Tỷ suất hàng hoá của các trang trại

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 87 - 88)

5. Kết cấu luận văn

3.2.4. Tỷ suất hàng hoá của các trang trại

Giá trị sản phẩm hàng hoá bán ra là giá trị còn lại sau khi trừ đi phần đã tiêu dùng hay chính là phần giá trị mà trang trại đem sản phẩm của mình đem bán ra trên thị trường.

Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế đang chuyển sang nền kinh tế thị trường thì chỉ tiêu giá trị hàng hoá có ý nghĩa quan trọng. Nó cho phép đánh giá quy mô sản xuất kinh doanh của ngành chuyên môn hoá, và đây cũng là một tiêu chí bắt buộc của một loại hình trang trại, nó khác biệt so với sản xuất theo mô hình hộ gia đình. Tỷ suất hàng hoá thể hiện tỷ trọng sản phẩm hàng hoá đó trong giá trị sản phẩm hàng hoá lại thể hiện tỷ trọng sản phẩm hàng hoá đó trong tổng giá trị sản xuất. Tỷ suất hàng hoá của các mô hình trang trại của huyện Đồng Hỷ được thể hiện trong bảng số liệu 3.15.

Bảng 3.15. Tỷ suất giá trị hàng hoá của các trang trại

Loại hình trang trại Giá trị sản xuất bình quân (tr.đ/TT) Giá trị sản xuất hàng hóa (tr.đ) Tỷ suất hàng hóa (%) 1.Chăn nuôi 3.455,96 32.320,36 84,62 2.Lâm nghiệp 1.072,17 7.800,02 67,62 3.Tổng hợp 3.582,70 39.200,82 86,32 4.Cây AQ 840,68 2.720,12 80,89 5.Cây chè 821,28 1.105,03 85,85 Bình quân 1.954,56 - 79.89

Qua phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại điều tra (bảng 3.15), loại hình trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp có doanh số bình quân đạt cao nhất, tiếp đến là loại hình chăn nuôi cho doanh số cao. Sở dĩ hai loại hình đạt được kết quả cao nhất đó chính là sự đa dạng hoá sản phẩm, trang trại tổng hợp luôn luôn thu được ít nhất từ 4 sản phẩm trở lên, trong khi đó các mô hình khác như cây ăn quả, lâm nghiệp và nhất là chè, phản ánh tính đơn canh, số sản phẩm có thể đem lại thu nhập không nhiều, thu từ sản phẩm nông nghiệp cần có thời gian và chu kỳ.

Tỷ suất hàng hoá của 3 loại hình trang trang sản xuất kinh doanh tổng hợp, cây hàng năm và chăn nuôi cao hơn hẳn so với các loại hình trang trại khác. Trong loại hình chăn nuôi, gần 20% giá trị sản phẩm được sử dụng để đầu tư cho giai đoạn sản xuất tiếp theo (như lợn con được trang trại giữ lại làm giống). Đối với trang trại lâm nghiệp, như đã trình bày ở phần trước, lâm sản đang trong thời kỳ chăm sóc, diện tích có thể cho thu hoạch không đáng kể, sản phẩm thu được phần lớn là sản phẩm phụ như củi, do đó trên 30% lượng sản phẩm được dùng cho các công việc của trang trại như: củi sinh hoạt, làm chuồng trại chăn nuôi gia súc,... Tuy nhiên, trong những năm tới diện tích rừng có thể đem lại khai thác sẽ làm tăng thu nhập cho các trang trại này. Đây cũng là một vấn đề đòi hỏi các chủ trang trại cần phải tính toán, giải quyết: cần đang dạng hoá loại cây lâm nghiệp, cần trồng gối vào những loại cây chuẩn bị cho thu hoạch, và trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng khác nhau để đảm bảo thu nhập đều đặn cho các trang trại.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)