KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG 2.1 Mô tả quá trình nghiên cứu
2.2. Kết quả nghiên cứu 1 Thông tin nhân khẩu
2.2.1. Thông tin nhân khẩu
Các yếu tố cá nhân của người tiêu dùng xét ở đây là : tuổi, giới tính, nơi ở, nghề nghiệp, và khoản chi tiêu cho ăn ngoài hàng tháng.
Trong 75 người trả lời thì nữ giới chiếm gần gấp đôi nam giới với tỉ lệ là 49 nữ/26 nam, hay là 65.3% / 34.7%. Điều này là rất hợp lí.
Về tuổi thì nhóm tuổi 19 – 24 chiếm tỉ lệ cao nhất 53 người tương ứng với 70.7%. Xếp thứ 2 là nhóm tuổi 25 – 29 có 14 người, chiếm 18.7%. Như vậy có thể nhận xét rằng nhóm tuổi từ 19 đến 29 là khách hàng thường xuyên của đồ ăn nhanh.
Về nghề nghiệp thì sinh viên chiếm số đông, 69.3%. Điều này cũng là điều dễ hiểu vì thời gian của sinh viên khá linh hoạt, họ lại là nhóm có nhu cầu bè bạn rất cao do đó việc họ hay đi ăn ngoài và chọn đồ ăn nhanh là lẽ tự nhiên. Ngoài ra còn kể đến một yếu tố khác, phần đông sinh viên ở Hà nội là người ngoại tỉnh, họ có nấu nướng ở nơi họ trọ, nhưng hầu hết chỉ nấu một bữa, và điều kiện nấu nướng lại không thuận lợi như ở nhà. Vì thế, họ hay đi ăn các đồ được nấu sẵn như là đến các quán cơm bình dân hoặc là các quán bán đồ ăn nhanh. Đó là lí do tại sao chúng ta lại hay bắt gặp sinh viên tại các quán ăn nhanh như vậy.
Theo nguyên tắc thì cửa hàng ăn nhanh nhằm phục vụ những người sống quanh đó. Nhưng nó có vẻ không thể áp dụng được ở Hà nội khi mà khu vực sinh sống của những người được hỏi lại bao trùm hết cả 9 quận nội thành và 2 huyện ngoại thành là Từ Liêm và Thanh Trì.
Mặc dù khu vực nghiên cứu thuộc 2 quận Đống Đa và Hoàn Kiếm, nhưng những người sống ở quận Hai Bà Trưng lại chiếm số đông: 30.7%, sau đó là quận Thanh Xuân và Hoàng Mai cùng có tỉ lệ như nhau là 13.3%, quận Đống Đa và Hoàn Kiếm lần lượt giữ vị trí số 3 và 4. Tại sao những người thuộc quận Đống Đa và Hoàn Kiếm lại có tỉ lệ thấp như vậy trong khi họ ở rất gần các quán ăn này?. Nguyên tắc kia đã sai chăng?. Không hoàn toàn như vậy, bởi vì tuy các quận Hai Bà Trưng, Thanh
Xuân, Hoàng Mai có tỉ lệ cao, nhưng những quận khác lại có tỉ lệ khá thấp, dưới 5%. Điều này có thể lí giải bởi một nhân tố rất quen thuộc: văn hóa. Người Hà nội vốn nổi tiếng là những người sành ăn, họ thích ăn ở những quán nấu ngon cho dù nó cách xa nơi ở, và chính sự cách trở đó lại làm cho món ăn thêm phần giá trị. Những người ngoại tỉnh sống ở Hà nội cũng chịu sự tác động của nhân tố này. Đó là lí do tại sao số người ở các quận khác quận Đống Đa và Hoàn Kiếm lại đông như vậy. Còn những người sống ở 2 quận này, tại sao họ lại có tỉ lệ thấp hơn?. Có thể rất đơn giản là họ đã ăn chán ở các quán này rồi và muốn tìm những hương vị mới ở nơi khác. Mặt khác, những người ở xa, dù họ rất muốn thưởng thức các món ngon, nhưng họ cũng phải cân nhắc chi phí mà họ phải bỏ ra để có được món ăn ngon ở xa so với chi phí để có được một món ăn tương tự tuy có kém ngon hơn một chút nhưng ở gần với sự thỏa mãn mà mỗi lựa chọn mang lại. Hãy giả sử một bát phở Thìn chính gốc ở Hà nội có giá là 20 000 đồng, và độ ngon là 10,còn một bát phở Thìn ở Thanh Trì có giá là 10 000 đồng, với độ ngon là 8, và khoảng cách từ Thanh Trì đến quán phở nổi tiếng ở Hà nội là 16 km, giá xăng là 11000đồng/lít. Vào sáng thứ 7, một người ở Thanh Trì muốn ăn phở, nhưng thứ 7 là ngày nghỉ và anh ta không muốn dậy sớm, như vậy anh ta thà ăn một bát phở ở Thanh Trì có độ ngon là 8 nhưng chỉ cách nhà anh ta 3 km và giá còn rẻ hơn một nửa hơn là phải dậy sớm hơn và đi những 16km chỉ để ăn một bát phở độ ngon chỉ nhỉnh hơn có 2 bậc và có giá gấp đôi. Như vậy, không thể nói nơi ở là một yếu tố kém quan trọng khi xét tới thông tin cá nhân, tuy nhiên nó chỉ thực sự cần phải lưu ý đến khi khoảng cách tới địa điểm ăn là quá xa mà thôi.
Về khoản chi tiêu cho ăn ngoài hàng tháng: phần lớn mọi người chi dưới 500 000 đồng ( 55 người, 73.3%), điều này là hợp lí vì đa số những người được hỏi là sinh viên. Số người chi cho ăn uống ngoài hàng tháng từ 500 000 đến 1000 000 đồng chiếm 21.4%, còn những người chi từ 1 triệu đến 2 triệu đồng chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ: 5.3%.