Hệ thống thông tin quản lý tại các công ty chứng khoán nói chung phải đáp ứng được các yêu cầu cần thiết tối thiểu của UBCK, TTLK, các sở giao dịch về bảo mật, an toàn và tin cậy. Phần quan trọng nhất trong HTTT của các công ty chứng khoán là core (phần mềm lõi) giao dịch. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại core giao dịch đang được sử dụng tại các công ty chứng khoán. Gồm có:
iFIS (Freewills – Thái Lan) được các công ty chứng khoán SSI, Tân Việt, KimEng, Thăng Long… sử dụng, phần mềm này có ưu điểm là ổn định, tương thích với hệ thống giao dịch của HOSE tuy nhiên có nhược điểm là khả năng mở rộng và tùy biến không cao.
BOSC (FPT – Việt Nam) được các công ty chứng khoán như là VNS… sử dụng. Phần mềm này do FPT sản xuất. Tuy nhiên thời gian đầu được nhiều công ty sử dụng vì giá thành rẻ, tuy nhiên sau một thời gian BOSC phát sinh nhều lỗi nên các công ty chứng khoán đã chuyển sang các core giao dịch nước ngoài.
S-Pro (TongYang Group – Hàn Quốc) được công ty chứng khoán SME sử dụng. Phần mềm này đã triển khai ở Hàn Quốc và được Việt hóa và chuyển giao cho Việt Nam sử dụng. Phần mềm này cũng được nhà đầu tư đánh giá cao về tính chuyên nghiệp và giao diện thân thiện.
Hệ thống core giao dịch của HSC sử dụng là của AFE (AFE Solutions – Hồng Công). Phần mềm này được HSC, Chứng khoán An Bình sử dụng. Hệ thống core giao dịch AFE có nhiều ưu điểm nỗi bật. Ưu điểm lớn nhất là khả năng tùy biến và mở rộng cao đáp ứng yêu cầu tăng nhanh về số lượng nhân viên môi giới và khách hàng của HSC.
HSC là công ty chứng khoán phát triển nhanh nhất hiện nay trên thị trường Việt Nam, tốc độ phát triển của nhân viên môi giới trên 50%/ năm đặc biệt năm 2010 tốc độ phát triển của nhân viên môi giới lên đến gần 100%. Qua biểu đồ phía dưới về tốc độ phát triển nhân viên môi giới năm 2006 là 81 nhân viên, sau 5 năm năm 2010 HSC đã có 416 nhân viên môi giới.
Biểu đồ 2.5 Tốc độ tăng trưởng users (người sử dụng) qua các năm
Nguồn: Báo cáo thường niên của HSC năm 2010
HSC là một trong nhưng công ty chứng khoán ở Việt Nam triển khai mô hình môi giới quản lý tài khoản (Account Executive) đầu tiên và tương đối thành công. Chính mô hình này đã làm cho số nhân viên môi giới của HSC tăng mạnh đồng thời với đó doanh thu của tăng mạnh và vươn lên thành 1 trong 3 công ty chứng khoán có thị phần lớn nhất Việt Nam (chiếm khoảng 7,8%).
Nhằm đáp ứng yêu cầu lớn mạnh của công ty và sự gia tăng nhanh về số nhân viên môi giới HTTT tại HSC cũng phát triển nhằm quản trị tốt và hiệu quả hoạt động của công ty. Sự phát triển, ổn định và hiệu quả của HTTT quản lý tại HSC là một trong những nhân tố làm nên thương hiệu của HSC.
Hệ thống thông tin quản lý tại HSC có thể được phân chia thành 3 bộ phận chính gồm hệ thống thông tin điều hành của lãnh đạo, hệ thống thông tin trợ giúp quyết định và hệ thống thông tin tác nghiệp (gồm có hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ nhân viên môi giới, hệ thống thông tin quan lý và hỗ trợ khách hàng) hoạt động trên nền tảng hạ tầng kỹ thuật hệ thống phần cứng, hệ thống phần mềm, trung tâm cơ sở dữ liệu và các mạng truyền thông máy tính (LAN, WAN, Internet).
Hình 2.2: Sơ đồ Hệ thống thông tin tổng thể của HSC Hạ tầng kỹ thuật của HTTT tại HSC
a. Hệ thống phần cứng
HSC hiện có khoảng 540 máy tính cá nhân phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ và môi giới, mỗi nhân viên làm việc tại HSC được trang bị 1 máy tính cá nhân, điện
thoại để làm việc. Đối với nhân viên môi giới được trang bị máy tính có 2 màn hình để xem bảng giá tốt hơn. Cùng với đó là hệ thống máy in, máy fax đảm bảo phục vụ tốt cho công việc.
b. Hệ thống phần mềm
Nhận xét chung về hệ thống phần mềm tại HSC
- Đặc tính bảo mật cao, có thể cài đặt trên nhiều cấu hình phần cứng, dễ quản trị, dễ sử dụng, với màn hình giao diện trực quan các công cụ quản trị, rất thích ứng cho người dùng không chuyên.
- Môi trường quản trị cơ sở dữ liệu mạnh mẽ, tận dụng được tối đa các tính năng ưu việt của hệ điều hành, đáp ứng mọi tính năng, nghiệp vụ của bài toán, khả năng nâng cấp dễ dàng, dịch vụ hỗ trợ sản phẩm phần mềm của Microsoft làm người sử dụng có thể hoàn toàn yên tâm
- Khả năng đa nhiệm của hệ điều hành cao, cho phép phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng có thể chạy trên cùng một máy PC với yêu cầu phần cứng là tối thiểu. Do vậy việc di chuyển cơ sở dữ liệu ( database ) xuống các huyện khi đường truyền xấu là hoàn toàn thực hiện dễ dàng, chỉ cần một máy tính PC, không yêu cầu mạng phức tạp. Màn hình ứng dụng của các hệ điều hành máy chủ và máy trạm tương tự như nhau, giúp cho người sử dụng dễ dàng, thoải mái khi làm việc với hệ điều hành mạng cũng như khi làm việc với hệ điều hành máy trạm.
- Giao diện thân thiện, là phần mềm máy trạm phổ biến nhất hiện nay, hội tụ đầy đủ các tính năng công nghệ hiện đại, sử dụng đơn giản.
- Là môi trường quen thuộc với người sử dụng từ trước do vậy tận dụng được các lợi thế của người sử dụng khi phát triển quy mô bài toán ra diện rộng
Hình 2.3 Hệ thống phần mềm của HSC
Hệ thống phần mềm của HSC có thể chia ra làm 5 phần:
- Front Office: gồm các phần mềm đặt lệnh của nhân viên môi giới (OPT), bảng giá thông minh phục vụ nhân viên môi giới và khách hàng tại các văn phòng (VIS), phần mềm quản lý doanh số của nhân viên môi giới (BI). - Back Office: bao gồm các phần mềm giúp các nhân viên nghiệp vụ thực hiện
- Hệ thống quản lý và chia sẽ nội bộ (HSC INTERNAL): bao gồm phần mềm chia sẽ file dữ liệu nội bộ, phần mềm quản lý tài sản nội bộ.
- Cổng thông tin điện tử (HSC EXTERNAL): bao gồm website công bố thông tin, phần mêm giao dịch qua internet dành cho khách hàng.
- Hệ thống Email: Hệ thống email của HSC sử dụng là Microsoft Exchange được sử dụng để trao đổi, liên lạc giữa các thành viên của HSC và giữa các thành viên của HSC với đối tác bên ngoài.
c. Trung tâm dữ liệu
HSC có 2 trung tâm dữ liệu, trung tâm dữ liệu chính đặt ở hội sở chính TP Hồ Chí Minh gồm hệ thống 40 servers đặt trong phòng tiêu chuẩn. Trung tâm này lưu trữ tất cả các thông tin dữ liệu cần thiết để phục vụ các ứng dụng đang triển khai tại HSC. Có hệ thống backup tự động, hệ thống xử lý song song. Ngoài ra HSC còn có trung tâm dữ liệu phụ đặt tại Chi Nhánh Hà Nội nhằm 2 mục đích: thứ nhất là tăng tốc độ xử lý và truy cập cho các ứng dụng được sử dụng tại các văn phòng ở Hà Nội. Thứ hai là backup cho trung tâm dữ liệu đặt tại TP Hồ Chí Minh. Hai trung tâm dữ liệu này thường xuyên được đồng bộ với nhau.
d. Mạng truyền thông
Tại mỗi văn phòng có 1 mạng LAN để kết nối các máy tính trong văn phòng. Các văn phòng tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh được kết nối với nhau thông qua mạng WAN. Dữ liệu truyền trên mạng WAN được truyền trên mạng riêng ảo (VPN) của 2 nhà cung cấp dịch vụ là VNPT và Viettel.
Ngoài ra tại hội sở chính của HSC tại TP Hồ Chí Minh có các đường truyền kết nối với hai sàn HNX và HOSE, trung tâm lưu ký thông qua các đường truyền riêng lease line của 2 nhà cung cấp dịch vụ VNPT và Viettel đảm bảo tốc độ nhanh, thông suốt và bảo mật.