Trong gần 30 năm thực hiện đường lối cải cách và mở cửa, đến nay nền kinh tế Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, một phần nhờ vào thu hút và sử dụng FDI. Năm 2013 GDP của Trung Quốc tính theo tỷ giá hối đoại chính thức đạt mức kỷ lục là 8.939 tỷ USD. Kinh tế FDI ngày càng có nhiều đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, góp phần nâng cao vị thế quốc tế của ngành chế tạo Trung Quốc, thúc đẩy tiến bộ về kỹ thuật, công nghệ cũng như cải thiện việc quản lý kinh doanh của các DN Trung Quốc, mở rộng phạm vi việc làm cho người lao động, thúc đẩy mở cửa đối ngoại, đẩy nhanh nhịp độ thị trường hoá, phát huy vai trị tích cực trong việc thiết lập và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường XHCN.
Trong những năm qua, quy mơ đầu tư của nước ngồi vào Trung Quốc đã không ngừng tăng lên, kết cấu thu hút vốn ngoại khơng ngừng được cải thiện, trình độ đầu tư không ngừng được nâng cao. Từ ngày 1 tháng 7 năm 1979, Bộ luật Đầu tư hợp tác quốc tế của Trung Quốc được ban hành tạo cơ sở pháp lý cho thu hút, sử dụng và phát huy hiệu quả tác động của FDI ban đầu cho một số địa phương như Thâm Quyến, Chu Hải, Hạ Môn, Sáu Đầu và mở rộng dần ra đối với các địa phương khác theo những trọng tâm, trọng điểm trong từng giai đoạn phát triển.
Để khuyến khích kinh tế FDI ở miền Trung và miền Tây, Trung Quốc đã quyết định cho phép các tỉnh vùng sâu, vùng xa, các khu tự trị được phê chuẩn các dự án nước ngoài với tổng đầu tư lên tới 30 triệu USD (mức cũ là 10 triệu USD); cho phép giảm thuế thu nhập từ mức 33% xuống còn 15% - ngang bằng mức thuế dành cho các doanh nghiệp ở các đặc khu kinh tế.
Nhờ quy định khuyến khích đầu tư được ban hành và thủ tục thẩm định liên doanh được đơn giản hoá dần dần,... nên tổng số vốn FDI (vốn thực hiện) vào Trung Quốc không ngừng tăng nhanh. Vốn FDI đăng ký giữa thập kỷ 80 đến năm 1990 tăng bình quân 46%/ năm, đặc biệt trong 3 năm 1991 - 1993 đạt
tốc độ tăng trưởng cao nhất, với tổng số là 182.593 triệu USD. Từ năm 1993 đến nay, khối lượng thu hút vốn FDI của Trung Quốc không ngừng tăng lên. Nếu như vào năm 1998, số vốn FDI luỹ kế thực sự đầu tư vào Trung Quốc xấp xỉ 225 tỷ USD, thìđến cuối năm 2012 đã đạt mức 1.344 tỷ USD [81, 102].
Để thu hút và sử dụng hiệu quả FDI, chính phủ Trung Quốc đưa ra một loạt các chính sách và cơ chế nhằm cải thiện môi trường đầu tư như thực hiện miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng cho các thiết bị sản xuất nhập khẩu và đưa ra một loạt danh mục các ngành dành cho FDI, giảm thuế thu nhập cho các cơng ty nước ngồi đầu tư ở những khu vực nội địa kém phát triển, mở cửa dần cho FDI vào các lĩnh vực viễn thơng, bảo hiểm, cấm hồn tồn các hoạt động thanh tra trái phép, thu lệ phí khơng hợp pháp, áp đặt thuế và xử phạt vô cớ...
Sau khi gia nhập WTO, cùng với những cải cách phù hợp, nhanh nhạy của Chính phủ, Trung Quốc đã được hầu hết các nhà FDI lựa chọn làm địa điểm đầu tư lý tưởng, một thị trường đầy triển vọng với những lợi thế như kết cấu hạ tầng tương đối tồn diện mà chi phí lại rẻ, trìnhđộ văn hố của đội ngũ nhân cơng cao, chi phí lao động thấp, cơ chế chính sách thơng thống, cởi mở, có các ngành cơng nghiệp hỗ trợ....
Trong những năm qua Trung Quốc đã áp dụng chính sách mở rộng các lĩnh vực đầu tư của vốn nước ngoài, đa lĩnh vực hố loại hình DN FDI ở Trung Quốc, coi đây là một nội dung quan trọng trong chiến lược nâng cao chất lượng sử dụng vốn FDI, cải thiện kết cấu sử dụng nguồn vốn này.
Trung Quốc thúc đẩy từng bước việc mở cửa đối ngoại trong lĩnh vực thương mại và các dịch vụ như ngân hàng, bảo hiểm, thông tin, điện tử, mậu dịch đối ngoại, mậu dịch đối nội, du lịch v.v..., hoàn thiện kết cấu của các ngành nghề do thương gia nước ngoài và khu vực đầu tư, khuyến khích vốn ngoại đầu tư vào nông nghiệp, các ngành kỹ thuật công nghệ cao và mới, các ngành công nghiệp cơ sở, kết cấu hạ tầng, ngành bảo vệ môi trường, ngành xuất khẩu thu ngoại tệ; cải thiện dần bố cục các khu vực đầu tư của thương gia nước ngoài và khu vực, hướng dẫn thương gia nước ngoài và khu vực đầu
tư vào khu vực miền Trung và miền Tây, đặc biệt là đầu tư vào các dự án được nhà nước khuyến khích như dự án kết cấu hạ tầng, dự án bảo vệ môi trường như nông nghiệp sinh thái, sử dụng tổng hợp nguồn nước, v.v... và dự án kỹ thuật cao và mới ở miền Trung và miền Tây.
Nếu việc mở rộng các lĩnh vực đầu tư của DN FDI của Trung Quốc trong những năm 80 chủ yếu tập trung vào các dự án công nghiệp gia công hoặc kết cấu hạ tầng, thì đến cuối những năm 90, Trung Quốc đã nới lỏng những hạn chế về các lĩnh vực được nhận FDI. Trong nửa đầu thập kỷ 90, vốn FDI vào các ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn (khoảng trên 50%), nhưng đến những năm cuối thập kỷ 90, vốn FDI vào các ngành dịch vụ như bất động sản, bảo hiểm, tư vấn tài chính, thơng tin đã tăng lên đáng kể. Sau khi thoả thuận hợp tác thương mại Trung - Mỹ được ký kết, Trung Quốc cam kết cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng, tài chính, tiền tệ, bưu chính viễn thơng v.v... , đây là những lĩnh vực mà nhiều nước thường xuyên áp đặt những ràng buộc lớn hơn so với các lĩnh vực khác nhằm hạn chế FDI. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã nới lỏng hạn chế về thị trường thông qua việc loại bỏ dần từng bước hàng rào phi thuế quan dành cho xuất khẩu, đồng thời đưa ra các chính sách ưu đãi về thuế thu nhập đối với những ngành nghề then chốt cần khuyến khích phát triển.
Để nâng cao chất lượng hoạt động của các DN FDI trong các lĩnh vực, Trung Quốc đã đề ra mục tiêu thu hút các TNCs lớn đầu tư vào các dự án sử dụng kỹ thuật cao. Từ năm 1992, Chính phủ Trung Quốc đã nới lỏng kiểm soát việc thành lập các DN 100% vốn nước ngoài và các DN do người nước ngoài quản lý. Hiện có tới hơn 400 trong số 500 tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu thế giới đã đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc, trong đó có 17 trong số 20 cơng ty lớn nhất của Nhật Bản, 9 trong số 10 công ty lớn nhất của Đức cùng các công ty nổi tiếng của Mỹ. Số các công ty lớn cịn lại đều trong q trình phân tích, đánh giá việc đầu tư vào quốc gia này. Sự gia tăng đầu tư của các TNCs vào Trung Quốc đã giúp nước này duy trì khu vực FDI có quy mơ lớn và chất lượng cao hơn hẳn so với thập kỷ 80.
Trong thời gian gần đây, việc hướng dẫn phát triển các lĩnh vực đầu tư của FDI của Chính phủ Trung Quốc cũng vấp phải những thách thức về vấn đề tăng cường nội địa hoá một số lĩnh vực kinh tế như chế tạo ô tô, máy ảnh Kodak..., khi các nhà đầu tư FDI thờ ơ với việc áp dụng quy trình cơng nghệ mới, mang tính cập nhật.
Để phát triển và sử dụng có hiệu quả FDI, Trung Quốc cịn rất chú trọng đến việc tạo ra cơ hội và động lực cho DN FDI thơng qua các chính sách về ưu tiên đầu tư, tạo lập kết cấu hạ tầng, hoàn thiện luật pháp và cải cách chính sách tài chính, giá cả.
Trung Quốc đã chú ý hướng nguồn FDI vào từng vùng lãnh thổ thơng qua chính sách ưu tiên phát triển riêng biệt. Trong những năm 80, hướng ưu tiên phát triển FDI của Trung Quốc tập trung vào các thành phố duyên hải. Từ thập kỷ 90 đến nay, lại hướng ưu tiên vào các thành phố ven sông, ven biên giới và trong nội địa, nhất là vào miền Tây Trung Quốc. Biện pháp và chính sách chủ yếu mà Chính phủ Trung Quốc áp dụng là xây dựng kết cấu hạ tầng và mở rộng quyền quyết định việc nới lỏng đầu tư cho chính quyền địa phương.
Tuy nhiên, đầu tư trực tiếp nước ngồi khơng chỉ mang lại những tác động tích cực mà nó cịn có rất nhiều mặt trái ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Trung Quốc, đòi hỏi phải được nghiên cứu và có chính sách khắc phục. Sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong hơn ba thập kỷ qua biến Trung Quốc thành một trong những quốc gia có mức độ ơ nhiễm cao nhất thế giới. Ở nhiều tỉnh, thành tại Trung Quốc, các vấn đề môi trường và sức khỏe không được ưu tiên bằng phát triển cơng nghiệp. Bầu khơng khí ở nhiều thành phố bị nhuốm đen bởi khói từ các nhà máy. Hàng trăm triệu người dân Trung Quốc không thể tiếp cận với nước sạch. Hai vụ nhiễm độc chì gần đây mà ít nhất 2.000 trẻ em Trung Quốc là nạn nhân chỉ là những trường hợp mới nhất trong hàng loạt vụ nhiễm độc dường như xảy ra liên tục, chỉ là một trong nhiều biểu hiện mặt trái của sự bùng nổ kinh tế ở quốc gia này.