5. Kết cấu luận văn
3.3.4.6. Giải pháp cụ thể cho từng loại hình trang trại
a. Đối với trang trại lâm nghiệp
Đây là những trang trại có quy mô lớn về diện tích, đòi hỏi phải đầu tư lớn, chu kỳ sản xuất dài, trong khi điều kiện cơ sở hạ tầng và giao thông hạn chế nên gặp nhiều khó khăn. Phát triển các trang trại lâm nghiệp có nhiều ý nghĩa lớn về kinh tế - xã hội - môi trường. Để khắc phục những khó khăn trước ắt và phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả, cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Huyện cần tạo điều kiện cho các chủ trang trại tiếp cận và tranh thủ các nguồn vốn từ bên ngoài (các chương trình, dự án đầu tư cho lâm nghiệp…) để tiếp tục mở rộng và đầu tư chiều sâu.
- Kết hợp trồng rừng với chăn nuôi gia súc nhằm tận dụng lợi thế vùng đồi núi. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật hợp lý trong việc quy hoạch, trồng mới, chăm sóc và khai thác vườn cây. Mạnh dạn sử dụng lao động thuê ngoài để triển khai trồng mới và chăm sóc kịp thời thời vụ nhằm nâng cao tỷ lệ cây sống, rút ngắn thời gian thu hoạch.
- Ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với nhà máy ván dăm Thái Nguyên, nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, tạo sự chủ động cho đầu ra của sản phẩm cũng như được các nhà máy hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, khai thác, vận chuyển.
b. Đối với trang trại chăn nuôi
- Về giống, vật nuôi, tiếp tục sử dụng con giống tốt, khuyến khích các chủ trang trại, doanh nghiệp nhập nguồn gen, giống có năng suất chất lượng cao: Chương trình cải tạo chất lượng đàn bò địa phương theo giống bó lai Sind; nuôi lợn hướng lạc, lợn siêu lạc; phát triển đa dạng đàn gia cầm trong chăn nuôi có khả năng tăng trọng nhanh như giống gà Lương Phượng, Kabir, Sắc-sô, ngan Pháp
- Về thức ăn chăn nuôi, người chăn nuôi và nhà máy chế biến phải ký hợp đồng, đảm bảo cung cấp ổn định và chất lượng thức ăn tốt.
- Công nghệ chuồng trại, người chăn nuôi phải nghiên cứu các mẫu chuồng trại, áp dụng các loại máng ăn, uống, phù hợp với từng loại vật nuôi.
- Các trang trại cần mạnh dạn vay vốn đầu tư để sản xuất mở rộng quy mô chăn nuôi tương xứng với điều kiện cho phép.
- Tổ chức tập huấn kỹ thuật về chăn nuôi thú y (phòng trừ dịch bệnh) cho các chủ trang trại.
- Kết hợp chăn nuôi và trồng trọt để tương trợ về thức ăn cũng như sử dụng nguồn phân bón từ chăn nuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí.
- Xác định cơ cấu đàn gia cầm, đảm bảo vừa kinh doanh thịt vừa kinh doanh giống và trứng.
c. Đối với trang trại trồng cây lâu năm
Loại trang trại này chủ yếu là các trang trại trồng các loại cây lấy gỗ như bạch đàn lá to, mỡ, vầu và một phần đang trồng cây đặc sản xen lẫn như trám, xấu. Đặc thù loại hình này là ở vùng cao, địa hình phức tạp, xa khu dân cư, cơ sở hạ tầng thấp kém. Do vậy rất khó khăn cho việc đầu tư, chăm sóc, khai thác nên doanh thu không cao. Bởi vậy đối với loại hình trang trại này cần thực hiện những giải pháp sau:
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, thao tác kỹ thuật chăm sóc và khai thác vườn cây lâu năm. Mặt khác, tổ chức đưa cán bộ khuyến nông hoặc nhà khoa học đến trực tiếp huấn luyện, trình diễn kỹ thuật tại trang trại.
- Thực hiện trồng xen cây hàng năm như sắn, dứa… để tận dụng diện tích cây đang thời kỳ kiến thiết cơ bản coi đó là biện pháp lấy ngắn nuôi dài.
- Các chủ trang trại thực hiện các hợp đồng dài hạn về tiêu thụ sản phẩm với các cơ sở chế biến trên địa bàn. Những loại sản phẩm của các trang trại trồng cây ăn quả như vải, xoài cần có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các đối tác thu mua.
d. Đối với trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp.
- Mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng tỷ trọng hàng hóa, ưu tiên trồng các loại cây đặc sản trên đất nông nghiệp như rau an toàn(phát triển mạnh ở Đồng Bẩm và Linh Sơn).
- Đối với chăn nuôi lợn và gà cần có biện pháp đảm bảo vệ sinh chuồng trại, thực hiện theo mô hình biogas nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhất là loại hình trang trại đang phát triển mạnh ở khu trung tâm của huyện.
Tóm lại: Về giải pháp cho các loại hình trang trại thì rất nhiều, nhưng thực hiện nó ra sao? Áp dụng cho từng vùng thế nào? Đối với từng loại hình trang trại thì có các giải pháp khác nhau, người chủ trang trại luôn phải năng động và linh hoạt trong mọi tình huống cụ thể, thì mới mong đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ