Iu kin kinh t xã h

Một phần của tài liệu tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh vĩnh phúc (Trang 82 - 86)

Kể từ khi tái lập tỉnh, với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự quản lý có hiệu quả của chính quyền và nỗ lực to lớn của mọi lớp nhân dân, Vĩnh Phúc đã đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế-xã hội, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của công nghiệp trong hiện tại cũng như tương lai.

Những kết quả tích cực trong phát triển kinh tế là tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao so với trung bình của cả nước. Trong giai đoạn 1997 - 2010, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng 12,8 lần [32,tr.56;10,tr.54]. Trong giai đoạn 2011 - 2013, trong bối cảnh khó khăn chung của đất nước tăng trưởng kinh tế của tỉnh giảm sút nhưng đang có xu hướng hồi phục dần: năm 2012 - 2,52%; năm 2013- 7,89% [75,76]

Nhờ đó cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ: Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm từ 44,35% năm 1997 xuống còn 21,20% năm 2005 và 10,69% năm 2013; công nghiệp tăng nhanh từ 20,71% năm 1997 lên 52,26% năm 2005 và 60,39% năm 2013; dịch vụ- 34,94%; 26,55% và 28,92%.

Kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh tăng nhanh. Tổng giá trị xuất khẩu tăng từ 27.808,4 nghìn USD năm 2000 lên 189.012 nghìn USD năm 2005 và 526.600 nghìn USD năm 2010; tổng giá trị nhập khẩu từ 227.714,3 lên 484.091 nghìn USD năm 2005, 1.606.500 nghìn USD năm 2010 [32, tr.74; 35,tr. 202]. Năm 2013 ước đạt 2.746.000 nghìn USD [76].

Thu chi ngân sách của tỉnh chuyển biến theo chiều hướng rất tích cực, thu ln vượt chi. Năm 2005 tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt là 3440,518 tỷ đồng trong khi tổng chi ngân sách là 2449,35 tỷ đồng [32, tr.58; 35, tr.54]. Năm 2013 tổng thu ngân sách ước đạt 18.596 tỷ đồng, tổng chi ngân sách - 13.154 tỷ đồng [76].

Kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật đã tương đối phát triển. Vĩnh Phúc có cả đường bộ, đường sắt, đường sơng. Về đường bộ, ngồi quốc lộ 2, 2b, 2c, 23, nhiều tuyến đường nội bộ của tỉnh cũng đã được trải nhựa hoặc bê tơng hố, tính đến nay đã có 16 tuyến đường tỉnh lộ dài 251km với 56,45% đã được rải nhựa hoặc bê tơng hố; đường nội thị được bê tơng hoặc nhựa hố 87,07%; đường huyện - 38,4%; đường liên xã - 3,42%; đường nông thôn- 26,25%. Đường ô tô đã đến trung tâm tất cả các xã trong tỉnh. Trong tổng số 152 xã, đã có 102 xã có đường nhựa hoặc bê tơng hố. Sự phát triển của hệ thống đường giao thông đã tạo nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội nói chung và cơng nghiệp nói riêng ở Vĩnh Phúc.

Về cung cấp điện, Vĩnh Phúc là tỉnh có lưới điện phát triển trong hệ thống điện miền Bắc, 100% xã, phường đã có lưới điện quốc gia. Các trạm biến áp từ 110KV trở xuống cùng hệ thống đường dây dẫn điện đã và đang phục vụ tốt cho sản xuất và sinh hoạt.

Mạng lưới thơng tin liên lạc đã phủ kín tồn bộ các xã trong tỉnh, đủ điều kiện liên lạc trong và ngoài nước. Mật độ điện thoại cố định đến cuối năm 2005

đạt mức 6,7 máy trên 100 dân, năm 2010 đạt 10,8 máy trên 100 dân.

Hệ thống cung cấp nước sạch đã có bước phát triển song vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và cho sản xuất công nghiệp.

Về nguồn lao động, đến năm 2005 Vĩnh Phúc có 765,42 nghìn người (chiếm 65,72% dân số), trong đó số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động là 729,19 nghìn người (chiếm 95,27% nguồn lao động), lao động trong nông nghiệp là 391,1 nghìn người (chiếm 51,1% nguồn lao động), cơng nghiệp- 113,75 nghìn người (14,86%), dịch vụ - 147,74 nghìn người (19,3%). Đến năm 2013 Vĩnh Phúc có lực lượng lao động là 675 nghìn người (chiếm 68,92% dân số), trong lao động đang làm việc là 620,4 nghìn người (chiếm 91,91% nguồn lao động), lao động trong nông nghiệp chiếm 50,13% nguồn lao động, công nghiệp- 25,23%, dịch vụ- 24,64% [76].

Năm 2010 với hệ thống các trường chuyên nghiệp, trường và trung tâm dạy nghề, mỗi năm Vĩnh Phúc có khoảng 69.440 người lao động được đào tạo với các trình độ khác nhau, trong đó đào tạo trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp đạt mức 37.515 người. Đến hết năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 50,5% (tăng 2,7% so với năm 2009), trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 38,2% (tăng 1,9% so với năm 2009) [51]. Số lượng lao động qua đào tạo tăng không ngừng, cùng với sự bổ sung nguồn lao động trẻ đã vàđang là những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của Vĩnh Phúc nói chung và đối với phát triển cơng nghiệp nói riêng.

Từ ngày tái lập tỉnh, Vĩnh Phúc luôn quan tâm cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho DN đang hoạt động và thu hút DN ở nơi khác đến đầu tư tại tỉnh. Trong giai đoạn 2005 - 2009, tỉnh Vĩnh Phúc ln đứng vị trí cao so với cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Tóm lại, Vĩnh Phúc có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội cho thu hút và chủ động khai thác, sử dụng, phát huy tác động tích cực của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội. Những thuận lợi đó là lợi thế về vị trí địa lý nằm trong vùng phát triển của đồng bằng sông Hồng sát trục tam giác

kinh tế Hà Nội - Hải Phịng - Quảng Ninh; có các đầu mối giao thơng quan trọng, hệ thống hạ tầng kinh tế kỹ thuật khá phát triển gồm hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sơng; có quỹ đất phù hợp với phát triển các khu, cụm cơng nghiệp; có nguồn lao động trẻ dồi dào có văn hố có thể đào tạo nâng cao chuyên môn vốn khả năng tiếp thu khoa học công nghệ. Những doanh nghiệp FDI đã đầu tư vào ngành công nghiệp của tỉnh như Công ty Toyota Việt Nam, Công ty Honda Việt Nam đã thể hiện có hiệu quả làm tăng khả năng thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư khác trong và ngoài nước. Bên cạnh đó là sự quan tâm của Chính phủ đối với q trình phát triển toàn diện của tỉnh Vĩnh Phúc (Chính phủ đã quyết định đưa tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong vùng trọng điểm phát triển công nghiệp của các tỉnh phía Bắc và là địa bàn phát triển du lịch quốc gia). Sự quyết tâm cao độ thể hiện ở các giải pháp, chính sách phù hợp của Đảng bộ và Chính quyền tỉnh đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Mặc dù vậy vẫn cịn khơng ít khó khăn đối với phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của FDI ở Vĩnh Phúc như đa số dân cư sống ở nông thôn (chiếm 77,05% năm 2010), làm nơng nghiệp, có thu nhập thấp nên tích luỹ thấp; đội ngũ cán bộ cịn yếu và thiếu; nguồn lao động chưa qua đào tạo nên chất lượng thấp, chưa có tác phong công nghiệp; tài nguyên khoáng sản nghèo, các sản phẩm nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chưa được sản xuất tập trung với chất lượng cao nên chưa tạo thuận lợi cho công nghiệp chế biến phát triển; kết cấu hạ tầng đã phát triển song chưa đồng bộ vẫn cần tiếp tục hoàn thiện nâng cấp, áp lực giải quyết việc làm có xu hướng gia tăng cùng những bức xúc về xã hội đối với bộ phận dân cư trong diện bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để phát triển các khu, CCN và kết cấu hạ tầng giao thông.

Những thuận lợi và khó khăn đó đã và đang ảnh hưởng tới sự phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của FDI ở Vĩnh Phúc, đòi hỏi Đảng bộ, các cấp chính quyền và tồn thể nhân dân Vĩnh Phúc phải tiếp tục nỗ lực phát huy lợi thế, khắc phục trở ngại để sử dụng hiệu quả FDI thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

Một phần của tài liệu tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh vĩnh phúc (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)