5. Kết cấu luận văn
3.1.1.2. Địa hình
Là một huyện điển hình cho vùng trung du và miền núi phía Bắc, nên địa hình phức tạp không thống nhất. Với độ cao trung bình khoảng 100 mét so
với mặt nước biển, địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, cao nhất là xã Văn Lăng 600 mét, thấp nhất là xã Đồng Bẩm, Huống Thượng độ cao chỉ 20 mét. Vùng Bắc giáp với huyện Võ Nhai có địa hình núi cao, diện tích đất nông nghiệp ít, chiếm 9% tổng diện tích đất tự nhiên. Vùng trung du nằm ở phía Tây Nam của huyện tiếp giáp với thành phố Thái nguyên, địa hình tương đối bằng phẳng, diện tích đất nông nghiệp chiếm gần 20% diện tích đất tự nhiên, thích hợp với sản xuất đất nông nghiệp, chăn nuôi (thuỷ sản, gia cầm). Vùng núi phía đông nam tiếp giáp với huyện Yên Thế - Bắc Giang có nhiều đồi núi thấp với diện tích đất nông nghiệp chiếm gần 14% diện tích đất tự nhiên của vùng. [4]
Địa hình huyện Đồng Hỷ có nhiều đồi núi xen lẫn nhau với những đồi thấp nên mưa lớn xói mòn, rửa trôi mạnh. Sản phẩm của sự xói mòn đó là sự bồi tụ đất tạo thành nhiều cánh đồng dốc tụ lại phân bố ở khắp mọi nơi, chính vì thế đất dốc tụ thành thung lũng là loại đất trồng lúa, hoa màu chủ yếu của huyện. Đất canh tác nông nghiệp chủ yếu là ruộng bậc thang. Với đặc điểm địa hình đã tạo nên 3 tiểu vùng riêng biệt được chúng tôi tổng hợp và trình bày chi tiết (xem bảng 3.1).
Bảng 3.1. Đặc điểm địa hình huyện Đồng Hỷ Dạng địa hình Diện tích
(ha) Đặc điểm
1. Dạng đất trũng 14.321,84
Chiếm 31,45% tổng DTTN, độ cao 14m - 25m xen kẽ dải đồi thấp phân bố không liên tục, độ dốc 00
- 100 2. Dạng gò đồi 8.780
Chiếm 19,28% tổng DTTN, gồm có đồi gò thấp với độ cao 30m - 50m, và đồi gò cao với độ cao từ 50m - 100m, độ dốc 120 - 250 3. Dạng núi thấp đồi cao 22.439,5 Chiếm 49,27% tổng DTTN, có độ cao từ 100m - 200m, độ dốc >250
(Nguồn: Báo cáo quy hoạch sử dụng đất - Phòng tài nguyên và môi trường huyện Đồng Hỷ)
Huyện Đồng Hỷ có thể chia thành 3 vùng rõ rệt:
- Vùng bằng phẳng (trung tâm) gồm các xã: Hoá Thượng, Cao Ngạn, Chùa Hang, Đồng Bẩm, Linh Sơn, Huống Thượng, Nam Hoà. Vùng này có địa hình thấp, nằm giáp với thành phố Thái Nguyên. Vùng này phát triển sản xuất nông nghiệp như: Trồng lúa, rau màu, chăn nuôi tiểu gia súc và dịch vụ. Là trung tâm y tế, giáo dục, thương mại của huyện, người dân có cuộc sống khá ổn định, sản xuất hàng hoá đã phát triển, trình độ dân trí khá hơn so với các vùng khác.
- Vùng đồi dốc (phía Nam) gồm các xã: Khe Mo, Văn Hán, Cây Thị, Trại Cau, Tân Lợi, Hợp Tiến. Vùng này chủ yếu là đất đồi dốc với độ cao, đất đai bị rửa trôi, xói mòn, có đất ruộng nhưng ít. Ở đây chủ yếu trồng cây lâm nghiệp, cây chè, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc, trồng lúa nước.
- Vùng cao (phía Bắc) gồm các xã: Văn Lăng, Hoà Bình, Tân Long, Quang Sơn, Hoá Trung, Minh Lập, Sông Cầu. Vùng này đất đồi dốc và núi đá là chủ yếu, đất lúa rất ít, vùng này thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc, trồng lúa nương.