Kết quả sản xuất của các mô hình kinh tế trang trại điều tra mẫu

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 83 - 87)

5. Kết cấu luận văn

3.2.3. Kết quả sản xuất của các mô hình kinh tế trang trại điều tra mẫu

Giá trị sản xuất của trang trại phụ thuộc vào nông nghiệp (bao gồm cả chăn nuôi và trồng trọt), lâm nghiệp, thuỷ sản, sản xuất kinh doanh tổng hợp và các hoạt động phi nông, lâm nghiệp khác. Giá trị sản xuất bình quân của các trang trại được thể hiện qua bảng 3.13.

Trang trại chăn nuôi có tổng giá trị sản xuất bình quân là 3.455,96 triệu đồng, trong đó giá trị sản xuất của hoạt động nông nghiệp là 2.856,52 triệu đồng chiếm 82,65%, các hoạt động phi nông, lâm, thuỷ sản chỉ chiếm 9,41%.

Trang trại lâm nghiệp có tổng giá trị sản xuất bình quân là 1.072,17 triệu đồng, hoạt động nông nghiệp vẫn tạo ra nhiều giá trị sản lượng nhất với 479,70 triệu đồng (chiếm 44,74%), tuy nhiên hoạt động sản xuất lâm nghiệp cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể (37,20%). Nguồn thu chủ yếu của trang trại này trong hoạt động lâm nghiệp là củi, gỗ tỉa (lý do phần lớn các cây lâm nghiệp đang trang thời kỳ chăm sóc, chưa đến thời kỳ khai thác).

Trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp có tổng giá trị sản lượng bình quân 3.582,70 triệu (lớn nhất so với các loại hình khác). Tuy nhiên, nguồn thu chủ yếu vẫn là hoạt động nông nghiệp với 2.963,10 triệu đồng chiếm 82,71%. Diện tích đất lâm nghiệp của loại hình trang trại này không cao, nên giá trị sản xuất trong lĩnh vực lâm nghiệp chiếm 0,51%. Các hoạt động phi nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt giá trị sản lượng lần lượt là 100,50 và 500,23 triệu đồng.

Trang trại trồng cây ăn quả có tổng giá trị sản xuất bình quân là 840,68 triệu đồng, trong đó thu từ bán sản phẩm của cây ăn quả chiếm 299,55 triệu đồng. Các hoạt động khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Trong những năm qua, loại hình trang trại này gặp rất nhiều khó khăn, do sản phẩm phụ thuộc vào thời tiết, giá cả sản phẩm bếp bênh, đầu ra không có đã dẫn tới sự suy sụp của loại hình này. Một loạt trang trại đã chuyển đổi cây trồng, hình thức sản xuất, từ

độc canh sang đa canh, kết hợp giữa trồng cây ăn quả và chăn nuôi (lợn, gia cầm và thuỷ cầm). Đây là một hướng đi đúng trong giai đoạn này, khi ngành công nghiệp chế biến hoa quả ở nước ta chưa phát triển, còn phụ thuộc nhiều vào thị trường nước ngoài, nhất là thị trường trung quốc.

Loại hình trang trại trồng chè có tổng giá trị bình quân thấp nhất (821,28 triệu đồng). Diện tích chè đem lại tổng giá trị sản lượng hàng năm là 670,12 triệu đồng (chiếm 81,60 %), còn lại là các hoạt động khác chiếm 12,04% tổng giá trị sản lượng.

Mặc dù mỗi loại hình trang trại đều có giá trị sản xuất ở mỗi hoạt động khác nhau, nhưng có một đặc điểm chung là hoạt động nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất. Đây là đặc thù chung của các trang trại của Việt Nam, tỷ trọng hoạt động phi nông nghiệp thấp, dẫn tới tổng giá trị sản lượng bình quân mỗi trang trại không được cao.

Loại mô hình TT Nguồn thu

Chăn nuôi Lâm nghiệp Tổng hợp Cây AQ Chè

SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) 1.Nông nghiệp 2.856,52 82,65 479,70 44,74 2.963,1 82,71 690,98 82,19 670,12 81,60 1.1.Trồng trọt 820,95 23,75 180,22 16,81 912,00 25,46 410,00 48,77 490,88 59,77 Cây hàng năm 515,06 14,90 92,63 8,64 500,15 13,96 299,55 35,63 0 0,00 Cây lâu năm 252,30 7,30 76,67 7,15 225,36 6,29 11,82 1,41 450,03 54,80

SP phụ 53,59 1,55 10,92 1,02 186,49 5,20 98,63 11,73 40,85 4,97 1.2.Chăn nuôi 2.035,57 58,90 299,48 27,93 2.051,1 57,25 280,98 33,42 179,24 21,82 -SP bán, giết thịt 1.886,30 54,58 245,02 22,85 2.000,0 55,82 227,87 27,10 170,00 20,70 +Trâu bò 520,23 15,05 56,99 5,32 369,88 10,32 0 0,00 0 0,00 +Lợn 930,80 26,93 112,30 10,47 1.098,9 30,67 195,60 23,27 0 0,00 +Gia cầm, thủy cầm 410,20 11,87 68,59 6,40 456,23 12,73 32,27 3,84 170,00 20,70 +Chăn nuôi khác 25,07 7,25 7,14 6,66 74,99 20,93 0 0,00 0 0,00

-SP không qua giết thịt 149,27 4,32 54,46 5,08 51,10 14,26 53,11 6,32 9,24 1,13

Trứng 48,85 1,41 22,06 2,06 50,00 13,96 0 0,00 0 0,00

SP khác 100,42 2,91 32,40 3,02 1,10 0,03 53,11 6,32 9,24 1,13

2. Lâm nghiệp 200,33 5,80 398,88 37,20 18,24 0,51 50,50 6,01 52,27 6,37

3. Thủy sản 74,00 2,14 93,23 8,70 100,50 2,81 50,25 5,98 0 0,00

4. HĐ phi nông, lâm nghiệp 325,11 9,41 100,36 9,36 500,23 13,96 48,95 5,82 98,89 12,04

* Yếu tố rủi ro đối với trang trại

Một đặc điểm hết sức quan trọng của sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông lâm nghiệp là chịu nhiều rủi ro. Có cả rủi ro về mặt tự nhiên, mặt xã hội, kinh tế. Để có thể phản ánh được phần nào những yếu tố rủi cho của các trang trại của Đồng Hỷ, chúng tôi đã sử dụng những câu hỏi định tính để phỏng đoán.

Bảng 3.14. Các yếu tố gây rủi ro và mức độ rủi ro đối với các trang trại ĐVT: % ý kiến của trang trại

Yếu tố rủi ro Loại trang trại

Chăn nuôi Lâm nghiệp Tổng hợp Cây AQ Chè

1.Lũ lụt, hạn hán 5,6 8,0 7,5 7,0 5,0

2.Sâu bệnh, chuột, thú rừng - 3,0 9,0 12,0 8,0

3.Giống chưa tốt 9,2 7,2 9,2 8,5 8,1

4.Thức ăn chất lượng chưa cao 13,5 - 9,5 - -

5.Giá bán SP thấp 5,0 4,5 6,2 5,5 6,5

6.Giá mua các loại đầu vào cao 10,0 7,5 10,5 8,8 8,2

7.Thiếu vốn SX 7,0 5,1 5,6 6,2 4,0

8.Thiếu lao động 10,0 6,3 8,5 8,5 6,5

9.Thiếu kiến thức kỹ thuật 10,8 5,5 10,5 8,6 7,2

10. Môi trường ô nhiễm 6,7 4,2 9,9 4,0 4,2

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra các trang trại mẫu năm 2013

Từ bảng số liệu điều tra 3.14, chúng ta thấy hầu hết các loại hình đều bị rủi ro ở những cấp độ khác nhau theo từng yếu tố. Trên thực tế nhân tố gây tác động không tốt tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại. Ở đây chúng tôi khảo sát 10 yếu tố có gây thiệt hại nhiều cho sản xuất kinh doanh của các trang trại. Các nguyên nhân này nếu các trang trại gặp phải nó có tác động tiêu cực đến kết quả sản xuất. Đối với các trang trại trồng trọt chịu nhiều tác động của yếu tố tự nhiên, các yếu tố đầu vào, thiếu kỹ thuật và quản lý có mức độ rủi ro cao với tỷ lệ thiệt hại lớn từ 8,5 đến 12,0% tổng thu của trang trại.

Các trang trại chăn nuôi chịu rủi ro cao từ các yếu tố giá mua các yếu tố đầu vào như thức ăn, thiếu kiến thức kỹ thuật (kỹ thuật chăn nuôi, phong trừ dịch bệnh). Các trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp chịu rủi ro cao bởi các yếu tố như: thiếu kiến thức kỹ thuật, kiến thức quản lý.

Qua nghiên cứu chúng tôi thấy rằng thị trường sản phẩm nông nghiệp có sự cạnh tranh mạnh mẽ và đầy biến động, vì thế đã làm cho các trang trại gặp không ít khó khăn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)