Thực trạng nguồn vốn của các mô hình trang trại

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 79 - 82)

5. Kết cấu luận văn

3.2.2.2.Thực trạng nguồn vốn của các mô hình trang trại

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi trang trại cần phải có một lượng vốn nhất định. Vốn là điều kiện tiên quyết, quyết định đến thành công hay thất bại của các mô hình kinh tế trang trại. Hiện nay các tổ chức tín dụng khá phổ biến, tạo điều kiện cho người dân có thể vay vốn với số lượng lớn, với thời gian lâu dài.

Việc phát triển kinh tế trang trại cần đầu tư nhiều vốn và qua nhiều năm (như các trang trại rồng cây lâu năm), tuy nhiên nguồn vốn vay dài han còn hạn chế, chủ yếu là vay trung hạn và ngắn hạn. Ta có thể xem xét tình hình nguồn vốn của các trang trại Đồng Hỷ qua bảng số liệu sau:

ĐVT: triệu đồng

Nguồn vốn

Phân loại theo loại hình trang trại

Chăn nuôi Lâm nghiệp SXKD TH Trồng Cây ĂQ Cây chè

SL (tr.đ) Cơ cấu (%) SL (tr.đ) Cơ cấu

(%) SL (tr.đ) Cơ cấu (%) SL (tr.đ) Cơ cấu (%) SL (tr.đ) Cơ cấu

(%)

1.Vốn chủ sở hữu 1.992,75 79,46 600,20 90,63 2.130,02 70,29 700 90,90 580 100

2.Vốn vay 350,02 13,96 10,00 1,51 520,00 17,16 70 9,09 0 0

3.Vốn khác 165,20 6,59 52,00 7,85 380,12 12,54 0 0 0 0

Tổng nguồn vốn 2507,97 100 662,20 100 3030,14 100 770 100 580 100

- Trang trại chăn nuôi, bình quân vốn là 2.507,97 triệu đồng, vốn của chủ trang trại chăn nuôi này chiếm 79,46%, còn lại vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác chiếm 13,96%, phần còn lại là vốn huy động từ các nguồn khác như: bạn bè, gia đình, tư nhân. Trang trại có số vốn lớn nhất là của ông Phạm Đình Thành ở Trại Cau có tổng số vốn lên đến 1.420 triệu đồng với mô hình trang trại chăn nuôi lợn thịt.

- Trang trại lâm nghiệp có số vốn bình quân là 600,20 triệu đồng, trong đó số vốn của chủ trang trại chiếm 90,63%, nguồn vốn huy động khác chiếm 7,85% và nguồn vốn vay ngân hàng chỉ chiếm một phần rất nhỏ là 1,51%. Qua nghiên cứu thực địa được biết loại hình trang trại này được nhà nước hỗ trợ một phần giống cây trồng cho nên chi phí chủ yếu của trang trại chỉ là chăm sóc và cải tạo rừng trồng.

- Trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp có số vốn bình quân lớn nhất trong số các trang trại của Huyện. Với tổng số vốn bình quân trên một trang trại là 3030,14 triệu đồng, trong đó phần vốn của chủ trang trại chiếm 70,29% và chỉ có 12,54% là nguồn vốn khác.

- Qua phân tích số lượng và cơ cấu vốn bình quân của các loại hình trang trại, ta rút ra các nhận xét:

Tôi đánh giá việc đầu tư cho kinh tế trang trại của huyện là rất cầm chừng, điều này chứng tỏ có mấy vấn đề cần phân tích đó là: trang trại thật sự không cần huy động vốn, hay không huy động được vốn? Tất cả các trang trại hầu hết nằm xa trung tâm đô thị giá trị đất và tài sản trên đất thấp bởi vậy khó có khả năng thu hồi vốn khi trang trại mất khả năng thanh toán; Ngoài ra còn lý do nữa đó là đối tượng của kinh tế trang trại chủ yếu là liên quan đến động thực vật nên nó đòi hỏi phải có thời gian phát triển và sinh trưởng cụ thể, mà con người hầu như không thể tác động, hoặc có tác động nhưng thay đổi không nhiều, thế nhưng để vay được vốn trung hạn và dài hạn của ngân hàng thì thật

sự là khó khăn. Hơn nữa đầu tư trong nông nghiệp thì thật sự rủi ro cao, khả năng thu hồi vốn khó khi thiên tai địch hoạ cũng như dịch bệnh sảy ra, trong khi đó vốn đầu tư của ngân hàng cho các lĩnh vực kinh doanh khác như công nghiệp, thương mại, xây dựng… còn thiếu, điều này tác động lớn đến việc vay vốn của các trang trại. Qua thực tế tất cả vốn của trang trại chủ yếu là do tích cóp được trong nhiều năm làm nông nghiệp, nhiều trang trại rất mong muốn có sự hỗ trợ vay vốn từ nhiều hình thức nhất là hình thức tín chấp.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 79 - 82)