Tác động của bối cảnh trong tỉnh

Một phần của tài liệu tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh vĩnh phúc (Trang 130 - 132)

Kể từ khi tái lập tỉnh năm 1997, Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo thuận lợi cho thu hút và sử dụng hiệu quả FDI. Tính chung cả giai đoạn 2001-2010, GDP Vĩnh Phúc tăng trưởng bình quân 16,5% /năm, trong đó: nơng, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 6,0%/năm; công nghiệp, xây dựng tăng 20,7%/năm; dịch vụ tăng 17,1%/năm. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng luôn đạt mức cao trong số các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc, tăng gấp 2 lần so với tốc độ trung bình của cả nước[54].

Quá trình tăng trưởng kinh tế của Vĩnh Phúc trong những năm qua có thể nói gắn liền với sự gia tăng mạnh mẽ của khu vực công nghiệp mà đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời có sự đột biến trong một số năm do một số dự án cơng nghiệp có quy mơ khá lớn đi vào hoạt động. Đây là những thời điểm mà các dự án cơng nghiệp đầu tư nước ngồi và các KCN đi vào hoạt động làm gia tăng sản lượng công nghiệp.

Cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, GDP bình quân đầu người trong tỉnh cũng tăng khá nhanh. Năm 2000 GDP/người của tỉnh (giá thực tế) mới chỉ đạt 3,83 triệuđồng, bằng 78,2% GDP vùng Đồng bằng sông Hồng và 67,2% so với cả nước. Năm 2010, chỉ tiêu này đạt 33,6 triệu đồng, cao hơn nhiều so với dự kiến bình quân cả nước là 22,5 triệu đồng và mức

bình qn các tỉnh đồng bằng sơng Hồng là 25,5 triệu đồng[54]. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng CNH, HĐH. Năm 2013 trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ - 10,69%; công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn - 60,39%; dịch vụ - 28,92%[76].

Những thành tựu về phát triển kinh tế đã tạo thuận lợi cho hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng ngày càng đồng bộ. Đến nay, Vĩnh Phúc có mạng lưới giao thơng khá phát triển với 3 loại: giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông. Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh phân bố khá hợp lý, mật độ đường giao thông cao. Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh nằm trong vùng thuận lợi về cung cấp điện từ lưới điện quốc gia, với việc hệ thống truyền tải và phân phối được quy hoạch và đầu tư đồng bộ đảm bảo thuận lợi, cung cấp đủ nhu cầu cho phát triển các KCN của tỉnh. Vĩnh Phúc có tiềm năng lớn về nguồn nước. Nguồn nước mặt, nước ngầm tự nhiên dồi dào đủ để cung cấp cho hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ lợi trên địa bàn. Mạng phục vụ Bưu chính hiện nay đã được phát triển rộng khắp trong toàn tỉnh đáp ứng các dịch vụ bưu chính cơ bản. Mạng viễn thông phát triển mạnh với các công nghệ hiện đại tương đương với mức trung bình cuả khu vực. Mạng lưới các cơ sở giáo dục và đào tạo của Vĩnh Phúc đã vàđang phát triển ngày càng rộng và phân bố đều khắp các xã, thị trấn, đến tận thôn trên địa bàn tất cả các huyện, thị trong tỉnh với hệ thống cơ sở trường, lớp và cơ sở vật chất kỹ thuật từng bước được cải thiện. Hệ thống các cơ sở giáo dục, đào tạo của Vĩnh Phúc đã góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài phục vụ thu hút, sử dụng hiệu quả FDI cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Một trong những thuận lợi rất lớn cho thu hút , sử dụng hiệu quả FDI là trên địa bàn tỉnh đã hình thành và phân bố tương đối hợp lý hệ thống các KCN. Các KCN được phát triển trên những vùng đất trồng cây hàng năm và đất đồi bạc màu, ít có dân cư sinh sống do vậy đã hạn chế được tối đa việc di dân, tái định cư và được nhân dân ủng hộ. Hầu hết các KCN được bố trí ở những khu vực thuận tiện về kết cấu hạ tầng như phân bố gần với trục quốc lộ số 2, trục đường huyết mạch quan trọng chạy ngang qua địa bàn tỉnh Vĩnh

Phúc, kết nối tỉnh Vĩnh Phúc với các địa phương khác trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc, qua hệ thống giao thơng trong vùng vươn tới các cụm cảng biển, cảng hàng không…tạo điều thuận lợi trong việc thu hút đầu tư phát triển các KCN. Các KCN được phân bố tạo thành các trục công nghiệp Đông - Tây gắn với quốc lộ số 2 và trục Bắc - Namở phía Đơng tỉnh gắn với trục đường 302. Khoảng cách giữa các KCN với các trung tâm đô thị lớn như Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, tạo điều kiện đảm bảo cung cấp các dịch vụ hạ tầng xã hội cơ bản, cung cấp nhân lực cũng như các đầu vào cần thiết khác cho phát triển các KCN. Nhìn chung, các KCN hiện tại được bố trí với tầm nhìn dài hạn gắn với việc hình thành và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng trong tỉnh.

Một phần của tài liệu tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh vĩnh phúc (Trang 130 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)