* Xuất khẩu hàng hóa:
Xuất khẩu là việc bán hàng hoá hoặc dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Cơ sở của hoạt động XK là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa (bao gồm cả hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình) giữa các quốc gia.
Xuất khẩu là một hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương, nó đã xuất hiện từ lâu đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu.
* Xuất khẩu gạo:
- Gạo là một sản phẩm lương thực thu về từ cây lúa. Nó là lương thực phổ biến của gần một nửadân số thế giới, là nguồn thu nhập và cuộc sống của hàng chục triệu nông dân trên toàn cầu. Châu Á là nơi sản xuất và cũng là nơi tiêu thụ khoảng 90% lượng gạo toàn thế giới.
- XK gạo là bán gạo cho người nước ngoài và thu ngoại tệ về cho quốc gia, doanh nghiệp.
XK gạo có các đặc điểm sau:
Một là, khách hàng là người nước ngoài. Họ có lối sống, mức sống, tập
quán tiêu dùng… khác với khách hàng trong nước (nội địa), do đó dẫn đến sự khác biệt về nhu cầu và thỏa mãn nhu cầu. Vì vậy, các nhà xuất khẩu cần có sự nghiên cứu để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng nhằm đưa ra những sản phẩm gạo phù hợp.
Hai là, tính thời vụ trong trao đổi
Sản xuất lúa gạo mang đặc điểm cố hữu của sản xuất nông nghiệp – tính thời vụ. Do đó hình thành tính thời vụ trong trao đổi sản phẩm trên thị trường. Tức là số lượng gạo cung ứng trên thị trường là không đều vào mỗi thời điểm trong năm, điều này phụ thuộc vào mùa vụ trồng lúa. Để thích hợp với đặc điểm này, các nước XKG phải có kế hoạch bảo quản, dự trữ hợp lý tránh tình trạng lúc thừa lúc thiếu sẽ dẫn tới bị ép giá.
Ba là, đặc điểm của mặt hàng gạo [5]
Gạo là sản phẩm hàng hóa thiết yếu và tối quan trọng đối với đời sống của con người. Nhưng gạo không phải là sản phẩm hàng hóa thương mại thuần túy, mà nó còn mang ý nghĩa chính trị (an ninh lương thực quốc gia, đảm bảo công ăn việc làm và đời sống bộ phận dân cư (nông dân) rất lớn ở nhiều quốc gia).
+ Về an ninh lương thực, theo ông Giáo sư C.Peter Finsmer - Đại học Stanford Hoa Kỳ, tại buổi hội thảo “Triển vọng thị trường ngành nông nghiệp Việt Nam” tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, chiều 17/2/2009,vấn đề an ninh lương thực có 3 giá trị. Ở mức độ toàn cầu, có đủ lương thực để đáp ứng cho dân số tăng lên hay không là một giá trị. Ở mức độ quốc gia, có sản xuất đủ lương thực cho người dân nước đó hay không? Và ở mức độ hộ gia đình, mỗi người kể cả người nghèo có đủ lương thực cho nhu cầu dinh dưỡng hay không?
Ba giá trị trên liên kết với nhau trong một đất nước bằng những phương cách sau: Nhiều nông hộ nhỏ sản xuất gạo và phụ thuộc vào giá gạo để có thu nhập. Cùng lúc đó nhiều hộ gia đình nghèo phải mua gạo từ thị trường, do đó họ phụ thuộc vào giá gạo thấp để có lương thực tiêu dùng. Còn quốc gia đó lại phụ thuộc vào thị trường thế giới để có ngoại tệ, nhưng lại rất dễ tổn thương khi giá trên thị trường thế giới thay đổi.
Giải pháp để Việt Nam đảm bảo được an ninh lương thực cho chính mình là nhận ra mối quan hệ qua lại giữa 3 giá trị đó và chuẩn bị cho những
bất ổn không thể tránh khỏi trên thị trường gạo thế giới. Điều này đòi hỏi phải có cách bảo vệ những hộ nghèo thiếu hụt gạo (và thiếu tiền mặt) khi giá gạo tăng vọt. Cùng lúc đó, những nông hộ thừa gạo cần phải tiếp cận với giá cao để tăng thu nhập (tăng tiết kiệm dự phòng cho những lúc giá gạo rớt xuống thấp). Vì thế, tách rời thị trường thế giới là sai lầm.
An ninh lương thực lâu dài đương nhiên không phải do giá gạo quyết định mà là do thu nhập thật sự của những hộ nghèo quyết định. Đa số những hộ này vẫn phụ thuộc vào giá trị sản xuất nông hộ. Vì thế, tương lai thành công của an ninh lương thực Việt Nam phụ thuộc vào đầu tư cho nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
+ Về đảm bảo việc làm và đời sống của đại bộ phận nông dân ở nhiều quốc gia
Không một hoạt động kinh tế nào nuôi sống nhiều người và hỗ trợ nhiều gia đình bằng việc sản xuất lúa gạo. Lúa gạo đóng vai trò cốt lõi trong việc phát triển của rất nhiều quốc gia nhưng cũng gây nhiều tác động đến môi trường của chúng ta vì đất trồng lúa chiếm khoảng 11% diện tích đất trồng trọt của toàn thế giới. Việc sản xuất lúa gạo nuôi sống gần một nửa lượng người trên hành tinh, cung cấp hầu hết thu nhập chính cho hàng triệu hộ gia đình ở vùng quê nghèo khổ và lúa gạo cũng có thể “lật đổ” các chính quyền.
Tuy nhiên, nhiều người thấy ở lúa gạo những vấn đề còn gây nhiều ấn tượng và quan trọng hơnnhiều đó là những thành công to lớn đã đạt được trong việc dùng lúa gạo để nâng cao đời sống của những người nghèo khổ trên thế giới. Bằng cách cung cấp cho nông dân trồng lúa những sự lựa chọn và những kỹ thuật mới, người ta đã giúp nông dân tăng gia sảnxuất. Và như vậy, lúa gạo đã giúp cho thế giới của chúng ta được nuôi dưỡng, có công ăn việc làm vàổn định .
Châu Á đã thực hiện một cuộc phát triển kinh tế ngoạn mục là nuôi sống được người dân và ổn định xã hội. Lục địa rộng lớn này trồng trọt và
tiêu thụ hơn 90% lượng lúa gạo của cả thế giới trên một diện tích hơn 250 triệu mảnh ruộng lúa lớn nhỏ. Hàng trăm triệu người nghèo phải tiêu từ một nửa đến ¾ thu nhập của họ cho lúa gạo, đối với những người này, lúa gạo bám chặt lấy cuộc sống bấp bênh của họ.
Bốn là, sự khác biệt/tiếp thị (xúc tiến) XKG có nét đặc biệt gì so với các
sản phẩm thương mại thuần túy khác? Ở tầm quốc gia và doanh nghiệp [52]. - XKG có đặc điểm khác so với các hàng hóa khác do tính thời vụ, thường tập trung vào mùa khô nên các dịch vụ như vận tải, bốc xếp... cũng gia tăng vào thời điểm này.
Khi vào vụ thu họach lúa cũng như thu mua gạo phục vụ cho việc xuất khẩu, tất cả các phương tiện vận tải đều được người nông dân cũng như nhà kinh doanh sử dụng để vận chuyển: xe honda, ghe/xuồng, xe ôtô vận tải, tàu thủy… Bên cạnh đó, dịch vụ bốc xếp lúa gạo tại các nhà máy xay xát, lau bóng, đóng bao, đưa xuống tàu (phải làm bằng tay)… cũng thu hút một lực lượng lao động rất đông đảo.
- Xúc tiến XKG ở cấp quốc gia trước hết đòi hỏi sự ổn định của chính sách, với các công ty xuất khẩu là đảm bảo đúng hạn giao hàng và thực hiện đúng cam kết đã ký.
- Kinh doanh lúa gạo là bấp bênh, nên các công ty XKG phải cógạodự trữ, khắc phục tính thời vụ. Chính phủ có chính sách tín dụng ưu đãi để các chủ thể XKG mua gạo tạm trữ theo chủ trương của chính phủ để cung ứng cho xuất khẩu vào cuối vụ. Các nghiệp vụ liên quan đến XKG là khâu thanh toán, vận chuyển, ký kết hợp đồng… đều phức tạp và ẩn chứa nhiều rủi ro.
- Ngoài ra, gạo là mặt hàng xuất khẩu thô, nên yêu cầu về bao bì cũng không phức tạp lắm.
- Và cần nói thêm rằng:
. Gạo là mặt hàng thiết yếu của sản xuất và đời sống, mặt khác, nó là hàng hóa nhạy cảm và xuất khẩu có tính chiến lược của một số quốc gia và có “tínhcạnh tranh” ngày càng gay gắt giữa các nước tham gia xuất khẩu.
. Gạo là loại lương thực chủ yếu nuôi sống trên 50% dân số toàn cầu, tập trung nhiều nhất ở châu Á. Chính vì vậy, thị trường gạo thế giới mang tính nhạy bén vì mỗi khi có sự biến động về nhu cầu gạo ở những nước tiêu thụ gạo chính (như: Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Malaysia…).
Năm là, đặc điểm của thị trường gạo
Thị trường là một phạm trù kinh tế gắn liền với sự ra đời phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa. Cũng như các thị trường khác, thị trường gạo là một tập hợp các thỏa thuận giữa người mua và người bán. Tuy nhiên gạo là sản phẩm thiết yếu nuôi sống con người và là sản phẩm của ngành nông nghiệp, nên có những đặc điểm sau đây:
(1) Thị trường gạo có tính thời vụ
Sản xuất nông nghiệp là có tính thời vụ, do đó, lúa gạo cũng có tính thời vụ trong sản xuất và trao đổi. XKG gắn liền với quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, dự trữ lúa gạo của từng quốc gia. Chúng ta đã chứng kiến, cứ sau thời điểm thu hoạch thị trường lúa gạo thế giới lại sôi động hơn. Tuy nhiên, sự sôi động đó diễn ra như thế nào và diễn ra trong bao lâu lại phụ thuộc vào khả năng dự trữ, bảo quản, điều phối gạo của từng nước. Chẳng hạn, ở Mỹ do khả năng dự trữ bảo quản, điều phối gạo của họ tốt nên có thể phân bổ dàn trải xuất khẩu ở khắp các tháng trong năm. Còn các nước do khả năng dự trữ, bảo quản, điều phối kém nên chỉ có thể XKG vào những lúc sau khi thu hoạch, có thể nói đây là một điểm yếu của các nước này, bởi giá cả lúc trái vụ bao giờ cũng đắt hơn lúc chính vụ.
(2) Buôn bán giữa các chính phủ là phương thức chủ yếu
Gạo là loại hàng hóa thiết yếu, quan trọng đặc biệt đối với con người, nên nhu cầu về gạo tương đối ổn định so với các hàng hóa khác. Mặt khác, vì yếu tố chính trị (đảm bảo an ninh lương thực), nên chính phủ nào cũng có chính sách ổn định trong cung cấp lương thực nói chung, gạo nói riêng. Do đó, buôn bán lương thực trên thế giới chủ yếu được thực hiện giữa các chính phủ các nước
thông qua các Hiệp định, hợp đồng có tính chất lâu dài và định lượng cụ thể hàng năm vào đầu các niên vụ. Việt Nam chủ yếu XKG đi các thị trường tập trung, thị trường châu Á, và châu Phi… Trong khu vực châu Á, thị trường tập trung quan trọng của Việt Nam là: Indonesia, Philippines và Malaysia.
(3) Chủ thể xuất khẩu và nhập khẩu gạo không ổn định
Hàng năm, số lượng gạo cung cấp ra thị trường và các chủ thể xuất khẩu và nhập khẩu gạo là khôngổn định. Sự không ổn định này do nhiều yếu tố tác động: có thể là do khí hậu, thời tiết, có thể do chính sách “tự túc lương thực”…
Đối với các nước XKG, nếu thời tiết thuận lợi, mùa màng bội thu thì lượng gạo cung ứng cho thị trường sẽ nhiều, và ngược lại, thậm chí phải nhập khẩu gạo. Điều này giải thích lượng gạo XK của Thái Lan trong niên vụ 2011/2012 giảm sút, do lũ lụt tấn công khắp đất nước Thái Lan, nhấn chìm 1,36 triệu ha làm cho XKG của Thái Lan giảm sút, đó lại là cơ hội để Việt Nam vượt Thái Lan đứng lên hàng số 1 về khối lượnggạoXK cuối năm 2012.
Đối với các nước nhập khẩu, nếu thời tiết tốt, khí hậu thuận lợi… thì sản xuất lương thực của họ cũng tăng lên và nhập khẩu sẽ ít đi. Chẳng hạn như Indonesia, năm 1998 phải nhập 6,081 triệu tấn gạo; nhưng đến năm 2000 thời tiết thuận lợi cho sản xuất lúa nên họ chỉ nhập khẩu khoảng 2 triệu tấn.
Ngoài ra phải kể đến các đặc điểm nữa là: Các nước lớn tác động trực tiếp, chi phối chiều hướng của thị trường gạo. Chẳng hạn, hiện nay Trung Quốc là nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, họ chi phối hay nói cách khác hoạt động XKG của Việt Nam phụ thuộc vào Trung Quốc.
Trên thị trường thế giới, chủng loại gạo phong phú và có sự khác biệt về thị hiếu của mỗi nước. Có nước thích loại gạo ngon hạt dài, có nước lại thích gạo chất lượng trung bình, nhưng hạt dài. Người châu Phi thích ăn gạo đồ (Parboiled rice - loại gạo đã hấp chín nửa chừng) được làm từ gạo cứng, trong khi gạo mềm hay gạo thơm (Jasmine rice) không thể dùng để làm gạo đồ được.