Phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 127)

5. Kết cấu luận văn

2.3. Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung: Đề tài chỉ nghiên cứu một số nội dung của phát triển trang trại huyện Đồng Hỷ

- Không gian: Đề tài chỉ tập chung nghiên cứu các nội dung trên địa bàn huyện Đồng Hỷ

- Thời gian: Các giải pháp được đề xuất trong luận văn có ý nghĩa trong giai đoạn 2015-2020

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.4.1.1. Thu thập tài liệu và số liệu thứ cấp

- Sử dụng số liệu thứ cấp: Số liệu thống kê qua Niên giám thống kê hàng năm của huyện

Dựa trên kết quả điều tra tình hình trang trại trên địa bàn Đồng Hỷ do sở NN&PTNT, Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên thực hiện năm 2011 và qua phiếu điều tra kinh tế trang trại (xem mẫu phiếu phần phụ lục).

+ Các thông tin, tài liệu có liên quan đến các vấn đề trang trại, kinh tế trang trại, hiệu quả kinh tế trang trại trên thế giới và Việt Nam thu thập qua báo chí, tạp chí, mạng Internet.

+ Các báo cáo Nghị Quyết, số liệu cơ bản tình hình kinh tế xã hội của tỉnh, huyện, xã nghiên cứu thu thập tại Phòng Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Thống kê huyện Đồng Hỷ

+ Các đề án, báo cáo tổng kết hàng năm về hoạt động của trang trại trên địa bàn huyện Đồng Hỷ

2.4.1.2. Thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp

- Số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ các trang trại trong vùng nghiên cứu, các cá nhân có kinh nghiệm trong sản xuất nông - lâm nghiệp đặc biệt là các hộ nông dân làm kinh tế trang trại.

- Để thu thập được số liệu sơ cấp tôi sử dụng các phương pháp sau: + Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) trực tiếp tiếp xúc với người dân tạo điều kiện để người dân tự bộc lộ, mô tả những điều kiện sản xuất, những kinh nghiệm, những khó khăn và những mong đợi để thu thập được thông tin chúng tôi đã sử dụng công cụ chủ yếu: biểu thời gian, lịch vụ, biểu đồ VENT, phân loại và cho điểm các chỉ tiêu. Số liệu thu thập được dùng để phân tích hiệu quả kinh tế mô hình kinh tế trang trại và kiểm định lại những kết quả nghiên cứu đưa ra.

+ Phương pháp điều tra phỏng vấn từng hộ nông dân: trước hết xây dựng phiêu điều tra, sau đó điều tra thử và điều tra thật cho phù hợp với thực tế.

+ Phương pháp quan sát thực tế: đây là một phương pháp hết sức quan trọng, nó liên quan đến cách giả thích chính xác các kết quả nghiên cứu.

2.4.2. Chọn điểm nghiên cứu

Trong năm 2013, toàn huyện Đồng Hỷ có 95 trang trại phân bố rải rác ở các xã khác nhau. Dựa trên số liệu điều tra khảo sát tình hình trang trại năm

2013 của Sở nông nghiệp và PTNT Thái Nguyên tương đối đầy đủ. Tuy nhiên để có thể đánh giá được hiệu quả, khó khăn của các loại hình trang trại, chúng chọn 30 trang trại để nghiên cứu sâu. Dựa vào đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cho phát triển kinh tế trang trại mà phân thành 3 vùng nghiên cứu đó là: Vùng núi cao phía Bắc, vùng núi thấp phía Nam và vùng Trung tâm. Với mục đích nghiên cứu hiệu quả kinh tế, chúng tôi đã tiến hành lựa chọn các xã đại diện cho vùng nghiên cứu, ở đó có các loại hình trang trại với số lượng đã được chọn và trình bày trong bảng 2.1.

Bảng 2.1 Số lƣợng mẫu điều tra ở các điểm nghiên cứu

Chỉ tiêu Vùng núi cao phía Bắc Vùng trung tâm Vùng núi thấp phía Nam Tổng cộng Số lƣợng TT Tỷ lệ (%) Số lƣợng TT Tỷ lệ (%) Số lƣợng TT Tỷ lệ (%) Số lƣợng TT Tỷ lệ (%)

Số lượng mẫu điều tra 12 100 6 100 12 100 30 100 1.Trang trại trồng cây ĂQ 2 16,67 0 0 2 16,67 4 13,33 2.Trang trại trồng trồng Chè 0 0 0 0 1 8,33 1 3,33 3.Trang trại lâm nghiệp 8 66,67 0 0 0 0,00 8 26,67 4.Trang trại chăn nuôi 2 16,67 6 100 2 16,67 10 33,33 5.Trang trại KD tổng hợp 0 0 0 0 7 58,33 7 23,33

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả chọn mẫu)

2.4.3. Xử lý và tổng hợp số liệu

Số liệu điều tra trang trại sau khi thu thập đủ được chúng tôi tiến hành kiểm tra, rà soát, loại bỏ những thông tin, số liệu bất hợp lý trong quá trình phỏng vấn và chuẩn hóa lại các thông tin làm cơ sở cho việc phân tổ và được nhập vào máy tính, tạo thành một co sở dữ liệu. Sau đó dùng các phần mềm chuyên dụng như Excel để tính toán, tổng hợp đưa ra các bảng biểu, các chỉ tiêu nghiên cứu phù hợp với mục tiêu và nội dung đã đặt ra của đề tài.

2.4.4. Các phương pháp phân tích

- Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh (so sánh theo thời gian, theo vùng sinh thái, theo đặc điểm dân tộc, theo cơ cấu kinh tế) để xác định xu hướng mức biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực, khoa học, chính xác hiện tượng, nội dung kinh tế trang trại cần nghiên cứu.

- Phương pháp phân tổ: Dùng phương pháp này phân các đối tượng nghiên cứu ra làm nhiều nhóm nhỏ để tiện cho việc nghiên cứu, cũng như tìm ra những quy luật của đối tượng nghiên cứu.

- Phương pháp thống kê: Được coi là chủ đạo để nghiên cứu các mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào, đầu ra, qua đó đánh giá so sánh và rút ra những kết luận, nhằm đưa ra các giải pháp có tính khoa học cũng như thực tế trong việc phát triển kinh tế trang trại.

- Phương pháp chuyên gia: Dùng để nghiên cứu, tham khảo ý kiến của các chuyên gia nông, lâm, ngư nghiệp, các cán bộ khuyến nông, các thầy cô giáo đã và đang giảng dạy tại các trường đại học, và đặc biệt hơn nữa là các chủ trang trại giàu kinh nghiệm thực tế.

- Phương pháp phân tích SWOT: là công cụ giúp cộng đồng xác định được những thuận lợi và bất lợi bằng cách phân tích những ảnh hưởng “bên trong” (mặt mạnh, mặt yếu) và những ảnh hưởng “bên ngoài” (cơ hội, rủi ro) mà nó gây tác động đến tiến trình phát triển của đối tượng nghiên cứu.

- Phương pháp chuyên khảo: dùng để thu thập và lựa chọn các thông tin, tài liệu, kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. thông qua việc nghiên cứu để lựa chọn, kế thừa những gì tiến bộ vận dụng vào thực tiễn để nâng cao hiệu quả của sản xuất trong trang trại.

- Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh: phương pháp này đòi hỏi người quản lý trang trại phải ghi chép tỷ mỷ, thường xuyên, liên tục suốt trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhằm biết được các yếu tố đầu vào,

đầu ra từ đó biết được thu nhập của trang trại trong một kỳ sản xuất kinh doanh, thông qua kết quả đó rút ra các kết luận nhằm định hướng cho kỳ tới.

2.4.5. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá

2.4.5.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất

+ GO giá trị sản xuất (Gross Output): GO =

n

i

PiQi

1

Trong đó: Pi là giá trị sản phẩm thứ i; Qi khối lượng sản phẩm thứ i. Vậy GO là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời gian, hay một chu kỳ sản xuất nhất định. Đối với trang trại thường người ta tính cho một năm (Vì trong một năm thì hầu hết các sản phẩm nông nghiệp đã có đủ thời gian sinh trưởng và cho sản phẩm)

+ VA giá trị gia tăng (Value Added) VA= GO-IC

Trong đó: IC là chi phí trung gian (Intermediate Cost) IC = n i Ci 1

Trong đó: Ci khoản chi phí thứ i. Vậy IC là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và các dịch vụ được sử dụng trong tất cả quá trình sản xuất của trang trại như các chi phí: Giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các loại chi phí khác…

Hay VA=V+C+M Trong đó:

V là chi phí lao động sống.

C là giá trị hoàn vốn cố định (hay trong kinh tế thường gọi đó là khấu hao tài sản cố định)

Vậy VA là chênh lệch giữa giá trị sản xuất với chi phí trung gian, nó phản ánh phần giá trị mới tăng thêm do kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại trong một thời gian, hay một chu kỳ sản xuất nhất định.

2.4.5.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất của trang trại

+ Hiệu quả sử dụng đất

GO/ha canh tác (Giá trị sản xuất sản phẩm trên 1 ha canh tác) VA/ha canh tác (Giá trị gia tăng của sản phẩm trên 1ha canh tác) + Hiệu quả sản xuất trên chi phí

GO/IC (Tỷ suất giá trị nói lên chất lượng SXKD của trang trại, với mức độ đầu tư một đồng chi phí trung gian thì sẽ tạo ra giá trị sản xuất là bao nhiêu lần).

VA/IC (Tỷ suất giá trị gia tăng, phản ánh hiệu quả sử dụng đồng vốn, chỉ tiêu này phản ánh là nếu bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì sẽ thu được giá trị gia tăng là bao nhiêu).

+ Hiệu quả sử dụng lao động, năng suất lao động GO/LĐ (giá trị gia tăng do một lao động tạo ra) VA/LĐ (Giá trị tăng thêm trên lao động)

+ Tỷ suất hàng hoá: GV/GO x 100 (%) phản ánh mức độ tham gia vào thị trường của trang trại.

GO = PHHQHHi

(Giá trị sản xuất hàng hóa)

(Tỷ suất hàng hoá) = x 100% GO

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Mô tả địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Đồng Hỷ là một huyện trung du - miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Thái Nguyên. Trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 3 km theo quốc lộ 1B. Phía Đông giáp với tỉnh Bắc Giang, phía Tây giáp với huyện Phú Lương, phía Nam giáp với huyện Phú Bình và Thành phố Thái Nguyên, phía Bắc giáp huyện Võ Nhai và tỉnh Bắc Cạn.

Với đặc trưng của vùng đất trung du miền núi, Đồng Hỷ có thế mạnh về nông nghiệp, địa bàn lại nằm tiếp giáp với thành phố Thái Nguyên có đường quốc lộ 1B đi qua, nên đây là điều kiện thuận lợi để huyện tiêu thụ các mặt hàng nông, lâm sản của mình. Trên địa bàn huyện có sông Cầu chảy qua hàng năm được bồi đắp một lượng phù sa lớn từ con sông Cầu. Trên địa bàn huyện có nhiều khu vực đất bằng phẳng, các khu ruộng nối liền với nhau thành một cánh đồng lớn, có hệ thống tưới tiêu tốt rất thuận tiện cho phát triển trồng trọt và chăn nuôi.[4]

Huyện Đồng Hỷ nằm gần thành phố Thái Nguyên, gần khu công nghiệp, gần các trung tâm văn hoá, khoa học, giáo dục của các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ nên chịu sự tác động lớn về giao lưu trong nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, đây là điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ, phổ biến và quảng bá sản phẩm hàng hoá sản xuất ra của trang trại và hộ nông dân trong huyện.

3.1.1.2. Địa hình

Là một huyện điển hình cho vùng trung du và miền núi phía Bắc, nên địa hình phức tạp không thống nhất. Với độ cao trung bình khoảng 100 mét so

với mặt nước biển, địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, cao nhất là xã Văn Lăng 600 mét, thấp nhất là xã Đồng Bẩm, Huống Thượng độ cao chỉ 20 mét. Vùng Bắc giáp với huyện Võ Nhai có địa hình núi cao, diện tích đất nông nghiệp ít, chiếm 9% tổng diện tích đất tự nhiên. Vùng trung du nằm ở phía Tây Nam của huyện tiếp giáp với thành phố Thái nguyên, địa hình tương đối bằng phẳng, diện tích đất nông nghiệp chiếm gần 20% diện tích đất tự nhiên, thích hợp với sản xuất đất nông nghiệp, chăn nuôi (thuỷ sản, gia cầm). Vùng núi phía đông nam tiếp giáp với huyện Yên Thế - Bắc Giang có nhiều đồi núi thấp với diện tích đất nông nghiệp chiếm gần 14% diện tích đất tự nhiên của vùng. [4]

Địa hình huyện Đồng Hỷ có nhiều đồi núi xen lẫn nhau với những đồi thấp nên mưa lớn xói mòn, rửa trôi mạnh. Sản phẩm của sự xói mòn đó là sự bồi tụ đất tạo thành nhiều cánh đồng dốc tụ lại phân bố ở khắp mọi nơi, chính vì thế đất dốc tụ thành thung lũng là loại đất trồng lúa, hoa màu chủ yếu của huyện. Đất canh tác nông nghiệp chủ yếu là ruộng bậc thang. Với đặc điểm địa hình đã tạo nên 3 tiểu vùng riêng biệt được chúng tôi tổng hợp và trình bày chi tiết (xem bảng 3.1).

Bảng 3.1. Đặc điểm địa hình huyện Đồng Hỷ Dạng địa hình Diện tích

(ha) Đặc điểm

1. Dạng đất trũng 14.321,84

Chiếm 31,45% tổng DTTN, độ cao 14m - 25m xen kẽ dải đồi thấp phân bố không liên tục, độ dốc 00

- 100 2. Dạng gò đồi 8.780

Chiếm 19,28% tổng DTTN, gồm có đồi gò thấp với độ cao 30m - 50m, và đồi gò cao với độ cao từ 50m - 100m, độ dốc 120 - 250 3. Dạng núi thấp đồi cao 22.439,5 Chiếm 49,27% tổng DTTN, có độ cao từ 100m - 200m, độ dốc >250

(Nguồn: Báo cáo quy hoạch sử dụng đất - Phòng tài nguyên và môi trường huyện Đồng Hỷ)

Huyện Đồng Hỷ có thể chia thành 3 vùng rõ rệt:

- Vùng bằng phẳng (trung tâm) gồm các xã: Hoá Thượng, Cao Ngạn, Chùa Hang, Đồng Bẩm, Linh Sơn, Huống Thượng, Nam Hoà. Vùng này có địa hình thấp, nằm giáp với thành phố Thái Nguyên. Vùng này phát triển sản xuất nông nghiệp như: Trồng lúa, rau màu, chăn nuôi tiểu gia súc và dịch vụ. Là trung tâm y tế, giáo dục, thương mại của huyện, người dân có cuộc sống khá ổn định, sản xuất hàng hoá đã phát triển, trình độ dân trí khá hơn so với các vùng khác.

- Vùng đồi dốc (phía Nam) gồm các xã: Khe Mo, Văn Hán, Cây Thị, Trại Cau, Tân Lợi, Hợp Tiến. Vùng này chủ yếu là đất đồi dốc với độ cao, đất đai bị rửa trôi, xói mòn, có đất ruộng nhưng ít. Ở đây chủ yếu trồng cây lâm nghiệp, cây chè, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc, trồng lúa nước.

- Vùng cao (phía Bắc) gồm các xã: Văn Lăng, Hoà Bình, Tân Long, Quang Sơn, Hoá Trung, Minh Lập, Sông Cầu. Vùng này đất đồi dốc và núi đá là chủ yếu, đất lúa rất ít, vùng này thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc, trồng lúa nương.

3.1.1.3. Đất đai và thổ nhưỡng * Đất đai * Đất đai

Huyện Đồng Hỷ có tổng diện tích đất tự nhiên là 47.037,94 ha. Trong 3 năm gần đây đất đai của huyện rất ít biến động. Huyện Đồng Hỷ có nhiều loại đất khác nhau, diện tích đất nông nghiệp của huyện có 12.086,53 ha chiếm 26,15% diện tích đất đai tự nhiên, trong đó đất trồng cây hàng năm chiếm 53,63% diện tích đất nông nghiệp, diện tích cây lâu năm chiếm 33,78% diện tích đất tự nhiên. Đất ruộng bãi được phân bố dọc theo các sông suối, chịu tác động của chế độ thủy văn khắc nghiệt, rất khó khăn cho việc canh tác. Đất lâm nghiệp có rừng chiếm 45,86% diện tích đất tự nhiên, đất có độ cao khoảng 200m được hình thành di sự phong hóa trên các đá, đã biến chất, đá trầm tích. Những loại đất này thích hợp với cây lâm nghiệp, cũng thích hợp trồng cây đặc sản, cây ĂQ và cây lâm nghiệp.

Tuy nhiên, một số vùng đã bị rửa trôi kết vón và bị đá ong hóa, đất chưa sử dụng của huyện còn lớn hơn 9.948,45 ha; đất đồi núi 7.600,83 ha; đất khác 2.102,02 ha.

Với địa hình và đất đai như trên, huyện Đồng Hỷ có nhiều tiềm năng về điều kiện tự nhiên để phát triển nông lâm nghiệp. Vấn đề thâm canh tăng vụ, tăng hệ số sử dụng ruộng đất, khai thác diện tích đất chưa sử dụng, phát triển các mô hình sản xuất đang là đòi hỏi bức thiết.

Bảng 3.2. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Đồng Hỷ năm 2011-2013

Loại đất 2011 2012 2013 So sánh (%) Diện tích (ha) cấu (%) Diện tích (ha) cấu (%) Diện tích (ha) cấu (%) 12/11 13/12 Bình quân Tổng diện tích đất tự nhiên 47.037,94 100 47.037,94 100 47.037,94 100 100 100 100 I.Đất nông nghiệp 11660,35 24,79 12127,65 25,78 12488,92 26,55 104,01 102,98 103,50

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)