Mô tả sự vận động của thị trường xuất khẩu gạo

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông cửu long trong điều kiện việt nam là thành viên của WTO (Trang 94 - 102)

T HC RNG XU KHU GO NG B NG

3.2.3.1. Mô tả sự vận động của thị trường xuất khẩu gạo

Năm 2007, gạo Việt Nam được xuất khẩu đến 63 quốc gia/vùng/lãnh thổ. Châu Á là thị trường XKG lớn nhất của Việt Nam, trong đó chủ yếu xuất sang các nước ASEAN (Philippines và Indonesia là 2 thị trường lớn nhất). Chỉ riêng 3 quí đầu năm 2007, mỗi thị trường đã nhập trên 1 triệu tấn gạo của Việt Nam các lọai với giá trị lần lượt là 464,2 triệu USD và 348,5 triệu USD, chiếm 36% và 27% thị phần tổng lượng GXK đi các thị trường. Ngòai châu Á, Việt Nam còn XKG đi các

thị trường Châu Âu (Nga), Châu Mỹ (Cuba), Châu Phi (Gana, Bờ Biển Ngà, Côngô, Môzămbíc...) (xem biểu đồ 3.1).

Bi u 3.1: C c u th tr ng xu t kh u g o c a Vi t Nam n m 2007

Đơn vị tính: %

Nguồn: AGROINFO, tính theo Tổng cục Hải quan [83]

Cơ cấu thị trường GXK năm 2008 của Việt Nam có sự thay đổi đặc biệt trong việc XKG sang thị trường Indonesia. Thực tế, trong các năm trước đây, cũng như năm 2007, Indonesia luôn là thị trường XKG lớn của Việt Nam (chiếm 24% tổng lượng xuất khẩu), thì năm 2008, nước này đã giảm mạnh lượng nhập khẩu gạo (chỉ chiếm hơn 1% tổng lượng GXK) do có thể tự đáp ứng được nhu cầu gạo tại thị trường trong nước, do lượng dự trữ trong nước cao và mở rộng sản xuất. Thậm chí, sang năm 2009, sau khi thu hoạch lúa vụ chính, nước này sẽ xem xét đến khả năng XKG. Năm 2008, Indonesia chỉ nhập 76,4 nghìn tấn gạo từ thị trường Việt Nam, giảm mạnh so với mức hơn 1 triệu tấn gạo của năm 2007.

Bi u 3.2: C c u th tr ng xu t kh u g o c a Vi t Nam n m 2008

Đơn vị tính: %

Nguồn: AGROINFO, tính theo Tổng cục Hải quan [83]

Trong 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam năm 2008 thì Phillippines vẫn là thị trường đứng ở vị trí số một, chiếm gần 40% tổng lượng GXK của Việt Nam, tăng 9,3% thị phần so với năm 2007. Tổng lượng gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Philippines trong năm 2008 đạt 1,7 triệu tấn gạo, trị giá đạt gần 1,2 tỉ USD. Thứ hai là thị trường Cuba, chiếm thị phần 15%, tăng 4% thị phần so với năm 2007. Tổng lượng gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Cuba năm 2008 đạt 511,1 nghìn tấn, với trị giá 422,8 triệu USD. Tiếp theo là các thị trường Malaysia (đạt 264 triệu USD và 460 nghìn tấn); Senegal (đạt 90,5 triệu USD và 204 nghìn tấn); Bờ Biển Ngà (đạt 74,3 triệu USD và 154 nghìn tấn); Đông Timo (đạt 56,3 triệu USD và 129 nghìn tấn); Gana (đạt 39 triệu USD và 79,4 nghìn tấn) và Singapore (đạt 38 triệu USD và 81 nghìn tấn). Đặc biệt, trong năm 2008, thị trường Irắc sau nhiều năm bị gián đoạn đã được mở lại và là khách hàng đứng vị trí thứ 5, chiếm 3,1% thị phần.

Trong 10 thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất này thì có 3 thị trường bao gồm Philippines, Malaysia, Cuba là thị trường truyền thống, chiếm 63,8% về giá trị và 54,8% về lượng. 7 thị trường còn lại là các thị trường thương mại (chiếm 18,4% về giá trị và 23,3% về lượng), trong đó thị trường châu Phi chiếm tới 11,7% về giá trị và 14,5% về lượng.

th 3.3: Top 10 th tr ng nh p kh u g o l n nh t t Vi t Nam, n m 2008

Nguồn: AGROINFO, tính theo Tổng cục Hải quan[83]

Năm 2009, Việt Nam XKG sang châu Á đạt 3,21 triệu tấn, tăng 19,9% so với năm 2008 và chiếm 53,8% tổng lượng GXK của cả nước (trong đó, Philippines tiếp tục là nước dẫn đầu với 1,71 triệu tấn, tăng 0,9%; các nước còn lại 1,5 triệu tấn, tăng 52,6%). Tiếp theo là châu Phi: 1,67 triệu tấn, tăng 41,7%; châu Mỹ: 497 nghìn tấn, giảm 9,2% so với năm 2008.

Theo số liệu thống kê, Philippines và Malaysia vẫn là 2 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong năm 2009. Philipines - nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới và cũng là khách hàng nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam hiện nay, với khối lượng nhập khẩu 11 tháng đầu năm 2009 đạt 1,59 triệu tấn, trị giá 859,6 triệu USD chiếm 28,38% về lượng và 34,5% về giá trị tổng kim ngạch XKG của Việt Nam năm 2009.

Bi u 3.3: C c u th tr ng xu t kh u g o c a Vi t Nam, n m 2009 Ucraina, 0.6% Nga, 1.5% Nam Phi, 0.6% HongKong, 0.7% Indonexia, 0.3% Irắc, 2.8% Đài Loan, 3.2% Singapore, 5.2% Malaysia, 9.3% Các nước khác, 41.4% Philippines, 34.5%

Nguồn: AGROINFO, tính theo số liệu của Bộ NN&PTNT [83]

Còn đối với Malaysia, thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ 2 của Việt Nam, theo số liệu thống kê, khối lượng GXK của Việt Nam sang Malaysia năm 2009 đạt 528 nghìn tấn, trị giá 231,78 triệu USD, chiếm hơn 9% về lượng và hơn 9% về giá trị tổng kim ngạch XKG của Việt Nam.

Đồ thị 3.4: Top 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất từ Việt Nam, năm 2009

Trong số 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam năm 2009 thì phần lớn là các thị trường thuộc khu vực Đông Nam Á và châu Phi. Trong đó, chỉ tính riêng 4 thị trường Đông Nam Á bao gồm: Philippines, Malaysia, Singapore và Indonesia đã đạt 2,45 triệu tấn, chiếm 43,8% tổng khối lượng GXK của Việt Nam, với giá trị đạt 1,23 tỷ USD bằng 49,22% tổng kim ngạch XKG cả năm 2009 của Việt Nam.

Trong năm 2009, XKG của Việt Nam đến Châu Phi và Trung Đông cũng tăng khá mạnh. Trong số 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam năm 2009 đã có tới 2 đại diện đến từ hai khu vực này. Theo số liệu thống kê, chỉ tính riêng 11 tháng đầu năm 2009, Việt Nam xuất khẩu sang châu Phi xấp xỉ 1,4 triệu tấn, chiếm 27% tổng lượng GXK, tăng 98% so với cùng kỳ năm 2008. Lượng GXK sang Trung Đông gần250 nghìn tấn, tuy chỉ chiếm 5% tổng sản lượng xuất khẩu nhưng tăng tới 65% so với cùng kỳ năm 2008.

Theo số liệu của VFA, năm 2010, châu Á vẫn là thị trường XKG chính của Việt Nam với khối lượng 3,88 triệu tấn, chiếm tới 58,72% lượng GXK; thứ hai là thị trường châu Phi với 1,64 triệu tấn, chiếm 24,89%; tiếp theo là thị trường châu Mỹ với khối lượng 492 nghìn tấn, chiếm tỷ lệ 7,45%. Châu Âu và Trung Đông hiện chiếm 3,13% và 5% thị phần XKG của Việt Nam, với khối lượng tương ứng là 207 và 331 nghìn tấn. Đứng cuối là thị trường châu Úc, chỉ chiếm 0,80% tương ứng với khối lượng 53 nghìn tấn.

Đồ thị 3.5: Top 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất từ Việt Nam, năm 2010

Nguồn: AGROINFO, tính theo số liệu của Bộ NN&PTNT

Theo số liệu thống kê, Philippines và Singapore là 2 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong năm 2010. Philippines - nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới và cũng là khách hàng nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam hiện nay, với khối lượng nhập khẩu trong 11 tháng đầu năm 2010 đạt 1,48 triệu tấn, trị giá 945 triệu USD, chiếm 23,09% về lượng và 31,66% về giá trị tổng kim ngạch XKG của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2010.

Còn đối với Singapore, thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ 2 của Việt Nam, theo số liệu thống kê, khối lượng GXK của Việt Nam sang Singapore năm 2010 đạt 527 nghìn tấn, trị giá 220 triệu USD, chiếm hơn 8,25% về lượng và hơn 7,37% về giá trị tổng kim ngạch XKG của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2010.

Trong số 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam năm 2010 thì phần lớn là các thị trường thuộc khu vực Đông Nam Á. Trong đó, chỉ tính riêng 4 thị trường Đông Nam Á là: Philippines, Singapore, Indonesia và Malaysia đã đạt 2,75 triệu tấn, chiếm 43,5% tổng khối lượng, với giá trị đạt 1,54 tỷ USD bằng 51,4% tổng kim ngạch XKG trong 11 tháng đầu năm 2010 của Việt Nam.

Năm 2011, các thị trường truyền thống ở châu Á, mà đặc biệt là các nước trong khu vực Đông Nam Á như Philippines, Indonesia, Singapore, Malaysia và những khu vực khác như Hồng Kông, Đài Loan vẫn là những thị trường chủ yếu cho XKG của Việt Nam.

Đến năm 2012, theo số liệu của VFA, trong 11 tháng đầu năm, châu Á vẫn là thị trường XKG chính của Việt Nam với khối lượng 4,952 triệu tấn, chiếm tới 69,51% lượng GXK; thứ hai là thị trường châu Phi với 1,647 triệu tấn, chiếm 23,12%; tiếp theo là thị trường châu Mỹ với khối lượng 312 nghìn tấn, chiếm 4,38%. Châu Âu hiện chiếm 1,29% thị phần XKG của Việt Nam với khối lượng tương ứng là 92 nghìn tấn. Đứng cuối là thị trường Trung Đông và châu Úc, cùng chiếm 0,85% tương ứng với khối lượng 61 nghìn tấn.

Biểu đồ 3.4: Xuất khẩu gạo của Việt Nam theo thị trường 11 tháng đầu năm 2012

Nguồn: AGROINFO, tính theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam[83]

Thị trường XKG năm này có nhiều thay đổi, trong đó thị trường Trung Quốc tăng rất mạnh, tăng 529% về lượng và 430% về giá trị so với cùng kỳ năm 2011 và trở thành thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam. Thị trường Philippines cũng duy trì với vị thế là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai, tăng 13,9% về lượng nhưng lại giảm 0,23% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp XKG cũng tích cực tìm kiếm các thị trường mới thay thế cho các thị trường truyền thống, Châu Phi là nhóm thị trường có tăng trưởng vượt bậc tiêu biểu như Bờ Biển Ngà, Gana, Xênêgan và Ănggôla, giúp tiêu thụ gạo phẩm cấp trung bình khá của Việt Nam.

Năm 2013, các thị trường xuất khẩu chính, gồm: Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Hồng Kông và Bờ Biển Ngà. Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong năm 2013, với hơn 2,15 triệu tấn gạo, trị giá 901,86 triệu USD, tăng 3,2% về khối lượng và 0,38% về giá trị, chiếm 30,83% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Lượng GXK sang thị trường Bờ Biển Ngà đứng vị trí thứ 2, với 561.333 tấn, trị giá 228,53 triệu USD (tăng trên 17% về lượng và tăng 12,37% kim ngạch

xuất khẩu so vùng kỳ năm 2012); tiếp đến là xuất sang Philippines 504.558 tấn, trị giá 225,44 triệu USD (giảm mạnh trên 50% về khối lượng và kim ngạch); xuất sang Mailaysia 465.977 tấn, trị giá 231,43 triệu USD (giảm 40% cả về lượng và kim ngạch so với năm 2012).

Bảng 3.8: Các thị trường nhập khẩu gạo Việt Nam, sụt giảm mạnh và tăng trưởng các năm 2013/2014

Thị trường S t gi m và t ng tr ng v kh i l ng (%) Sụt giảm và tăng tr ng v giá tr (%) Indonesia - 83.13 - 80,08 Seuegal - 74,65 73,60 Phlippines - 54,64 - 52,57 Đài Loan - 53,29 - 49,46 Nga + 495,80 458,73 Ucraina 224,56 177,04

Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất +121,22 + 113,14

Hà Lan 241,85 145,62

Ba Lan + 156,87 + 97,04

Nguồn:www.hmnfoodco.com/www/tintuc/chitiet/1658/thi-truong- xuat-khau -gạo-Viet-nam-năm 2013-và du-bao-năm -2014-html. [99]

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông cửu long trong điều kiện việt nam là thành viên của WTO (Trang 94 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)