Tăng trưởng xuất khẩu gạo phải góp phần phát triển xã hội (theo nghĩa hẹ p)

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông cửu long trong điều kiện việt nam là thành viên của WTO (Trang 164 - 167)

. Ứng dụng công nghệ sinh học: Kỹ thuật dấu chuẩn phân tử DNA, protein, enzym; Công nghệ chuyển ghép gen

4.2.5.2. Tăng trưởng xuất khẩu gạo phải góp phần phát triển xã hội (theo nghĩa hẹ p)

(1) Tăng thu nhập cho nông dân trồng lúa

Theo các chuyên gia, mặc dù Việt Nam đứng thứ nhất, nhì, ba thế giới về XKG, song vị trí này chưa thật bền vững vì sự bấp bênh về thu nhập của người sản xuất lúa gạo và chất lượng sản phẩm chưa cạnh tranh được trên thị trường thế giới.

Người nông dân - chủ thể chính trong sản xuất lúa gạo, vẫn chưa được hưởng đúng với công sức mình bỏ ra và thu nhập luôn không ổn định, thay đổi (tăng, giảm) theo giá thị trường. Theo tính toán của Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL, thuộc Trường Đại học Cần Thơ, 30% lợi nhuận từ giá lúa được giữ lại cho người nông dân, nếu đạt được vẫn thấp hơn thu nhập 1 USD/người/ngày. Vì thế, để duy trì vị trí hàng đầu về XKG, phải chú trọng đến việc phân chia lợi ích hợp lý hơn giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị GXK. Cụ thể:

+ Giảm bớt các khâu trung gian trong thu mua, chế biến GXK: (i) Doanh nghiệp XKG phải quan tâm đến việc xây dựng vùng nguyên liệu, gắn kết chặt chẽ với quyền lợi của nông dân, nghĩa là doanh nghiệp phải sát cánh, hỗ trợ nông dân ngay từ công đoạn sản xuất chứ không phải chỉ ở khâu phân phối. Thực hiện điểm này theo hướng sửa đổi, bổ sung Nghị định 109/2010/NĐ-CP theo hướng: các doanh nghiệp XKG phải tham gia vào sản xuất, tiêu thụ theo phương thức CĐML, bắt buộc doanh nghiệp phải có hợp đồng tiêu thụ lúa gạo mới được tham gia xuất khẩu. (ii) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu cơ chế quản lý hệ thống thương lái thu mua lúa theo hướng chuyên nghiệp, có đăng ký kinh doanh; thương lái ký hợp đồng với nông dân sản xuất trên cơ sở hợp đồng ký với các doanh nghiệp xuất khẩu về chủng loại giống, chất lượng hàng hóa… và các thương lái được hưởng các chính sách hỗ trợ như doanh nghiệp. (iii) Xây dựng qui chế và phương thức mua tạm trữ lúa gạo, trong đó cho phép nông dân được tạm trữ lúa gạo dưới các hình thức khác nhau và được nhà nước hỗ trợ vay vốn tạm trữ lúa gạo.

+ Tăng trưởng XKG bền vững phải chú ý tới chia sẻ lợi ích trong xuất khẩu; điều chỉnh lại chính sách về phân phối thu nhập, tránh tình trạng phân chia lợi ích không hợp lý như hiện nay. Thiết nghĩ phải bằng mọi cách đảm bảo tăng lợi nhuận cho nông dân đến 50% trong chuỗi giá trị GXK, giảm bớt lợi nhuận của thương lái; khâu xay xát, đánh bóng các doanh nghiệp nên đầu tư trở lại cho nông dân.

Để giúp người nông dân tăng thu nhập, có nhiều giải pháp. Chẳng hạn: tăng quy mô diện tích sản xuất lúa/hộ bằng cách rút bớt lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp; xây dựng và mở rộng các cánh đồng liên kết để nông dân áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tiết kiệm chi phí sản xuất, tạo ra sản lượng lúa lớn, chất lượng đồng đều đáp ứng yêu cầu thu mua của doanh nghiệp; phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp phụ trợ để hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, bảo quản lúa gạo, giảm thất thoát ở khâu thu hoạch và sau thu hoạch.

Đa dạng hóa thu nhập cho người trồng lúa bằng phát triển các hệ thống canh tác, mô hình sản xuất có hiệu quả và tạo thêm việc làm phi nông nghiệp cho nông dân lúc nông nhàn. Việc đa dạng hóa này tùy thuộc vào các yếu tố, các nguồn lực ngoài đất đai, như: vốn, kỹ thuật, các cơ hội phát triển ngành nghề phi nông nghiệp, mức độ ổn định giá cả nông sản và phát triển thị trường ở nông thôn và quá trình tăng cơ hội việc làm, tạo điều kiện cho mọi người chuyển đổi nghề nghiệp.

(2) Thực hiện tốt các chính sách xã hội đối với dân cư vùng trồng lúa như: bảo hiểm lao động, việc làm, an sinh xã hội, y tế, văn hóa, dân số, xóa đói giảm nghèo…

Theo nghiên cứu của WB, khoảng 80% lúa gạo XK của ĐBSCL tập trung vào khoảng 3.000 hộ có diện tích lớn đất canh tác. Có 40% số hộ của cả vùng có diện tích đất canh tác dưới 2 ha, thu nhập từ lúa gạo thấp, sống dưới mức nghèo đói. Như vậy lúa gạo đã chưa giúp thoát đói nghèo cho đại đa số nông dân mà chỉ giúp cho thiểu số những hộ có diện tích lớn khá giả.

Có các dịch vụ bảo hiểm lúa sau thu hoạch cho nông dân như: vận chuyển lúa từ đồng ruộng đến kho chứa an toàn; sấy lúa khô ngay sau khi thu hoạch, tồn trữ lúa khô an toàn và đúng qui cách. Nông dân chỉ phải trả chi phí các loại dịch vụ này sau khi bán lúa.

Nhà nước có chính sách hỗ trợ hợp lý cho nông dân vừa không làm “méo mó thị trường”, “méo mó cạnh tranh”, vừa làm tăng kiến thức cho họ, giảm nhẹ khó khăn cho nông dân bằng cách: tăng cường mạng lưới an sinh ở khu vực nông thôn, tăng cường đầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nông thôn, như: đường giao thông, trường học, cơ sở y tế, mạng lưới thông tin - truyền thông… ở nông thôn. Đó cũng là cách giúp nông dân tăng cường năng lực sản xuất - kinh doanh và có thể thích ứng với sự thay đổi mà không ảnh hưởng trực tiếp đến các điều khoản về thương mại trong nông dân.

. Duy trì an ninh lương thực quốc gia đồng thời giải quyết tốt hơn tình trạng mất an ninh lương thực và dinh dưỡng ở cấp hộ gia đình. Hạn chế chuyển đổi diện tích đất lúa chất lượng cao sang các mục đích phi nông nghiệp và thực hiện các chính sách bù đắp cho các địa phương có nhiệm vụ bảo vệ đất lúa. Đảm bảo thu nhập và khả năng tiếp cận lương thực của cộng đồng dân cư nông thôn (nhất là những người nghèo) khi gặp rủi ro. Kết hợp giữa các biện pháp an sinh xã hội, cung cấp thực phẩm và vitamin bổ sung, cấp nước sạch, và biện pháp bảo quản lương thực/hạt giống nhằm tăng cường an ninh dinh dưỡng cho dân cư nông thôn.

. Cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn và khả năng tiếp cận dịch vụ công: giáo dục - đào tạo, y tế, chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ công trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

4.2.5.3. Sả n xuấ t và chế biế n gạ o xuấ t khẩ u phả i hạ n chế tố i đanhữ ng ả nh hư ở ng tiêu cự c đế n môi trư ờ ng và phả i góp phầ n vào việ c bả o

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông cửu long trong điều kiện việt nam là thành viên của WTO (Trang 164 - 167)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)