kinh tế
Thứ nhất, Trong những năm qua FDI đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh. FDI đã trở thành nguồn vốn quan trọng cho đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh. Tình hình đóng góp vốn của FDI được phản ánh qua bảng số liệu 3.1. dưới đây:
Bảng 3.1. Giá trị vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Đvt: Triệu đồng
Tổng số FDI Tỷ trọng của FDI (%)
1998 392.555 79.340 20,21 1999 527.388 78.248 14,84 2000 634.837 123.455 19,45 2001 839.135 325.459 38,79 2002 1.955.959 828.555 42,36 2003 4.061.092 779.806 19,20 2004 4.032.629 744.734 18,47 2005 3.695.476 640.263 17,33 2006 3.528.679 563.021 15,96 2007 5.498.641 782.948 14,24 2008 8.398.500 1.985.977 23,65 2009 12.331.877 2.080.273 16,87 2010 14.482.867 2.353.255 16,25 2011 17.202.907 2.056.789 11,96 SB 2012 14.880.980 2.666.250 17,92 Ư 2013 14.211.000 3.492.788 24,58 Nguồn: [31], [32], [35], [76].
Như vậy, trong những năm qua, nguồn vốn FDI chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Năm 2013 FDI chiếm tới 24,58% tổng vốn đầu tư xã hội của tỉnh, nhờ đó tạo thêm thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế. Tình hình đóng góp trực tiếp của FDI vào tăng trưởng kinh tế hàng năm của tỉnh Vĩnh Phúc được phản ánh qua các số liệu của bảng 3.2. dưới đây.
Bảng 3.2. Tăng trưởng của tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc theo giá so sánh
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm GDP
Tốc độ tăng trưởng liên hoàn
(%) GDP FDI GDP FDI Tốc độ tăng trưởng liên hoàn (%) 1998 2.162.656 - 458.134 - 1999 2.331.343 107,80 461.160 100,66 2000 2.911.308 124,88 823.217 178,51 2001 3.258.578 111,93 897.470 109,02 2002 3.834.502 117,67 1.039.759 115,85 2003 4.581.717 119,49 1.288.415 123,91 2004 5.293.984 115,55 1.529.445 118,71 2005 6.220.982 117,51 2.022.551 132,24 2006 7.277.305 116,98 2.523.666 124,78 2007 8.255.087 113,44 3.497.918 138,60 2008 28.934.668 117,35 13.622.793 119,86 2009 31.326.397 108,27 15.383.070 112,92 2010 37.669.905 120,25 18.285.528 118,87 2011 43.177.295 114,62 21.525.830 117,72 SB 2012 44.265.362 102,52 21.635.436 100,51 Ư 2013 107,89
Nguồn:[31], [32], [34], [76]. (các số liệu từ năm 1998 đến 2007 tính theo giá cố định năm 1994, từ năm 2008 đến 2013 tính theo giá cố định năm 2010).
Các số liệu trên cho thấy trong giai đoạn 1998 - 2013 tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc đạt mức khá cao. Ngoại trừ một số năm như năm 1999, 2001, 2002, 2010, 2012 tốc độ tăng trưởng của bộ phận GDP do FDI tạo ra thấp hơn so với mức tăng trưởng GDP chung của tỉnh, song nếu xét cả giai đoạn 1998 - 2012 tốc độ tăng trưởng GDP của FDI vẫn cao hơn mức tăng trưởng GDP chung của cả tỉnh. Trong giai đoạn 1998 - 2007 GDP của tỉnh tăng 3,82 lần, GDP FDI tăng 7,64 lần. Trong giai đoạn 2008 - 2013 GDP của tỉnh tăng 1,53 lần, GDP FDI tăng 1,59 lần. Nhờ đó tỷ trọng đóng góp của FDI
vào GDP của tỉnh Vĩnh Phúc cũng không ngừng tăng lên, cụ thể phản ánh trong bảng 3.3. dưới đây.
Bảng 3.3. Đóng góp của FDI vào GDP của tỉnh Vĩnh Phúc theo giá thực tế
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm GDP GDP FDI Tỷ trọng của GDP FDI
trong tổng GDP (%) 1998 2.867.898 614.194 21,42 1999 3.194.544 620.353 19,42 2000 3.828.588 1.105.317 28,87 2001 4.431.138 1.224.130 27,63 2002 5.244.927 1.472.909 28,08 2003 6.498.132 1.893.279 29,14 2004 6.883.954 2.100.994 30,52 2005 8.871.917 3.160.313 35,62 2006 12.014.590 4.915.567 40,91 2007 15.832.879 6.965.408 43,99 2008 23.768.243 9.948.564 41,86 2009 25.922.472 11.158.572 43,05 2010 36.401.299 15.624.080 42,92 2011 49.447.244 22.161.662 44,82 SB 2012 52.536.142 23.277.589 44,31 Nguồn: [31],[32],[34],[35]
Trong suốt giai đoạn 1998 - 2012, tỷ trọng đóng góp của khu vực FDI vào GDP tồn tỉnh có xu thế tăng lên đáng kể từ 21,42% năm 1998 lên 44,31% năm 2012 và tiếp tục đóng góp phần quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1997 - 2012 đạt 17,2%/năm, trong đó: giai đoạn 2001-2005, nhịp độ tăng bình quân đạt 15,02%/năm (cả nước tăng 7,51%/năm); giai đoạn 2006 - 2010 nhịp độ tăng bình quân đạt 18,0%/năm (cả nước tăng 7,0%/năm). Nếu so sánh tỷ trọng của FDI trong tổng vốn đầu tư (Bảng 3.1.) và tỷ trọng của FDI trong GDP tồn tỉnh (Bảng 3.3.) có thể thấy rõ, FDI khơng những đóng góp cho tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh về số lượng, mà đồng thời cũng là nhân tố sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, góp phần khơng ngừng nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Thứ hai, FDI là nhân tố chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh theo hướng CNH, HĐH. Phần lớn nguồn vốn FDI trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm qua được tập trung vào phát triển công nghiệp. Nhờ thu hút được nguồn vốn FDI khá lớn, cơng nghiệp Vĩnh Phúc đã có bước phát triển nhanh, cụ thể thể hiện qua các số liệu ở bảng 3.4. dưới đây.
Bảng 3.4. Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp FDI trong công nghiệp Vĩnh Phúc giai đoạn 1998-2012 (giá cố định 1994)
Tổng GTSXCN của Vĩnh
Phúc GTSXCN của FDI
Năm
Triệu đồng Tốc độ tăng trưởng
liên hoàn (%) Triệu đồng Tốc độ tăng trưởng liên hoàn (%) 1998 2.548.648 - 2.152.815 - 1999 3.075.517 120,67 2.650.496 123,12 2000 5.337.709 173,55 4.801.691 181,16 2001 6.126.150 114,77 5.233.487 108,99 2002 7.722.154 126,05 6.475.120 123,72 2003 10.140.685 131,32 8.323.315 128,54 2004 12.025.860 118,59 9.421.317 113,19 2005 14.523.588 120,77 11.943.608 126,77 2006 18.665.369 128,52 16.004.687 134,00 2007 26.655.116 142,81 22.961.625 143,47 2008 72.729.317 272,85 60.260.504 262,44 2009 81.270.191 111,74 68.095.314 113,00 2010 96.645.873 118,92 80.929.152 118,85 2011 109.822.273 113,63 94.859.821 117,21 SB 2012 110.695.126 100,79 95.332.547 100,50
Nguồn: [31],[32],[33],[35] (các số liệu từ năm 1998 đến 2007 tính theo giá cố định năm 1994, từ năm 2008 đến 2013 tính theo giá cố định năm 2010).
Trong giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2012, GTSXCN của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và của FDI trên địa bàn tỉnh nói riêng không ngừng tăng lên. Mặc dù trong một số năm như năm 2001, 2002, 2003, 2004, 2008, 2010, 2011 tốc độ tăng trưởng GTSXCN của FDI chậm hơn so với mức tăng chung của tồn ngành cơng nghiệp, nhưng nếu tính cả giai đoạn 1998 - 2012 thì tốc độ tăng trưởng GTSXCN của FDI vẫn cao hơn mức chung của tồn ngành cơng nghiệp của tỉnh. Trong giai đoạn 1998 - 2007 GTSXCN của toàn tỉnh tăng 10,46 lần; GTSXCN của FDI tăng 10,67 lần. Trong giai đoạn 1998 - 2007 GTSXCN của toàn tỉnh tăng 1,52 lần, GTSXCN của FDI tăng 1,58 lần.
Tình hìnhđóng góp cụ thể của FDI vào GTSXCN của tỉnh Vĩnh Phúc được phản ánh qua các số liệu của bảng 3.5. dưới đây.
Bảng 3.5. Đóng góp của FDI vào giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 1998-2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm Tổng số FDI Tỷ trọng của FDI (%)
1998 3.254.187 2.819.556 86,64 1999 3.891.475 3.446.308 88,56 2000 6.802.215 6.210.087 91,30 2001 7.177.273 6.221.642 86,69 2002 9.885.357 8.435.401 85,33 2003 13.566.038 11.386.419 83,93 2004 17.000.961 13.596.334 79,97 2005 21.319.125 17.818.980 83,58 2006 28.093.219 24.030.730 85,54 2007 39.825.228 34.439.150 86,48 2008 53.107.428 44.020.590 82,89 2009 59.104.607 49.383.877 83,55 2010 81.155.884 69.164.382 85,22 2011 115.435.268 97.688.599 84,63 SB 2012 121.169.382 102.474.799 84,57 Nguồn: [31],[32],[33],[35]
Những số liệu trên cho thấy, FDI có vai trịđặc biệt quan trọng trong sản xuất công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc. Tỷ trọng của FDI trong GTSXCN toàn tỉnh đạt mức thấp nhất là 79,97% vào năm 2004 và cao nhất là 91,3% vào năm 2000. Mặc dù có những biến động nhất định qua các năm nhưng cho đến hết năm 2012 tỷ trọng của FDI trong GTSXCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc vẫn ở mức rất cao (84,57%). Rõ ràng, sự phát triển của ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm qua phụ thuộc rất lớn vào hoạt động của FDI.
Nhờ sự tăng trưởng nhanh chóng của FDI trong cơng nghiệp, cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển dịch rất mạnh mẽ theo hướng tăng không ngừng tỷ trọng của ngành công nghiệp và xây dựng trong GDP: từ 20,71% năm 1997 lên 31,13 % năm 1998; 30,13 % năm 1999; 38,97% năm 2000; 40% năm 2001; 42,65% năm 2002; 46,41% năm 2003; 49,53% năm 2004; 52,69% năm 2005; 56,41% năm 2006; 59,92% năm 2007; 56,56% năm 2008; 57,74% năm 2009; 55,44% năm 2010; 58,07% năm 2011; 57,65% năm 2012; 60,10% năm 2013.
Tỷ trọng của ngành nông, lâm nghiệp thủy sản giảm mạnh từ 44,35% năm 1997 xuống cịn 10,72% vào năm 2013.
Tác động tích cực của FDI tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh cịn biểu hiện thơng qua thúc đẩy sự hình thành và phát triển các ngành cơng nghiệp mũi nhọn của tỉnh Vĩnh Phúc. Sự bổ sung về vốn đầu tư FDI đối với công nghiệp Vĩnh Phúc thời gian qua đã tạo ra những điều kiện mới cho sự khai thác những tiềm năng của tỉnh, từng bước hình thành những lợi thế mới trong hệ thống phân công lao động quốc tế. Việc phát huy nội lực và tranh thủ ngoại lực đã giúp tỉnh xác định rõ hơn các ngành hàng chủ lực. Trong những năm qua FDI đã từng bước tạo lập và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, bao gồm: Một là, ngành ô tô, xe máy. Với sự tham gia của các DN FDI, đặc biệt là Toyota Việt Nam và Honda Việt Nam, số lượng ô tô, xe máy xuất xưởng tăng rất nhanh. Nếu như năm 1998 số lượng ô tô xuất xưởng mới chỉ khiêm tốn ở mức gần 2.000 chiếc, thì đến năm 2012 đã đạt mức 24.513 chiếc. Số lượng xe máy xuất xưởng tăng từ 80.000 chiếc năm 1998 lên đến 2.299.735 chiếc vào năm 2012. Số lượng xe máy các loại sản xuất tăng nhanh từ 1.388.953 chiếc năm 2008 lên đến 2.429.492 chiếc vào năm 2013, với nhiều dòng xe phù hợp với thị hiếu và tài chính của người Việt, được khách hàng đánh giá cao về chất lượng và thương hiệu.
Sự phát triển mạnh mẽ của ngành ô tơ, xe máy đã kéo theo sự hình thành và phát triển nhanh các DN cơ khí sản xuất phụ tùng, linh kiện chất lượng cao cho công nghiệp lắp ráp ơ tơ, xe máy. Tính đến ngày 24 tháng 7 năm 2014 trên địa bàn Tỉnh đã thu hútđược 27 dự án FDI vào ngành công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô, xe máy với tổng vốn đăng ký trên 265 triệu USD, vốn thực hiện đạt gần 260 triệu USD ( đạt mức 97,26%). Những dự án tiêu biểu bao gồm Công ty Sản xuất phanh Nissin Việt Nam (với vốn đăng ký 49 triệu USD); Dự án Nhà máy sản xuất động cơ của Cty Piaggio Việt Nam (với vốn đăng ký 45 triệu USD); Công ty TNHH Kohsei Multipack Việt Nam (vốn đăng ký 30 triệu USD), Công ty TNHH Maruichi Sun Steel (vốn đăng ký 21,4 triệu USD); Công ty TNHH Exedy Việt Nam (vốn đăng ký 12 triệu USD… Bên
cạnh đó, ngành cơng nghiệp hỗ trợ sản xuất xe máy đã từng bước có sự tham gia của các DN DDI. Tính đến năm 2014 đã có 3 dự án DDI trong ngành này là Công ty TNHH Công nghệ COSMOS; Công ty TNHH Hùng Huy; Công ty TNHH Công nghiệp Thiện Mỹ với tổng số vốn đăng ký là 92,25 tỷ đồng. Hoạt động của các DN FDI và DDI trong ngành cơng nghiệp hỗ trợ đã góp phần đưa tỷ lệ nội địa hóa trong sản xuất ơ tơ lên mức 9%, xe máy trên 70%.
Hai là, ngành cơ khí chế tạo. Nhờ có sự tham gia của các DN FDI cơng nghiệp cơ khí chế tạo của Vĩnh Phúc có bước phát triển nhanh, tăng trưởng trong giai đoạn 2001-2005 đạt mức 18%/năm ; giai đoạn 2006- 2010 đạt mức 25,73%.
Ba là, ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học. Mặc dù là nhóm ngành có tỷ trọng chưa lớn trong GTSXCN toàn tỉnh, song có có nhiều triển vọng, có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Trong giai đoạn 2008 - 2012 giá trị sản xuất của ngành tăng từ 15.823 triệu đồng lên đến 1.282.881 triệu đồng (tăng trên 81 lần). Đóng góp cho sự phát triển nhanh chóng của ngành này có phần đáng kể của các DN FDI thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ. Tính đến tháng 7 năm 2014 trên địa bàn Tỉnh đã có 23 dự án FDI hoạt động trong ngành công nghiệp hỗ trợ diện, điệntử với số vốn đăng ký trên 414 triệu USD, vốn thực hiện gần 189 triệu USD. Những dự án tiêu biểu bao gồm Công ty TNHH Partron Vina (vốn đăng ký 115,5 triệu USD); Công ty TNHH JAHWA VINA (vốn đăng ký 40 triệu USD); Công ty TNHH Heasung Vina (vốn đăng ký 36 triệu USD); Công ty TNHH Bang Joo Electronics VN (vốn đăng ký 30 triệu USD); Công ty TNHH Cammsys VN (vốn đăng ký 30 triệu USD); Công ty TNHH IN Điện tử Minh Đức (vốn đăng ký 21 triệu USD); Công ty TNHH UJU Vina (vốn đăng ký 20 triệu USD); Công ty TNHH Power Logics Vina (vốn đăng ký 16 triệu USD); Công ty TNHH Vina Union (vốn đăng ký 15 triệu USD); Công ty TNHH Daeduck VN (vốn đăng ký 14 triệu USD); Công ty TNHH Công nghiệp điện tử Sanha Việt Nam (vốn đăng ký 14 triệu USD); Công ty TNHH Dongyang Electronics VN (vốn đăng ký 10 triệu
USD); Công ty TNHH BH Vina (vốn đăng ký 10 triệu USD); Công ty TNHH U-One Comtech VN (vốn đăng ký 10 triệu USD)…
Bên cạnh đó, FDI đã có tác động bước đầu đến sự hình thành và phát triển của ngành công nghiệp chế biến nông lâm, thủy sản. Mặc dù khối lượng giá trị sản xuất chưa lớn song trong những năm qua các DN FDI trong ngành này cũng từng bước lớn dần. Giá trị sản xuất năm 2008 đạt mức 941.280 triệu đồng; năm 2012 đạt 1.686.472 triệu đồng (tăng 1,79 lần).
Thứ ba, tác động của FDI tới công nghệ sản xuất FDI góp phần thúc đẩy chuyển giao cơng nghệ tiên tiến vào tỉnh, phát triển một số ngành kinh tế chủ lực của địa phương như sản xuất, chế tạo ô tô, xe máy, linh kiện phụ tùng ô tô, xe máy, điện tử...Nhất là sau khi Công ty Toyota, Honda đầu tư vào tỉnh đã kéo theo các dự án vệ tinh, các nhà cung cấp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho ô tô, xe máy. Hầu hết các DN FDI áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, được kết nối và chịuảnh hưởng của hệ thống quản lý hiện đại của công ty mẹ. Công nghệ tiên tiến đãđược chuyển giao thông qua các hợp đồng chuyển giao công nghệ vào Việt Nam.
Bên cạnh đó, FDI có tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác trong tỉnh thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ của tỉnh nâng cao chất lượng và phát triển nhanh hơn, nhất là các ngành du lịch, dịch vụ, vui chơi giải trí, kinh doanh bất động sản...Một số các dự án đô thị dịch vụ, du lịch vui chơi giải trí và du lịch sinh thái lớn đã cơ bản hoàn thành và đi vào hoạt động kinh doanh như khu nghỉ mát Tam Đảo Belvedere, khu danh thắng Tây Thiên, khu du lịch sinh thái Flamingo Đại Lải Resort; khu đô thị, khách sạn và nhà hàng cao cấp Sông Hồng Thủ đô; khu đô thị mới chùa Hà Tiên, khu đô thị sân Golf Nam Đầm Vạc, sân Golf Đại Lải…Trong thời gian tới, các dự án trọng điểm sẽ hoàn thành như Quảng trường, Nhà hát, Khu liên hợp thể thao, Khu du lịch sinh thái vui chơi, giải trí Đầm Vạc, quần thể du lịch vui chơi giải trí Future Land …
Ngồi ra FDI cịn góp phần hình thành và phát triển hệ thống các KCN, CCN tương đối đồng bộ. KCN Kim Hoa với diện tích 70 ha là KCN đầu tiên của tỉnh được hình thành trên cơ sở của việc xây dựng và đi vào hoạt động
của cơng ty Hon Da Việt Nam; KCN Bình Xun với tổng số 53 dự án đầu tư, có 33 DN FDI. FDI đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong các KCN, tỷ lệ lấp đầy theo quy hoạch khoảng 37%, theo diện tích đã giải phóng mặt bằng đạt trên 70%.
Thứ tư, tác động của FDI tới sự hình thành và phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật. Sự phát triển của các DN FDI trong công nghiệp Vĩnh Phúc thời gian qua đã đặt ra những yêu cầu mới đối với sự phát triển kết cấu hạ tầng. Để tạo thuận lợi cho hoạt động của các DN FDI trên địa bàn và phục vụ công tác đẩy mạnh thu hút nguồn vốn FDI cho phát triển công nghiệp trong thời gian tới vấn đề đặt ra tỉnh Vĩnh Phúc phải tập trung phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống đường giao thông, cung cấp điện, nước, dịch vụ bưu chính viễn thơng …
Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã xácđịnh một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện để thu hút và sử dụng hiệu quả FDI là đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. UBND tỉnh đã chỉ đạo thực hiện thông qua việc lập