Công tác khai thác động cơ 4.1 Công tác khai thác tại đơn vị.

Một phần của tài liệu kiểm nghiệm điều kiện làm việc của động cơ gaz – 66 (Trang 67 - 70)

4.1. Công tác khai thác tại đơn vị.

Đây là một công tác chăm sóc bảo dỡng kỹ thuật (BDKT) đối với động cơ để hạn chế tới mức thấp nhất những h hỏng nhằm nâng cao tuổi thọ và độ tin cậy làm việc của các chi tiết, cơ cấu, hệ thống trên động cơ.

Theo quy định BDKT ô tô gồm có các dạng sau: BDKT thờng xuyên; BDKT cấp 1; BDKT cấp 2.

Đối với động cơ GAZ – 66 lắp trên xe tải hạng trung, chu kỳ BD đợc xác định theo điều kiện làm việc:

Điều kiện

làm việc Loại đờng làm việc của xe

Chu kỳ BDKT [km] Cấp 1 Cấp 2

Hạng 1

Đờng có mặt đờng dải bê tông atfan, bê tông xi măng và các loại đờng tơng tự ở ngoại vi thành phố. Đờng phố thị xã dới 100000 dân.

2000 10000

Hạng 2

Đờng dải bê tông atfan, bê tông xi măng và các loại đờng tự nhiên ở miền núi. Đờng phố các thành phố lớn. Đờng ô tô dải đá dăm, đá cuội, đờng đất, đ- ờng chở gỗ.

1600 8000

Hạng 3

Đờng dải đá dăm, đá cuội vùng rừng núi. Đờng cha định hình, đờng ở các công trình đá, vùng đào hố, máng và các đờng nhánh tạm thời. Điều kiện làm việc vòng tránh nhiều.

1200 6000

Công tác bảo dỡng động cơ đối với các loại BDKT gồm có các công việc sau:

4.1.1. BDKT thờng xuyên.

BDKT thờng xuyên còn gọi là BDKT hàng ngày đợc tiến hành trớc và sau mỗi lần động cơ hoạt động hoặc xe đi công tác.

Nội dung công tác BDKT thờng xuyên là:

- Kiểm tra độ căng của dây đai dẫn động quạt gió, bơm nớc, máy phát điện.

- Kiểm tra hệ thống cung cấp nhiên liệu.

- Kiểm tra mức nạp nhiên liệu, dầu bôi trơn, nớc.

Cuối cùng khởi động động cơ, kiểm tra điều chỉnh sự làm việc của động cơ ở chế độ không tải; kiểm tra áp suất và nhiệt độ dầu theo đồng hồ báo; kiểm tra nhiệt độ nớc làm mát theo đồng hồ báo nhiệt độ nớc, khi động cơ nóng, nhiệt độ nớc làm mát đạt 80 ữ 90°C; kiểm tra sự làm việc ổn định của động cơ, động cơ làm việc không có tiếng gõ và khói đen. Nếu nghe tiếng gõ xu páp, thì kiểm tra, điều chỉnh khe hở xu páp theo quy định từ 0,25 ữ 0,30 mm.

Khi sử dụng xe ở điều kiện nhiều bụi thì cứ hai ngày phải xúc rửa bầu lọc gió và thay dầu bầu lọc. Chú ý, sau khi xúc rửa xong phải nhúng các phần tử lọc trong dầu trớc khi lắp.

4.1.2. BDKT cấp 1.

Nội dung của BDKT cấp 1 gồm các công việc của bảo dỡng thờng xuyên, ngoài ra còn:

- Kiểm tra, bắt chặt các bu lông bắt nắp máy, đờng ống nạp, các te, các bu lông bắt động cơ trên xe.

- Bôi trơn cho các ổ đỡ của bơm nớc và quạt gió.

- Tháo cặn lắng ở trong vỏ các bầu lọc thô, lọc tinh nhiên liệu, dầu nhờn. - Bảo dỡng bầu lọc của hệ thống nhiên liệu, kiểm tra sự bát chặt các thành phần của hệ thống nhiên liệu.

- Rửa và bổ sung dầu cho bầu lọc không khí.

- Kiểm tra mức dầu và chất lợng dầu bôi trơn trong các te, nếu cần thiết thì bổ sung hoặc thay thế.

4.1.3. BDKT cấp 2.

Công việc của BDKT cấp 2 ngoài các công việc của BDKT cấp 1, cần làm thêm các công việc:

- Tháo, rửa các loại bầu lọc nhiên liệu, dầu nhờn, thay lõi lọc bị h.

- Xúc rửa thùng chứa nhiên liệu, rửa bộ chế hòa khí, kiểm tra mức xăng trong bầu, kiểm tra sự thông qua của các gíc lơ.

- Xúc rửa và thay nớc làm mát trong hệ thống làm mát. - Làm sạch hệ thống thông gió các te.

- Kiểm tra trạng thái làm việc của các van hằng nhiệt. - Kiểm tra áp suất nén trong xi lanh.

- Kiểm tra điều chỉnh xu páp theo quy định. - Thay dầu trong các te động cơ.

* Việc thay dầu đợc tiến hành nh sau:

+ Cho động cơ làm việc đến nhiệt độ bình thờng 75 ữ 85°C. + Tắt máy, tháo ốc xả ở đáy dầu.

+ Dùng xô, khay hứng dầu cũ chảy ra hết rồi bắt ốc xả dầu vào.

+ Rửa sạch các bầu lọc, để thật khô rồi lắp vào. Trớc khi lắp phải đổ đúng loại dầu vào bầu lọc.

+ Đổ dầu đúng loại vào động cơ theo mức quy định.

Cách một lần bảo dỡng cấp 2 phải tiến hành tháo nắp máy, cạo sạch muội than trong buồng cháy, xu páp và pittông; thông rửa van hơi ở đáy dầu và các đờng ống.

4.2. công tác tổ chức quản lý.

Cùng với công tác khai thác, công tác tổ chức quản lý có vai trò rất quan trong trong việc kéo dài thời hạn sử dụng của động cơ, hạn chế thấp nhất những h hỏng trong quá trình khai thác, sử dụng.

Thực tế số lợng xe trong quân đội có lắp động cơ GAZ – 66, trừ một số xe luôn ở trạng thái trực chiến còn lại đang đợc niêm cất ngắn hạn, dài hạn. Vì vậy, vấn đề chăm sóc bảo dỡng cần đợc huấn luyện tỉ mỉ các nội dung cho lái xe, thợ, nhân viên kỹ thuật về công tác khai thác, niêm cất, bảo quản, bảo d- ỡng, sửa chữa. Đồng thời có kế hoạch huấn luyện chuyên môn cho đội ngũ lái xe, thợ, nhân viên kỹ thuật theo kế hoạch nhằm nâng cao tay nghề sử dụng, khai thác từ đó kéo dài tuổi thọ của động cơ.

Hớng dẫn lái xe ghi chép đầy đủ nội dung của lý lịch xe vào sổ theo dõi hoạt động của xe ghi chép đầy đủ, chính xác số giờ máy nổ, khả năng hoạt động của từng xe, chấp hành nghiêm quy chế báo cáo tháng, qúy năm nhằm định mức sửa chữa và đề nghị đi sửa chữa những động cơ hết giờ nổ, những xe hết dự trữ hành trình để tránh sự hoạt động quá tuổi thọ của các cụm, chi tiết, hệ thống.

Phát động tốt phong trào “Giữ tốt, dùng bền, an toàn, tiết kiệm” với nội dung, phơng pháp sát với từng ngành. Làm tốt công tác sơ tổng kết từng giai đoạn của phong trào.

* Tóm lại:

Để khai thác có hiệu quả, nâng cao khả năng hoạt động và tuổi thọ của động cơ, của xe thì điều quan trọng là yếu tố con ngời. Điều này đòi hỏi mỗi cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên trong ngành xe quân sự không những phải thực hiện đủ, đúng các nội dung của quy định chế độ sử dụng mà còn phải có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, mỗi đơn vị phải có kế hoạch khai thác sử dụng hợp lý.

Một phần của tài liệu kiểm nghiệm điều kiện làm việc của động cơ gaz – 66 (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w