5. Kết cấu luận văn
1.2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam qua các thời kỳ
a- Kinh tế trang trại Việt Nam thời kỳ phong kiến
“Trong thời kỳ này đã có chính sách khai khẩn đất hoang bằng cách lập các đồn điền, doanh điền được biểu hiện dưới các hình thức khác nhau như: điền trang, điền doanh, thái ấp” [8].
b-Kinh tế trang trại Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc
“Mục đích chủ yếu của thực dân Pháp thời kỳ này là khai thác thuộc địa, cho nên thực dân Pháp đã ban hành một số chính sách như: Chính sách ruộng đất, chính sách thuế, nhằm thiết lập các đồn điền để tăng sức sản xuất ở khu vực thuộc địa. Năm 1927 chỉ riêng ở Bắc Kỳ đã có tới 155 đồn điền rộng từ 200 ha đến hơn 8.500 ha. Nam kỳ và Cao Nguyên Trung Kỳ, nhiều tên thực dân đã có những đồn điền rộng hàng vạn ha. Đến năm 1930, số ruộng đất do thực dân Pháp chiếm để lập đồn điền đã lên tới 1,2 triệu ha tương đương với khoảng ¼ diện tích đất canh tác của ta lúc bấy giờ” [10].
c-Kinh tế trang trại Việt Nam thời kỳ 1950 đến nay.
Thời kỳ 1954-1975. ở miền Bắc nền nông nghiệp mang nặng tính kế hoạch hoá tập trung, ở đó có các hình thức tổ chức sản xuất như: Nông - Lâm trường Quốc doanh, hợp tác xã Nông Nghiệp,… Mọi tư liệu sản xuất chủ yếu là ruộng đất được tập trung một cách triệt để, kinh tế tư nhân không được coi là một thành phần kinh tế của nền kinh tế quốc dân. Còn ở Miền Nam thời kỳ này các hình thức tổ chức sản xuất ở vùng tạm chiếm chủ yếu là các đồn điền, dinh điền, các hợp tác xã sản xuất hàng hoá. Thời kỳ 1975 cho tới nay. Từ cuối những năm 1975 hiệu quả sản xuất trong nền kinh tế nói chung và trong ngành nông nghiệp nói riêng là thấp kém. Trong các hợp tác xã ở Miền Bắc dẫn tới khủng hoảng của mô hình tập thể hoá nông nghiệp. Trước tình hình đó Đảng đã có Đại Hội lần thứ VI (tháng 12/1986) đề ra được các chủ trương chính sách mới đặc biệt là cơ chế khoán gọn tới từng hộ gia đình, tiếp đến là Nghị Quyết 10 của bộ chính trị và cùng nhiều văn bản khác của Chính phủ, đã giải phóng sức lao động và các tư liệu sản xuất khác đặc biệt là đất đai. Việc đổi mới cơ chế chính sách này đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế trang trại phát triển.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, kinh tế hộ nông dân đã phát huy tác dụng to lớn, tạo sức mạnh mới trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Trên nền tảng kinh tế tự chủ của hộ nông dân đã hình thành các trang trại được đầu tư vốn, lao động với trình độ công nghệ và quản lý cao hơn, nhằm mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa và năng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường.
Theo Thông tư 27/2011/TT- BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ NN và PTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Theo tiêu chí mới quy mô và kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại từ năm 2013 sẽ phải đạt mức cao hơn nhiều so với quy định của Thông tư 69/2000/TTLT/BNN-TCTK.
Bảng 1.1. Các loại trang trại phân theo vùng, thời điểm 01/7/2013
Tổng số trang trại Trồng trọt Chăn nuôi Nuôi trồng T. sản Tổng hợp Số lƣợng (trang trại) Cả nƣớc 23774 8745 9206 4690 1133 Đồng bằng sông Hồng 5197 31 3779 1017 370
Trung du và miền núi phía Bắc 1120 64 917 36 103 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 2450 875 886 289 400
Tây Nguyên 2676 2167 478 4 27
Đông Nam Bộ 5565 3268 2204 50 43
Đồng bằng sông Cửu Long 6766 2340 942 3294 190
Cơ cấu (%)
Cả nƣớc 100 100 100 100 100
Đồng bằng sông Hồng 21,9 0,4 41,0 21,7 32,7
Trung du và miền núi phía Bắc 4,7 0,7 10,0 0,8 9,1 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 10,3 10,0 9,6 6,2 35,3
Tây Nguyên 11,2 24,8 5,2 0,1 2,4
Đông Nam Bộ 23,4 37,4 23,9 1,0 3,8
Đồng bằng sông Cửu Long 28,5 26,7 10,3 70,2 16,7
Theo kết quả tổng hợp sơ bộ cuộc tổng điều tra, tiêu chí trang trại năm 2013 cả nước có 23.774 trang trại. Trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long với 6.766 trang trại chiếm 28,5%; Đông Nam Bộ với 5.565 trang trại chiếm 23.4%. Đây là 2 vùng có nhiều đất đai, diện tích nuôi trồng thủy sản thuận lợi cho việc phát triển kinh tế trang trại.
Về lĩnh vực sản xuất của KKTT: Cả nước có 8.745 trang trại trồng trọt chiếm 36,8% tổng số trang trại; 9.206 trang trại chăn nuôi chiếm 38,7%; 4.690 trang trại nuôi trồng thủy sản chiếm 19,7% và 1.133 trang trại tổng hợp chiếm 4,7%. Trang trại trồng trọt chủ yếu tập trung ở Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên với 7.775 trang trại chiếm 88,9% số trang trại trồng trọt toàn quốc; trang trại thủy sản chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng với 4.311 trang trại chiếm 91,9% số trang trại thủy sản; trang trại chăn nuôi chủ yếu tập trung ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng với 5.983 trang trại chiếm 64,9% số trang trại chăn nuôi.
Kinh tế trang trại phát triển góp phần tạo việc làm cho lao động nông thôn. Theo kết quả sơ bộ, tại thời điểm 01/7/2013, các trang trại cả nước đã tạo công ăn việc làm thường xuyên cho gần 100 nghìn lao động và rất nhiều lao động thời vụ, tạm thời ở các địa phương.
1.2.2.2. Một số kết quả và kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở một số địa phương của Việt Nam.
Trong những năm gần đây, kinh tế trang trại ở Việt Nam phát triển nhanh về số lượng và mở rộng về quy mô. Nếu như năm 2001, Việt Nam mới chỉ có 60.758 trang trại thì đến nay đã có khoảng 150.000 trang trại, ngoài ra còn có khoảng 130.000 hộ phát triển theo mô hình kinh tế này. Các trang trại có tổng diện tích hơn 900 nghìn ha, bình quân 1 trang trại 6,6 ha. Hàng năm các trang trại tạo ra hơn 10.000 tỷ đồng (trong đó 87% là hàng hóa), thu hút và tạo việc làm ổn định cho hơn 443.000 lao động nông nhàn ở nông thôn.
Bình quân mức thu nhập một trang trại khoảng 98 triệu đồng/năm và mỗi lao động khoảng 700.000 đồng/ tháng.
Với những hiệu quả trước mắt thu được từ mô hình kinh tế trang trại trên các vùng đất nước thì ta có thể thấy rõ được vai trò kinh tế trang trại trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta hiện nay.
Nhiều tỉnh nhiều địa phương trên đất nước ta đã áp dụng và mở rộng mô hình kinh tế trang trại:
* Kinh tế trang trại ở Vĩnh Phúc
Năm 2011, cả nước có 135.437 trang trại, trong đó tập trung ở hai vùng chính là Đồng bằng Sông Cửu long và Đồng bằng Sông Hồng. Riêng tỉnh Vĩnh Phúc có 1.327 trang trại (Năm 2013 chỉ có 105 trang trại). Về cơ cấu loại hình chủ yếu là trang trại tổng hợp, chiếm 53,4% tổng trang trại toàn tỉnh, sau đó đến trang trại chăn nuôi chiếm 30,1%. [14]
Hiện nay, trang trại gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất 77,5%, người chủ trang trại hầu hết là nông dân đang sống ở nông thôn, họ là người trực tiếp điều hành và tham gia sản xuất trong trang trại của mình. Trang trại liên doanh chiếm tỷ lệ tương đối lớn (10%), tiếp theo là các loại hình trang trại cá nhân (7,5%), các loại hình trang trại nhà nước và trang trại đi thuê để sản xuất chiếm khoảng 2,5% cho mỗi loại.[13]
Theo địa bàn quản lý, hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh, Yên Lạc và Tam Dương là địa phương có tỷ lệ trang trại nhiều nhất (14,17%), Lập Thạch, Vĩnh Yên (13,33%).[14]
Số liệu khảo sát cho thấy rằng hiện nay các trang trại mới chỉ tập trung đến khâu sản xuất ra sản phẩm, chưa chú ý nhiều đến khâu phân phối sản phẩm hiệu quả. Chỉ có 14,17% trang trại có đăng ký kinh doanh, 7,5% trang trại chưa có cửa hàng tiêu thụ sản phẩm, còn lại hầu hết các trang trại đều không chủ động được đầu ra cho sản phẩm.[25]
Có thể thấy rằng, kinh tế trang trại ở Vĩnh Phúc hiện phát triển khá nhanh, đa dạng về loại hình. Tuy nhiên sự phát triển của các trang trại còn mang tính tự phát do quy hoạch phát triển kinh tế trang trại còn chậm và chất lượng chưa cao. Còn tồn tại một số vấn đề như: Chính sách phát triển kinh tế trang trại; việc hướng dẫn trình tự, thủ tục về phát triển kinh tế trang trại còn chậm, thiếu; việc giao và chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trang trại còn chậm; số lao động chưa nhiều, thiếu lao động chuyên môn đã qua đào tạo; nguồn vốn của các chủ trang trại không nhiều; chưa chú trọng đến đầu ra của sản phẩm,...
* Kinh tế trang trại ở Hải Dương
Phát triển trang trại ở tỉnh Hải Dương là một trong những kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng, nâng cao giá trị thu nhập/ha đất nông nghiệp. Cho đến nay, kinh tế trang trại ở Hải Dương đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng lại đang đặt ra nhiều vấn đề cần được giải quyết, nhất là trong xu thế hội nhập có nhiều cơ hội làm ăn nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ thất bát, phá sản.
Theo Chi cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương, cho đến nay, toàn tỉnh Hải Dương có 659 trang trại. Trong đó có 434 trang trại sản xuất, kinh doanh tổng hợp; 100 trang trại chăn nuôi lợn và gia cầm; 25 trang trại thuỷ sản; 12 trang trại trồng cây lâu năm; 60 trang trại trồng cây ăn quả; 1 trang trại trồng cây cảnh,... Hệ thống các trang trại đang sử dụng gần 1.900 ha đất, bình quân, mỗi trang trại sử dụng 2,87 ha và đấu tư cho sản xuất, kinh doanh trên 221 triệu đồng. Các trang trại đang sử dụng trên 3.280 lao động. Bình quân mỗi trang trại sử dụng 5 lao động. Doanh thu của trang trại năm 2006 ước đạt trên 158 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trang trại ở Hải Dương phần lớn đang trong giai đoạn hoàn thành xây dựng cơ bản. Bởi vì phần lớn trang trại chỉ được lập trên cơ sở tận dụng đất thùng vũng, vượt lập ruộng một vụ bấp bênh. Hầu như không có
trang trại được lập trên đất “nhất đẳng điền”. Hệ thống trang trại ở Hải Dương lại chưa có loại sản phẩm chủ yếu, làm chủ trên thị trường bằng thương hiệu. Quy mô trang trại bé, thu nhập từ 24 triệu đến 35 triệu đồng/năm vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong số các trang trại.
* Kinh tế trang trại ở Thái Nguyên
Đặc trưng nói chung về kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên, là đều được hình thành do tính tất yếu khách quan, do xu thế của của nền kinh tế sản xuất hàng hoá, cùng với chủ trương đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp, chủ trương phát triển kinh tế đa thành phần và đặc biệt coi trọng kinh tế hộ nông dân, là thành phần kinh tế chủ yếu trong nông nghiệp.
Kinh tế trang trại Thái Nguyên chia làm 3 vùng: - Vùng cao:
Kinh tế trang trại vùng núi cao phát triển kém nhất trong ba vùng, chủ yếu là tự phát, các loại hình trang trại thiên về xu hướng lâm nghiệp, và trồng cây lâu năm, trang trại lâm nghiệp chiếm 33,7%, trồng cây lâu năm 10,4%, chăn nuôi chiếm 39%, có ba loại hình trang trại chiếm tỷ lệ ít nhất chưa đến 3% đó là trang trại nuôi trồng thủy sản và trang trại trồng cây ăn quả và cây hàng năm. Chủ trang trại chủ yếu là nông dân, trình độ về mọi mặt đều thấp, không mạnh dạn đầu tư, cụ thể bình quân mỗi trang trại chỉ có chi phí là 78.172.000.đ thấp hơn hẳn so với các vùng khác. Chính những yếu tố trên đã ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại, thu nhập bình quân trên trang trại là 33.485.000.đ.
- Vùng thấp:
Kinh tế trang trại vùng thấp phát triển mạnh mẽ nhất, tuy rằng diện tích đất các loại giảm, bình quân chỉ có 2,07ha trên một trang trại chỉ bằng 17,7% diện tích của vùng cao nhưng giá trị sản xuất kinh doanh bình quân của 1 trang trại là 285.557.000.đ tăng 255,7%, thu nhập bình quân trên một trang trại là 67.405.000.đ tăng 201 % so với vùng cao. Loại hình trang trại chủ yếu
vẫn là chăn nuôi chiếm 71,2%. Tóm lại vùng này sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao hơn nhiều so với vùng núi cao, các yếu tố chủ yếu vẫn là do điều kiện tự nhiên và nhận thức và trình độ của chủ trang trại. Chính những điều đó có tác động lớn đến hiệu quả kinh tế của trang trại ví dụ GO/LĐ là 88.68 triệu đồng, điều này có nghĩa giá trị sản lượng sản xuất ra tính trên một lao động là rất cao bởi vậy cần nhân rộng mô hình kinh tế trang trại; VA/LĐ là 20.93 triệu đồng, đồng nghĩa với giá trị tăng thêm một lao động trên tháng là 1.744.166.đ; GV/IC là 1.23 lần điều này chứng tỏ tỷ xuất hàng hóa bán ra so với một đồng chi phí trong một năm là rất cao đồng nghĩa với số tăng 23%, điều này rất khả thi khi có thể mạnh dạn bằng mọi nguồn lực nhằm nâng cao vốn đầu tư cho kinh tế trang trại nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Vùng giữa:
Vùng này phát triển chủ yếu loại hình trang trại chăn nuôi chiếm tới 76,5% trên tổng số trang trại của vùng. Thu nhập bình quân trong vùng đạt 41.176.000 đ có giá trị sản xuất kinh doanh bình quân 225.534.000 đ, mặc dù diện tích đất bình quân trên 1 trang trại chỉ chiếm 0,96 ha. Giá trị hàng hóa bán ra trên lao động là rất cao chiếm 70,67 triệu đồng và cao nhất vẫn là trang trại chăn nuôi đạt 82,53 triệu đồng. Hiện vùng này diện tích đất bình quân trên trang trại rất thấp nên chỉ nên đầu tư vào việc chuyên chăn nuôi gia súc và gia cầm, tiện cho việc cung cấp sản phẩm cho vùng Thành phố, vùng này chiếm rất nhiều ưu thế như: cơ sở hạ tầng thuận lợi, tiếp cận với khoa học kỹ thuật, điều kiện tiêu thụ sản phẩm dễ dàng, việc huy động lao động nhàn dỗi rất đơn giản chứ không như vùng núi cao.
Như vậy, kinh tế trang trại đang ngày càng trở nên phổ biến rộng khắp mọi vùng kinh tế của đất nước từ đồng bằng, trung du, miền núi đến ven biển và ngày càng chứng tỏ là loại hình tổ chức kinh tế có hiệu quả trong nông nghiệp, nông thôn. Kinh tế trang trại khá đa dạng về quy mô, loại hình sản xuất, cơ cấu ngành nghề, thành phần của chủ trang trại, nhưng đều đã đem lại
hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái rõ rệt nhờ phát huy tốt nội lực, khai thác mọi nguồn tiềm năng và cơ hội để phát triển. Kinh tế trang trại đã biến những vùng đất hoang, khô cằn hoặc ngập úng quanh năm thành những vùng kinh tế trù phú, đầu tư cao, tạo việc làm, tăng của cải vật chất cho mình, cộng đồng và cho xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, thực tế phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam đang đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi Nhà nước, các cấp, các ngành và các chủ trang trại phải quan tâm giải quyết như những mặt yếu kém của quá trình này. Đó là vấn đề việc làm ở nông thôn do tích tụ ruộng đất, tranh chấp đất đai, phá rừng nguyên sinh, rừng ngập mặn làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái bền vững và lợi ích của các đối tượng trong xã hội trước mắt và tương lai