Khái quát chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh vĩnh phúc (Trang 86 - 88)

Trong giai đoạn 1997-2000, trên cơ sở Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ tỉnh lần thứ XII tháng 11/1997 và Quyết định số 233/1998/QĐ-TTg ngày 01/12/1998 quy định về phân cấp, ủy quyền cấp GPĐT đối với các dự án đầu tư nước ngoài, mặc dù tỉnh mới tái lập, điều kiện kinh tế-xã hội cịn khó khăn, kinh nghiệm về xúc tiến đầu tư còn hạn chế, nhưng trên địa bàn tỉnh thu hút được 11 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư 270,8 triệu USD, trong đó vốn đầu tư cấp mới là 261,6 triệu USD, vốn tăng là 9,2 triệu USD. Vốn thực hiện: đạt 224,0 triệu USD, chiếm 82,7% vốn đăng ký. Trong giai đoạn này, việc thu hút FDI chủ yếu dựa vào khai thác lợi thế vị trí địa lý, chính sách thu hút đầu tư cởi mở, thơng thống. Một số dự án lớn được cấp phép đầu tư như: Công ty Honda, Toyota, Nissin, Japfa Comfeed, Cao su Inoue, Toyota Boshoku...đã nhanh chóng triển khai xây dựng và đi vào hoạt động SXKD, do vậy vốn thực hiện đạt cao.

Trong giai đoạn 2001-2005, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII và Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2001 2005, vào tháng 12 năm 2003 Ban quản lý các KCN Vĩnh Phúc được thành lập, trở thành cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh quản lý các hoạt động đầu tư trực tiếp trong nước và nước ngoài trên địa bàn tỉnh, nhờ đó đã tạo ra bước đột phát trong công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thu hút FDI, tạo sự tin tưởng và hài lòng của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư của tỉnh. Năm 2005, Vĩnh Phúc đượcxếp thứ 5 về năng lực cạnh năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong tổng số 42 tỉnh thành, xếp thứ 8 về kết quả thu hút đầu tư trong cả nước. Nhờ đó, thu hút FDI có bước tiến mới. Trong giai đoạn này, trên địa bàn tỉnh thu hút được 63 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư 713,6 triệu USD (trong đó vốn

đầu tư cấp mới là 253,4 triệu USD, vốn tăng là 460,2 triệu USD). Vốn thực hiện của các dự án FDI đạt 260,4 triệu USD, chiếm 36,5% vốn đăng ký.

Trong giai đoạn 2006 - 2010, việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV cùng với Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã tạo ra sự phân cấp mạnh mẽ cho UBND tỉnh và Ban quản lý KCN trong cấp giấy CNĐT và quản lý hoạt động đầu tư. Cùng với đó, hệ thống kết cấu hạ tầng và những cải thiện về mơi trường đầu tư như cải cách hành chính theo hướng đơn giản hố các thủ tục hành chính trong cấp giấy CNĐT, đăng ký mã số thuế, khắc dấu…chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng thiết yếu và hỗ trợ thu nhập cho nhân dân các địa phương mất đất làm cơng nghiệp; chính sách đất dịch vụ đã tạo ra những thuận lợi mới cho thu hút, sử dụng FDI. Trong bình quân mỗi năm thu hút khoảng hơn 20 dự án đầu tư. Tổng số dự án FDI thu hút trong toàn giai đoạn là 106 dự án, tổng vốn đầu tư 2.055,8 triệu USD. Các dự án thu hút trong gian đoạn này chủ yếu tập trung ở các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, đã thu hút được các dự án lớn như dự án sản xuất điện thoại di động và xây dựng hạ tầng KCN Bình Xuyên II (300 triệu USD) của Tập đoàn Foxconn, dự án sản xuất máy tính xách tay và xây dựng hạ tầng KCN Bá Thiện (576,5 triệu USD) của Tập đoàn Compal, dự án sản xuất xe máy PIAGIO (45 triệu USD),.. Vốn thực hiện của các dự án FDI đạt 647,3 triệu USD, chiếm 31,5% vốn đăng ký.

Trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, với mục tiêu của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV là phấn đấu đến năm 2015, có đủ các yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp; đến năm 2020 là tỉnh công nghiệp, trở thành một trong những trung tâm dịch vụ, du lịch của Vùng và cả nước; có những khu nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn quốc tế và trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ này, mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, nhưng với sự nỗ lực của các ngành các cấp, tỉnh đã thu hút được 10 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư 151,44 triệu USD (trong đó cấp mới 48,48 triệu USD và tăng vốn 102,96 triệu USD). Vốn thực hiện giai đoạn này đạt 215,47 triệu USD, chủ yếu là do các dự án đầu tư từ các giai

đoạn trước mở rộng sản xuất: Honda, HJC, Piaggio, Jahwa, Micro Shine, Japfa Comfeed...

Về kết quả thu hút đầu tư, trong Năm 2013, đã thu hút được 21 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký314,8 triệu USD (gồm 181,8 triệu USD cấp mới và 133 triệu USD tăng vốn), tăng 3,5 lần về số dự án và 206% về số vốn đăng ký so với năm 2012, đạt157% kế hoạch.

Luỹ kế đến hết năm 2013, trên địa bàn tỉnh có 137 dự án FDI cịn hiệu lực với tổng vốn đầu tư là 2.767,6 triệu USD. Năm 2013, có 14 dự án FDI đi vào hoạt động SXKD,nâng tổng số dự án đi vào hoạt độngSXKD là 112 dự án FDI. Vốn thực hiện luỹ kế hết năm 2013 của dự án FDI ước đạt 46% vốn đăng ký. Trong năm 2013 đã thực hiện chấm dứt hoạt động 03 dự án FDI; làm thủ tục chuyển đổi 01 dự án DDI sang dự án FDI.

Tính đến ngày 15/5/2014 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 158 dự án FDI đăng ký hoạt động trong đó 111 dự án nằm trong KCN (KCN Kim Hoa 02 dự án; KCN Khai Quang 47 dự án; KCN Bình Xuyên I 28 dự án; KCN Bình Xuyên II 03 dự án; KCN Bá thiện I 09 dự án; KCN Bá Thiện II 03 dự án) và 47 dự án ngoài KCN (Thành phố Vĩnh Yên 15 dự án; các huyện: Bình Xuyên

15 dự án, Vĩnh Tường 04 dự án, Tam Dương 02 dự án, Tam Đảo 02 dự án).

Hiện nay hầu hết các DN đã đi vào hoạt động ổn định chỉ cịn một số ít các đơn vị đang trong q trình giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng.

3.2.1.2. Thự c trạ ng đầ u tư trự c tiế p nư ớ c ngoài phân theo ngành, lĩnhvự c; hình thứ c, đị a bàn đầ u tư

Một phần của tài liệu tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh vĩnh phúc (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)