Phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng đồ ăn nhanh để phát triển chuỗi cửa hàng QFoods tại Hà nội (Trang 43 - 44)

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING PHÁT TRIỂN CHUỖI CỬA HÀNG QFOODS DỰA TRÊN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu

Dựa vào kết quả phân tích trong Chương 2, ta có 3 tiêu chí để phân đoạn thị trường : khu vực sinh sống, nhóm tuổi và nghề nghiệp.

Tuy nhiên, khu vực sinh sống tỏ ra không phải là một tiêu chí tốt vì, như đã phân tích trong phần các yếu tố nhân khẩu, đối với người nội thành khoảng cách giữa các quận không phải là quá xa, chấp nhận được.

Nếu phân đoạn theo biến nghề nghiệp ta có các đoạn: học sinh, sinh viên, công chức nhà nước, nhân viên văn phòng và các nghề khác. Trong đó, đoạn sinh viên chiếm tỉ trọng vượt trội, nhưng khoản chi cho một lần ăn của họ lại nhỏ hơn lực lượng đã đi làm và ngược lại với các đoạn công chức nhà nước, nhân viên văn phòng, nghề khác.

Nếu dùng biến nhóm tuổi để phân đoạn, ta sẽ có các đoạn sau: dưới 14 tuổi, từ 14 – 18 tuổi, 19-24 tuổi, 25-29 tuổi, 30-34 tuổi, 35-40 tuổi, và trên 40. Trong đó có 2 đoạn: từ 19-24 và 25-29 chiếm tỉ trọng lớn nhất, họ cũng là những người có tần suất đi ăn lớn. Hai nhóm này nhu cầu của họ cũng tương đối giống nhau, họ cùng nằm trong nhóm thanh niên. Nếu dùng nhóm tuổi làm tiêu thức phân đoạn thì QFoods nên chọn cả 2 nhóm này làm khách hàng mục tiêu.

Bây giờ ta xét xem QFoods nên chọn phân khúc thị trường nào: sinh viên hay nhóm thanh niên (19-29 tuổi). Thực ra xét về tuổi thì sinh viên chỉ là tập con của nhóm thanh niên, QFoods nên chọn đoạn thanh niên ( gồm những người từ 19-29 tuổi), sử dụng tiêu thức phân đoạn là nhóm tuổi, vì đoạn này khá đồng nhất, lớn, và có khả năng thanh toán tốt hơn phân đoạn sinh viên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng đồ ăn nhanh để phát triển chuỗi cửa hàng QFoods tại Hà nội (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w