T HC RNG XU KHU GO NG B NG
3.2.6.2. Nh ngh n ch và nguyên nhân ca hn ch Nh ngv ntra
* Nhữ ng hạ n chế
Thứ nhất, thị trường XKG của Việt Nam là thị trường có sức mua thấp, thiếu tính bền vững.
Thị trường XKG của Việt Nam có đặc trưng là thị trường tập trung, (chiếm 80% khối lượng GXK và hơn 80% kim ngạch xuất khẩu). Hướng vào
thị trường tập trung với việc đáp ứng nhu cầu gạo phẩm cấp thấp và trung bình đòi hỏi nông dân vẫn phải duy trì sản phẩm lúa gạo phẩm cấp thấp và giá thấp. Doanh nghiệp xuất khẩu mất cơ hội tiếp cận với các hợp đồng thương mại khối lượng nhỏ nhưng được giá cao.
Cấu trúc thị trường XK gạo thay đổi. Đó là số lượng các hợp đồng tập trung giảm mạnh, thay bằng các hợp đồng thương mại, với số lượng phân tán, giá hợp đồng nhỏ, làm giảm hiệu quả xuất khẩu. Đặc biệt là một số nước, ví dụ như Indonesia, nhà nước giao việc nhập khẩu gạo cho khu vực tư nhân đảm nhận.
Thư hai, trong những năm gần đây XK gạo của Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng không ổn định cả về lượng gạo XK và kim ngạch XK. Tình trạng giá trị XK không phản ánh đúng sản lượng gạo XK cho thấy, XK gạo Việt Nam nói chung, ĐBSCL nói riêng là dưới tiềm năng và đang đứng trước sự cạnh tranh gay gắt với các nước XK gạo trong khu vực và trên thế giới.
Thứ ba, chủng loại GXK của Việt Nam nghèo nàn, chất lượng kém dẫn
đến giá bán bình quân GXK của Việt Nam luôn luôn thấp hơn giá gạo của Thái Lan cùng loại phẩm cấp.
Sở dĩ Thái Lan luôn bán được giá cao hơn gạo Việt Nam là nhờ có thương hiệu. Thái Lan tăng cường đa dạng hóa các sản phẩm gạo và mẫu mã bao bì “mát mắt” hấp dẫn người tiêu dùng.
Hiện nay, Việt Nam có nhiều loại gạo có chất lượng không kém gạo các nước khác, nhưng các loại gạo đó còn ítđược thị trường thế giới biết đến vì chưa có tên tuổi “Made in Viet Nam”.
Thứ tư, cơ chế điều hành xuất khẩu còn nhiều bất cập: Hiện nay, Nhà nước vẫn điều tiết hoạt động XK gạo thông qua VFA bằng các công cụ, chính
sách như: giá sàn, phê chuẩn các hợp đồng XK gạo của các doanh nghiệp... điều này dẫn đến tạo ra thế độc quyền và có thể dẫn đến mâu thuẫn về lợi ích của hệ thống XK gạo. Cơ chế XK gạo vẫn còn chưa minh bạch, tạo nên môi trường kinh doanh XK gạo nhiều rủi ro. Và trong kinh doanh XK gạo còn có hiện tượng độc quyền nhóm và “lợi ích nhóm tiêu cực” chi phối.
Thứ năm, XK gạo thiếu tính bền vững
Đẩy mạnh sản xuất và XKG nhằm thực hiện các mục tiêu: Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống của nông dân, phát triển nông thôn, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người trồng lúa, vùng trồng lúa, xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, xét trên quan điểm phát triển bền vững thì tăng trưởng sản xuất và XKG ở ĐBSCL thời gian qua còn đạt tới mục tiêu phát triển bền vững.
Thể hiện: (1) Tăng trưởng sản xuất và XKG hiện đang thiên về bề rộng, chú trọng đến tăng khối lượng GXK, ít quan tâm đến chất lượng và hiệu quả của GXK; (2) Tăng trưởng sản xuất và XKG không thành công trong việc cải thiện kinh tế cho phần lớn người trồng lúa ở ĐBSCL, tức là nông dân trồng lúa vẫn còn nghèo; (3) Sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật... ngoài danh mục quy định và không đúng cách đã và đang gây ô nhiễm đất, ô nhiễm môi trường nước... khiến sức khỏe nông dân bị đe dọa.
* Nguyên nhân củ a hạ n chế :
(1) Việt Nam nói chung, ĐBSCL nói riêng, chưa xây dựng được chiến lược kinh doanh XKG để có thể chủ động tận dụng các cơ hội và giảm thiểu các rủi ro của môi trường quốc tế... Việt Nam vẫn chưa có một định hướng chiến lược rõ ràng cho kinh doanh XKG. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã xây dựng chiến lược an ninh lương thực, song về kinh doanh XKG chưa được đề cập đầy đủ.
Hiện còn có nhiều câu hỏi mang tính chiến lược chưa được giải đáp, cần phải được nghiên cứu và trả lời trong bản Chiến lược XK gạo, như:
. Các thị trường nào là thị trường tiềm năng và các thị trường nào là thị trường đích thực trong tương lai của XKG Việt Nam?
. Vị thế ngành XKG trong tương lai và dài hạn như thế nào?
. Những địa bàn nào sẽ phát triển các chủng loại gạo nào và quy hoạch như thế nào?
(2) Sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL trong nhiều năm qua vẫn tập trung chủ yếu vào mở rộng diện tích, tăng vụ, gia tăng năng suất. Thực tế, việc mở rộng diện tích lúa là có giới hạn và gia tăng năng suất lúa bằng các biện pháp kỹ thuật chưa đồng bộ. Vùng ĐBSCL chưa có một quy trình sản xuất lúa cơ bản cho toàn vùng và cụ thể cho từng vùng sinh thái, do vậy sự gia tăng năng suất, sản lượng lúa vẫn “bấp bênh”, tùy thuộc nhiều vào các yếutố tự nhiên, khí hậu, thời tiết...
Hơn nữa,Sản xuất lúa gạo tại ĐBSCL còn gặp khó nhiều mặt như sản xuất nhỏ, manh mún, với diện tích trung bình 0,87ha/hộ. Hợp tác hóa trong sản xuất lúa chưa đạt yêu cầu, đến nay chỉ lập được 1.100 hợp tác xã và 33.000 tổ hợp tác, quy tụ chưa tới 30% số lượng nông dân trong vùng; diện tích cánh đồng mẫu lớn hiện nay chỉ có 134.000 ha, cơ giới hóa sản xuất lúa vẫn còn khó khăn, nhất là khâu thu hoạch, sấy, bảo quản.
(3) Nguyên nhân làm cho chất lượng và giá GXK chưa cao là do: sản xuất nhỏ, manh mún, với những nông dân làm ăn theo kinh nghiệm cha truyền con nối bằng kỹ thuật canh tác lạc hậu, do kỹ thuật canh tác của nông dân; giống lúa và cơ cấu giống lúa chưa được quan tâm đổi mới, nông dân sản xuất chưa theo quy trình kỹ thuật chung, cơ giới hóa trong khâu thu hoạch lúa và khâu chế biến, bảo quản lúa còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu, việc liên kết đầu mối trong sản xuất lúa chưa chặt chẽ, còn mang tính nhỏ lẻ... Bản thân người nông dân sản xuất lúa chưa quan tâm thực sự đến chất lượng gạo, an toàn thực phẩm, chưaý thức tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu gạo.
(4) Chậm chuyển đổi, điều chỉnh thể chế chính sách, cơ chế quản lý đốivới sản xuất và XKG, chậm thay đổi về chất, về thị trường và xúc tiến thương mại, kể
cả xây dựng thương hiệu, khi mà thị trường lớn nhất của GXK Việt Nam, trước mắt luôn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro (thị trường Philippin, Indonesia và Trung Quốc...).
(5) Sai lầm của Việt Nam trong điều hành XK gạo và sự yếu kém của các doanh nghiệp XK gạo
Những năm trước, các nước là bạn hàng truyền thống thường nhập khẩu gạo theo hợp đồng của Chính phủ nên Vinafood1 và Vinafood2 thường đấu thầu hợp đồng tập trung sau đó chia lại cho các doanh nghiệp xuất khẩu, nên một thời gian dài, doanh nghiệp XK chỉ cần ngồi một chỗ là có hợp đồng. Từ năm 2012, Chính phủ các nước Malaysia, Philippinese, Indonesia chuyển giao cho khu vực tư nhân nhập khẩu toàn bộ lượng gạo. Vì thế các doanh nghiệp XK nước ta đã không còn các hợp đồng tập trung của Chính phủ các nước này. Vậy là các doanh nghiệp Việt Nam phải “bươn trải” tìm kiếm hợp đồng, tìm kiếm thị trường nhưng lại thiếu năng lực đàm phán thương mại quốc tế, nên thường bị ép giá, ép phẩm cấp. Bên cạnh đó, việc khống chế chỉ cấp phép cho 150 doang nghiệp được XK gạo, nhưng trên thực tế VFA nắm toàn quyền điều hành XK gạo, nên thực quyền XK gạo nằm trong tay 2 doang nghiệp lớn: Vianafood1 và Vinafood2. Đây có thể là “rào cản” lớn cho XK gạo Việt Nam (Theo: Chu Khôi, “Phác họa bức tranh xuất khẩu nông sản, đan xen những gam màu sáng-tối”, Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 23-31, ngày 27/01 - 05/02/2014, tr.19) [72].
Tóm lại, nguyên nhân của những hạn chế trong XK gạo là lỗi hệ thống.
* Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục giảiquyết
Một là, quan hệ “ngược” giữa khối lượng xuất khẩu và kim ngạch xuất
khẩu, tức là, mặc dù XK với khối lượng lớn nhưng kim ngạch XK gạo không tương xứng, tức tăng trưởngkim ngạchXK gạo là nhờ tăng giá bán. Điều này còn phản ánh ở chỗ giá trị XK gạo tăng không tương xứng với tốc độ tăng sản lượng gạo XK. Ví dụ năm 2012, giá trị XK tăng 0,4% nhưng lượng gạo XK tăng 12,7% so với năm 2011.
Nguyên nhân của vấn đề này là: (i) Một phần là vì gạo được WTO xếp vào loại sản phẩm mang tính hái lượm (tức là những sản phẩm thu hoạch từ tự nhiên mà không cần phải tốn phí nhiều lao động chất xám) nên không có giá trị gia tăng cao. Kết quả là XK với khối lượng lớn, giá trị thu về vẫn rất thấp [38, tr.73]; (ii) Khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam chưa cao, giá trị và chất lượng gạo XK thấp...
Hai là, Áp lực cạnh tranh gia tăng và xuất hiện những đối thủ cạnh tranh mới
Là một trong những nước XK gạo lớn trên thế giới, nhưng hiện nay Việt Nam đang phải đối mặt với áp lực cạnh tranh cao trên thị trường và sự sụt giảm của thị trường truyền thống (Malaysia, Philippinese, Indonesia) và đã xuất hiện hiện tượng khó tìmđược thị trường tập trung ở các nước khác.
Gạo Việt Nam tuy có tính cạnh tranh cao nhưng thị trường gạo Việt Nam cũng là thị trường gạo của Thái Lan. Thái Lan có nhiều bạn hàng truyền thống, nhập khẩu với khối lượng lớn, trên 80% tổng số lượng gạo XK. Mặt khác, gạo của Thái Lan có uy tín và được nhiều khách hàng ưu chuộng, phù hợp với thị trường có sức mua cao như Nhật Bản, EU, Tây Âu... Trong khi đó gạo của Việt Nam/ĐBSCL trên thực tế mới thâm nhập được vào thị trường dễ tính với nhu cầu gạo phẩm cấp thấp [13, tr.128-129]. Và hiện nay, ngay tại thị trường này, gạo Việt Nam cũng phải cạnh tranh với gạo của Ấn Độ, Pakistan.
Ba là, Đối với kết cấu gạo XK và đẩy mạnh xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam
ĐBSCL là nơi cung cấp gần như toàn bộ gạo XK của Việt Nam, giúp Việt Nam XK gạo đứng nhất nhì thế giới, nhưng giá trị XK gạo chưa tương xứng với vị trí đang có của vùng này, mà một phần nguyên nhân nằm ở sức cạnh tranh, cơ cấu và chất lượng gạo, giá trị gạo XK còn thấp so với các quốc gia XK gạo lớn khác. Hơn nữa, gạo Việt Nam chưa có thương hiệu. Ở ĐBSCL hiện mới chỉ có một số doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu gạo XK cho mình, như: Thương hiệu gạo Ngọc Đồng của doanh nghiệp Gentraco; Hoa sữa của Công ty Viễn Phú; Hương Lúa của Công ty ITA; thương hiệu gạo 1 bụi đỏ Hồng Dân của tỉnh Bạc Liêu... (theo Bộ NN&PTNT).
Vì thế, vấn đề cấp bách đặt ra là để tăng kim ngạch XK gạo góp phần phát triển kinh tế ở địa phương và nâng cao hiệu quả XK gạo, nhất thiết phải đổi mới cơ cấu gạo XK và đẩy mạnh xây dựng, quảng bá thương hiệu gạo Việt Nam/ĐBSCL.
Bốn là, Tiếp tục đổi mới cơ chế điều hành XK gạo theo hướng minh bạch,
bìnhđẳng, có quản trị tốt ngành hàng; xác định rõ hơn vai trò của nhà nước trung ương, địa phương, doanh nghiệp XK và nông dân. Kiện toàn Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) thành Hiệp hội nghề nghiệp thực sự có vai trò xứng đáng đối với nông dân trong điều hành xuất nhập khẩu.
Kết luận chương 3
1. ĐBSCL có diện tích 40.548,3 km2 là vùng đất phì nhiêu, có nhiều lợi thế trong lĩnh vực trồng lúa. Hiện nay, ĐBSCL chiếm 52,4% diện tích trồng lúa và hơn 51,4% sản lượng lúa của cả nước (khoảng hơn 20 triệu tấn lúa/năm), vì vậy, ĐBSCL là nơi XKG chủ lực của cả nước (hơn 90% sản lượng GXK của Việt Nam từ ĐBSCL).
2. Hoạt động XKG ĐBSCL từ khi Việt Nam là thành viên thứ 150 của WTO đã đạt được nhiều kết quả.
- Sản lượng lúa hàng năm tăng nhanh đã thúc đẩy tăng trưởng sản lượng và kim ngạch XKG.
- Thị trường XKG đã mở rộng đến 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó châu Á là khu vực thị trường lớn nhất, chiếm 66% lượng GXK.
- Cơ cấu và chất lượng gạo có sự chuyển biến tích cực. Giá GXK của Việt Nam so với Thái Lan thường thấp hơn, nhưng trong những năm gần đây khoảng cách về giágạo của Việt Nam so với Thái Lan đã dần dần rút ngắn lại.
. XKG đã tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, góp phần khai thông đầu ra cho sản phẩm của nông dân.
3. Những tồn tại, yếu kém: Thị trường XKG Việt Nam là thị trường có sứcmua thấp, thiếu tính bền vững; chủng loại GXK của Việt Nam nghèo nàn,
chất lượng kém dẫn đến giá bán bình quân luôn thấp hơn giá gạo của Thái Lan cùng phẩm cấp, XKG thiếu tính bền vững, cơ chế điều hành XK gạo còn nhiều bất cập, XK gạo ở ĐBSCL đang đứng trước áp lực cạnh tranh gay gắt với các nước XK gạo khác trong khu vực và trên thế giới. Nguyên nhân của hạn chế là lỗi của hệ thống.
4. Những vấn đề đặt ra là: XKG cần đảm bảo cân đối giữa khối lượng GXK và kim ngạch xuất khẩu, nhằm khắc phục quan hệ “ngược” giữa khối lượng và kim ngạch; cơ cấu GXK và thương hiệu gạo Việt Nam; Nghịch lý: Việt Nam là nước XKG nhất nhì thế giới mà nông dân vẫn nghèo. Nghịch lý này đã từng tồn tại nhiều năm qua, và khung thể chế chính sách XKG đã xuất hiện những “nút thắt” ảnh hưởng đến hoạt động XKG.
Trong thời gian tới, ĐBSCL cần tập trung khắc phục những hạn chế yếu kém trong XK gạo và giải quyết có hiệu quả những vấn đề đặt ra.
Chương 4