5. Kết cấu luận văn
3.1.2.1. Tình hình nhân khẩu và lao động
Dân số toàn huyện Đồng Hỷ năm 2013 là 127.279 người, tốc độ tăng trưởng dân số năm 2011 - 2013 là 2,17%. Mật độ dân số phân bố không đều, nơi có mật độ dân số cao nhất là thị trấn Chùa Hang 3.124 người/km2
trong khi đó nơi có mật độ dân số thấp là xã Văn Lăng 71 người/km2. Điều này ảnh hưởng tới quy hoạch đầu tư và phát triển kinh tế xã hội của vùng.
Nơi có mật độ dân số đông, thì vấn đề giải quyết việc làm rất cấp bách nếu không giải quyết được sẽ kéo theo tệ nạn xã hội sẽ tăng. Còn nơi có mật độ dân số thấp thì không có đủ nguồn lực để khai thác tiềm năng tự nhiên. Đây chính là vấn đề cần giải quyết của huyện trong những năm tới.
Huyện Đồng Hỷ có nhiều dân tộc anh em sinh sống, dân tộc Kinh chiếm chủ yếu 93,26%, dân tộc Nùng 2,44%, Sán Dìu 2,28%, Dao 0,84%, Tày 0,47%, Sán Chay 0,1%, H Mông 0,23%, Hoa 0,05% các dân tộc khác 0,44%. Trình độ dân trí ở các vùng khác nhau, vùng sâu vùng xa trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng được đầu tư ít, kém phát triển, đời sống vấn còn nghèo.
nghiệp chủ yếu là nhàn rỗi và không có việc làm. Vì vậy muốn giảm tỷ lệ nghèo, tăng thu nhập của người lao động cần phải tạo công ăn việc làm bằng các nghề phụ khác. Nhìn chung dân số của huyện có xu hướng tăng. Với thực trạng dân số và đất đai của huyện như vậy nên nền kinh tế toàn huyện gặp nhiều khó khăn.
Qua bảng 3.3 ta thấy dân số của huyện có sự biến động tăng qua các năm cụ thể là năm 2011 là 124.566 người, năm 2013 là 125.811 người tăng 1% so với năm 2011, đến năm 2013 là 127.279 người tăng 1,17% so với năm 2012.
Bình quân giai đoạn 2011 - 2013 dân số tăng 2,17%. Đây là tỷ lệ tăng dân số chưa phải là cao, nhưng để ổn định và phát triển kinh tế xã hội huyện cần phải làm tốt công tác tuyên truyền kế hoạch hoá gia đình cho từng vùng, thôn, xóm.... Đồng Hỷ là huyện phần lớn là sản xuất nông nghiệp tính đến năm 2013 dân số nông nghiệp là 89.238 người chiếm 70,11% tổng dân số toàn huyện có mức tăng bình quân qua 3 năm là 0,57%, nhân khẩu phi nông nghiệp chiếm 29,89% trong tổng dân số toàn huyện mức tăng bình quân năm là 2,32% khá cao. Đây chính là dấu hiệu tốt cho việc phát triển các ngành nghề dịch vụ, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Bên cạnh sự gia tăng dân số thì số lao động trong huyện cũng tăng lên năm 2011 là 67.119 lao động, năm 2012 là 67.879 lao động tăng 1,13% so với năm 2011, năm 2013 là 68.563 lao động tăng 1% so với năm 2012. Bình quân năm tăng 1,06%.Trong đó lao động nông nghiệp chiếm phần lớn, nhưng tỷ trọng của nó trong cơ cấu lao động lại có xu hướng giảm. Năm 2011 chiếm 71,16% trong tổng số lao động đến năm 2013 chiếm 71,09% trong tổng số lao động. Số lao động phi nông nghiệp mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng số lao động, ngược lại nó lại có xu hướng tăng lên về cơ cấu nhưng không đáng kể năm 2011 là 28,84% trong tổng lao động, đến năm 2013 chiếm 28,91% trong tổng lao động.
Khi dân số tăng kéo theo số hộ cũng sẽ tăng, bình quân tăng 1,06%. Trong đó cả hộ nông nghiệp tăng 1,33%, số hộ phi nông nghiệp tăng cao hơn 8,18%.
Chỉ tiêu ĐVT
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ phát triển (%)
SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) 12/11 13/12 BQ
I.Tổng nhân khẩu Ngƣời 124.566 100 125.811 100 127.279 100 101,00 101,17 101,09
1.Nhân khẩu nông nghiệp Người 88.232 70,83 88.368 70,24 89.238 70,11 100,15 100,99 100,57 2.Nhân khẩu phi nông nghiệp Người 36.334 29,17 37.443 29,76 38.041 29,89 103,05 101,59 102,32
II.Tổng số hộ Hộ 27.611 100 28.177 100 29.866 100 102,25 105,99 104,02
1.Hộ nông nghiệp Hộ 19.075 69,02 19.126 67,88 19.858 66,49 100,27 102,39 101,33 2.Hộ phi nông nghiệp Hộ 8.554 30,98 9.051 32,12 10.008 33,51 105,8 110,57 108,18
III.Tổng số lao động LĐ 67.119 100 67.879 100 68.563 100 101,13 101,00 101,06
1.Lao động nông nghiệp LĐ 47.763 71,16 48.259 71,15 48.738 71,09 101,11 100,99 101,05 2.Lao động phi nông nghiệp LĐ 19.356 28,84 19.584 28,85 19.825 28,91 101,18 101,23 101,21
IV.Bình quân LĐNN/hộ NN LĐ/hộ 2,51 - 2,53 - 2,45 - 100,75 96,83 98,79
V.Bình quân NKNN/hộ NN Ng/hộ 4,63 - 4,62 - 4,56 - 99,79 98,70 99,25
Như vậy, qua tình hình dân số và lao động của huyện Đồng Hỷ ta thấy lực lượng lao động tập trung vào sản xuất nông nghiệp và sản xuất công nghiệp. Một bộ phận nhỏ làm các ngành, nghề khác. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.