Những cam kết của Việt Nam liên quan đến nông nghiệp nói chung, xuất khẩu nông sản nói riêng khi gia nhập WTO

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông cửu long trong điều kiện việt nam là thành viên của WTO (Trang 49 - 51)

l ng t rT ọng ỷ ượng Sản t rT ọng ỷ ượng Sản t rT ọng ỷ ượng Sản t rT ọng ỷ ượng Sản t rT ọng ỷ

2.2.2. Những cam kết của Việt Nam liên quan đến nông nghiệp nói chung, xuất khẩu nông sản nói riêng khi gia nhập WTO

chung, xuất khẩu nông sản nói riêng khi gia nhập WTO

Trong lĩnh vực nông nghiệp, ngoài các quy định chung và các Hiệp định của WTO, cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu là Hiệp định AOA và Hiệp định SPS.

2.2.2.1.Về mở cử a thị trư ờ ng hàng nông sả n

Nguyên tắc mới đối với mở cửa thị trường nông sản là chỉ áp dụng thuế quan.

. Về thuế: Mức cam kết chung của Việt Nam là đồng ý ràng buộc mức trần cho toàn bộ biểu thuế (10.600 dòng). Mức thuế bình quân toàn biểu được giảm từ mức hiện hành 17,4% xuống còn 13,4% thực hiện dần trung bình 5 - 7 năm. Mức thuế bình quân đối với hàng nông sản giảm từ mức hiện hành 23,5% xuống còn 20,9% thực hiện trong khoảng 5 năm. Với hàng công nghiệp từ 16,8% xuống còn 12,6% thực hiện chủ yếu trong vòng 5 - 7 năm.

Cam kết của Việt Nam sẽ cắt giảm thuế theo một số Hiệp định tự do theo ngành của WTO (giảm thuế xuống 0% hoặc mức thấp). Đây là Hiệp định tự nguyện của WTO nhưng các nước mới gia nhập đều phải tham gia một số ngành. Ngành mà ta cam kết tham gia là sản phẩm công nghệ thông tin, dệt

may và thiết bị y tế. Ta cũng tham gia một phần với thời gian thực hiện từ 3 - 5 năm đối với ngành thiết bị máy bay, hóa chất và thiết bị xây dựng.

Về hạn ngạch thuế quan, ta bảo lưu quyền áp dụng với đường, trứng gia cầm, lá thuốc lá và muối.

Bảng 2.3: Một số sản phẩm tiêu biểu được chính phủ Việt Nam cam kết cắt giảm thuế quan

Cam kết với WTO

TT Mặt hàng Thuế suất khi

gia nhập (%)

Thuế suất cuối cùng (%)

Thời hạn thực hiện (năm)

1 Thịt bò 20 14 5

2 Thịt heo 30 15 -

3 Sữa nguyên liệu 20 18 2

4 Sữa thành phẩm 30 25 5

5 Thịt chế biến 40 22 5

6 Bánh kẹo (thuế suất bình quân) 34,4 25,3 3-5

7 Bia 65 35 5 8 Rượu 65 45-50 5-6 9 Thuốc là điếu 150 135 3 10 Xì gà 150 100 5 11 Thức ăn gia súc 10 7 2 12 Bột mì 20 15 3 13 Cam 40 20 5 14 Chuối 40 20 5 15 Đậu các loại 30 20 3

16 Đường tinh luyện 100 85 5

17 Hạt điều 40 25 5

18 Khoai tây 20 10 5

19 Thịt cừu, dê 10 7 3

Nguồn: www.mof.gov.vn[100].

Nhìn chung mức thuế bình quân của tất cả các mặt hàng nông sản tham gia cắt giảm tại thời điểm gia nhập WTO là 25,2% và cam kết cắt giảm xuống còn 20,1% bắt đầu từ 01-01-2012. Việt Nam đã thực hiện các cam kết WTO một cách nghiêm túc trong vấn đề thuế.

. Phi thuế: Loại bỏ hoàn toàn các hàng rào phi thuế quan, nhất là các hạn chế định lượng nhập khẩu, trừ việc áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với 4 mặt hàng: đường, muối, trứng gia cầm và thuốc lá. Quyền kinh doanh xuất

nhập khẩu (cam kết trong phần dịch vụ): các doanh nghiệp nước ngoài được phép kinh doanh xuất nhập khẩu hàng nông sản ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO (trừ gạo đến năm 2011); tuy nhiên, các doanh nghiệp nước ngoài không được phép mua trực tiếp với nông dân mà phải qua đại lý hoặc các doanh nghiệp nội địa. Tuy vậy, trên thực tế, nhiều tư thương nước ngoài thâm nhập sâu vào thị trường nông sản nội địa, mua trực tiếp nông sản từ nông dân thông qua các đại lý ảo, tranh mua, nâng giá… tạo ra nhu cầu nông sản ảo gây nhiều tiêu cực cho sản xuất nông nghiệp nước ta.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông cửu long trong điều kiện việt nam là thành viên của WTO (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)