với tiến bộ liên quan đến dinh dưỡng. Chẳng hạn, ĐBSCL xếp thứ 7/8 vùng về giảm dinh dưỡng ở trẻ em trong thời kỳ bùng nổ XKG thập kỷ qua. Tình trạng thiếu dinh dưỡng ở đây liên quan nhiều đến thành phần bữa ăn, thiếu hụt Prorein, sức khỏe sinh sản, cung cấp nước sạch... Ngoài ra, tình trạng ô nhiễm môi trường, việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... ngoài danh mục quy định và không đúng cách gây ô nhiễm nguồn nước... khiến sức khỏe của lao động trồng lúa, của người nông dân bị đe dọa.

Tình trạng làm nhiều lúa mà không đảm bảo lợi ích của nông dân, không đảm bảo hiệu quả kinh tế- xã hội thì chỉ vắt kiệt sức của nông dân, vắt kiệt nguồn lực xã hội và đất đai.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông cửu long trong điều kiện việt nam là thành viên của WTO (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)