Từ những phân tích ở phân trên có thể khẳng định rằng, trong những năm qua kể từ sau tái lập tỉnh năm 1997, Vĩnh Phúc đã thu hút được lượng FDI ngày càng tăng. Hoạt động của FDI đã có nhiều tác động tích cực tới phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh. Những tác động tích cực chủ yếu bao gồm:
Thứ nhất, FDI trở thành nguồn vốn bổ sung vô cùng quan trọng cho phát triển kinh tế- xã hội. Hoạt động của các dự án FDI đã và đang đóng vai trị là yếu tố chủ yếu quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh theo hướng CNH, HĐH. Hoạt động của các DN FDI đã tác động tích cực tới nâng cao trình độ cơng nghệ của sản xuất, chất lượng nguồn lao động và năng suất lao động, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các DN thuộc các thành phần kinh tế khác nhận chuyển giao công nghệ hiện đại, học hỏi phương pháp quản lý tiên tiến, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh về kinh tế của tỉnh. FDI đã thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các khu, CCN, thúc đẩy sự phát triển nhanh của hệ thống kế cấu hạ tầng kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh.
Thứ hai, FDI đã trở thành yếu tố đảm bảo cho tăng trưởng nhanh của các hoạt động xuất nhập khẩu, thúc đẩy giao lưu kinh tế quốc tế, đồng thời đóng góp lớn cho nguồn thu ngân sách, tạo thuận lợi cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Thứ ba, FDI đã góp phần quan trọng vào giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động và bảo vệ mơi trường trong q trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
3.3.1.2. Nguyên nhân củ a nhữ ng tác độ ng tích cự c củ a đầ u tư trự c tiế pnư ớ c ngoài