Đẩy mạnh đổi mới công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trư ờ ng phù hợ p

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông cửu long trong điều kiện việt nam là thành viên của WTO (Trang 155 - 156)

. Ứng dụng công nghệ sinh học: Kỹ thuật dấu chuẩn phân tử DNA, protein, enzym; Công nghệ chuyển ghép gen

4.2.3.4. Đẩy mạnh đổi mới công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trư ờ ng phù hợ p

Cùng với việc xây dựng thương hiệu gạo, phải đẩy mạnh đổi mới xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường phù hợp, sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ lưu thông sản phẩm làm tăng thị phần, tăng giá trị gia tăng gạo. Xúc tiến thương mại gạo tập trung vào các vấn đề sau đây:

(i) Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại thông qua các hội chợ, hội thảo… về hàng hóa gạo, tổ chức các cuộc tiếp xúc doanh nghiệp… Đồng thời hỗ trợ, cung cấp cho các doanh nghiệp XK những thông tin thị trường, thị hiếu người tiêu dùng, doanh nghiệp nhập khẩu, các kênh phân phối.

(ii) Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin thị trường và thông tin - quảng bá sản phẩm, thương hiệu gạo Việt Nam. Điều này rất cần thiết giúp cho nông dân, doanh nghiệp dễ dàng quyết định sản xuất và có kế hoạch sản xuất, dự đoán được thị trường, tránh được những rủi ro do hàng hóa dư thừa hoặc giảm giá. Mặt khác, đối với người nước ngoài họ sẽ có những hiểu biết, có những thông tin cần thiết về GXK của Việt Nam, để từ đó quyết định sự tiêu dùng.

(iii) Tăng cường theo dõi sát diễn biến thị trường, phối hợp chặt chẽ với cơ quan đại diện ngoại giao, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp củng cố, duy trì các thị trường truyền thống như Philippines, Malaysia, Indonesia, Cuba…; nỗ lực tìm kiếm, mở rộng thị trường tiềm năng, thị trường mới như Trung Quốc, Hồng Kông, Châu Phi, Hàn Quốc, v.v...

(iv) Tích cực trao đổi, xúc tiến đàm phán gia hạn các Bản ghi nhớ về thương mại gạo sắp hết hiệu lực và ký kết các thỏa thuận về thương mại gạo với các thị trường mới, thị trường tiềm năng để củng cố và mở rộng thị trường XKG theo hợp đồng Chính phủ.

Tích cực quảng bá sản phẩm gạo Việt Nam tại các nước, tổ chức các cơ hội giao thương, tìm kiếm đối tác có nhu cầu nhập khẩu gạo, như tổ chức các đoàn xúc tiến thương mại tại thị trường Algiêri, Marốc, Trung Quốc. Đối với thị trường Trung Quốc, Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác thương mại hàng nông sản vào tháng 4 năm 2013. Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 14/CT-BCT ngày 2/7/2013, trong đó đã giao các đơn vị chức năng triển khai các công tác cần thiết để thúc đẩy hoạt động XKG sang thị trường Trung Quốc.

(v) Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 15/CT-BCT ngày 03/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về một số nhiệm vụ, giải pháp tiêu thụ gạo và thủy sản trong thời gian tới, tích cực triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đề ra, trong đó, tập trung vào công tác thông tin thị trường và tăng cường công tác xúc tiến thương mại gạo.

Bên cạnh đó, là xây dựng cơ chế gắn kết sản xuất với thu mua tạm trữ tiêu thụ lúa gạo và duy trì hợp lý tồn kho gạo nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu cuối niên vụ. Đồng thời đảm bảo 3 mục tiêu: nông dân trồng lúa có lãi, điều tiết thị trường và tạo điều kiện xuất khẩu và tiêu thụ gạo trong nước.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông cửu long trong điều kiện việt nam là thành viên của WTO (Trang 155 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)