Kinh nghiệm Hàn Quốc

Một phần của tài liệu tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh vĩnh phúc (Trang 74 - 78)

Hàn Quốc là một trong những quốc gia phát triển nhanh chóng tại Đơng Á. FDI là một trong những nhân tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc. Cho tới cuối những năm 50, Hàn Quốc vẫn là một quốc gia bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh và là mảnh đất khơng có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Nền kinh tế Hàn Quốc phụ thuộc lớn vào viện trợ của nước ngoài, đặc biệt là của Mỹ. Tiết kiệm trong nước không đáng kể. Năm 1959, tỷ lệ đầu tư trên GDP là dưới 1% và chủ yếu là viện trợ của Mỹ. Tài nguyên thiên nhiên của Hàn Quốc rất nghèo nàn.

Tháng 1 năm 1960, Chính phủ Hàn Quốc bắt đầu ban hành Luật đầu tư nước ngoài và các các chính sách khác nhằm thu hút FDI. Từ năm 1962, Hàn Quốc cho phép FDI vào trong nước tự do miễn là chúng đáp ứng được mục tiêu của kế hoạch 5 năm. Mọi nguồn FDI vào Hàn Quốc đều được nhà nước bảo vệ và ủng hộ. Sự tham gia của các DN trong nước dưới dạng liên doanh là không bắt buộc. Việc thu hút cơng nghệ nước ngồi cũng được khuyến khích. Năm 1967,Chính phủ tiến hành sửa đổi luật khuyến khích đầu tư. Năm 1970, thiết lập khu xuất khẩu tự do đầu tiên ở Masan. Nhờ những nỗ lực trên, FDI vào Hàn Quốc đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, do lo ngại những tác động ngược của FDI đối với nền kinh tế, nên Chính phủ khuyến khích các DN liên doanh hơn là các DN 100% vốn nước ngồi và khơng chấp nhận các dự án có đặc trưng sau: gây hỗn loạn cung, cầu trong nước về nguyên liệu thơ và sản phẩm trung gian; có các sản phẩm đang cạnh tranh với các công ty trong nước trên thị trường nước ngồi; tìm kiếm sự ủng hộ tài chính của các cơng ty trong nước; tìm kiếm lợi nhuận chỉ dựa vào việc sử dụng đất.

Năm 1980, Chính phủ sửa lại luật đầu tư theo hướng mở rộng hơn đối với FDI, cho phép nhà FDI được tham gia vào nhiều lĩnh vực hơn và tỷ lệ vốn tham gia lớn hơn, cho phép xí nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động ở nhiều lĩnh vực trước đây không cho phép. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hàn Quốc từ năm 1962 -1966 là 47,6 triệu USD; 1967 - 1976: 1.120,9 triệu USD; 1977 - 1986 là 4.323 triệu USD; 1987 - 1991 là 7.967,1

triệu USD và năm 2002 là 1.972 USD chỉ chiếm 0,03% GDP và bằng 1,12% tổng mức tạo vốn đầu tư của Hàn Quốc trong năm. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hàn Quốc tính đến hết năm 2013 là 152,3 tỷ USD bằng 12,7% GDP [81, 102].

Thu hút và sử dụng FDI ở Hàn Quốc dựa trên quan điểm tranh thủ ngoại lực để duy trì mức đầu tư cao cho phát triển kinh tế, từ đó thực hiện định hướng thu hút FDI từ các nước phát triển vào công nghiệp, nhất là công nghiệp chế tạo, thúc đẩy việc khai thác và phát triển kỹ thuật, sử dụng và tiếp thu các kỹ thuật nhập ngoại, tăng sức cạnh tranh quốc tế cho doanh nghiệp. Họ đã ban hành “Luật xúc tiến khai thác kỹ thuật” nhằm nâng cao năng lực thu nhận và tiêu hoá kỹ thuật mới, tiên tiến của nước ngồi. Lĩnh vực dịch vụ cũng thu hút khơng nhiều FDI vì Chính phủ Hàn Quốc chỉ cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào một số hoạt động dịch vụ như: du lịch, tham gia liên doanh trong hoạt động ngân hàng, thương mại, một số công ty xử lý số liệu và máy tính, cịn các dịch vụ khác không được phép tham gia. Trong giai đoạn đầu cơng nghiệp hố, FDI được phát triển chủ yếu vào các lĩnh vực thay thế nhập khẩu, sau chuyển sang định hướng xuất khẩu. Từ cuối những năm 70, FDI chủ yếu được phát triển ở các lĩnh vực điện, điện tử; còn ở ngành dệt và tơ sợi loại DN này bắt đầu giảm dần.

Hàn Quốc là một trong những quốc gia yêu cầu mức độ tham gia sở hữu vốn của nước chủ nhà khá nghiêm ngặt. Mức sở hữu của các công ty nước ngoài ở Hàn Quốc theo nước đầu tư, được chia thành 4 nhóm: 1) Nhóm sở hữu thiếu số (ít hơn 50%); 2) Nhóm cùng mức sở hữu (50%); 3) Nhóm sở hữu đa số (hơn 50%) và 4) Nhóm sở hữu toàn bộ (100%). Tính đến cuối năm 1981, các DN nước ngoài thuộc diện sở hữu 100% chiếm tỷ lệ khơng lớn (14,6%). Trong khi đó, đa số các DN nước ngoài là thuộc diện đồng mức sở hữu hoặc sở hữu thiểu số (73%).

Có thể nói, cho tới tận đầu những năm 80, các chính sách của Chính phủ Hàn Quốc đối với các xí nghiệp nước ngồi là tương đối khắt khe, đặc biệt là

này đã tạo ra một sự bảo hộ cần thiết cho các công ty trong nước trong giai đoạn đầu của quá trình CNH. Trong những năm gần đây, chính sách thu hút FDI của Hàn Quốc đã có những thay đổi căn bản theo hướng tự do hố hồn tồn đối với hoạt động của loại DN này. Việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài được chuyển từ quan điểm điều tiết và kiểm soát sang thúc đẩy và hỗ trợ đầu tư trực tiếp nước ngồi.

Ngồi ra, Hàn Quốc cịn thực hiện chính sách tự do hố thịtrường chứng khốn. Bãi bỏhồn tồn các hạn chế đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong hoạt động sáp nhập và mua lại các công ty trong nước. Áp dụng chế độ giao dịch ngoại hối tự do kể từ 1/4/1999. Từng bước thực hiện mở cửa đối với thị trường đất đai và bất động sản.

Các chính sách FDI của Hàn Quốc những năm gần đây tập trung ưu đãi theo lĩnh vực, khả năng tạo việc làm, địa bàn đầu tư … Các chính sách FDI tại Hàn Quốc tương đối khác biệt trên các lĩnh vực, chẳng hạn như ưu đãi về thuế, trợ cấp, chính sách tài chính, hỗ trợ hành chính và chính sách lao động. Các dự án FDI có định hướng thị trường khác nhau và do đó mong muốn các loại ưu đãi khác nhau: dự án nhằm vào thị trường trong nước thì cần ưu đãi đối với từng mặt hàng như bảo vệ thuế quan; dự án theo định hướng xuất khẩu cần ưu đãi về miễn thuế. Thực tế thấy rằng các DN theo hướng xuất khẩu nước ngoài, chi phí hợp lý, đáp ứng tốt hơn các ưu đãi thuế trong khi những DN nhắm đến thị trường thì lại quan tâm nhiều hơn với các điều kiện thị trường địa phương. Các công ty đa quốc gia chọn để phân bổ mức vốn cao hơn cho các nước có mức thuế suất thấp hơn, có thể chứng tỏ rằng tỷ lệ thuế thấp có hiệu quả cao trong việc thu hút FDI.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trợ cấp, chính sách tài chính và/hoặc hỗ trợ hành chính cũng có thể là yếu tố quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Khu vực ưu đãi hỗ trợ cho các DN nước ngoài, bao gồm cả trợ cấp cho vốn cố định và việc làm, có tác động tích cực đáng kể trên các lựa chọn vị trí của các cơng ty đa quốc gia (MNEs).

Các DN nước ngoài chịu sự điều chỉnh của các chính sách FDI ở Hàn Quốc tùy theo khả năng tạo việc làm địa phương. Tùy theo số lượng lao động địa phương được DN nước ngoài sử dụng mà họ sẽ được ưu đãi và chính sách khuyến khích của Chính phủ. Chính phủ Hàn Quốc đã cố gắng để cung cấp các ưu đãi rộng hơn cho các DN nước ngồi có quy mơ lớn, có liên quan đến tác động của chúng đối với nền kinh tế Hàn Quốc. Do đó, nếuDN nước ngồi tạo việc làm nhiều hơn sẽ được đánh giá cao hơn.

Các chính sách FDI ở Hàn Quốc cũng được phân biệt tùy thuộc vào vị trí, địa điểm thực hiện dự án và đặt nhà máy sản xuất. Các DN nước ngoài tại các khu vực kém phát triển (thường là các khu vực Chính phủ hỗ trợ) có hài lịng với chính sách FDI hơn so với những người trong các lĩnh vực phát triển hơn. Các khu kinh tế đặc biệt được chỉ định của Chính phủ đã thu hút các công ty sản xuất nước ngoài nhiều hơn. Các DN nước ngoài trong các khu vực ngoại vi (thường là Chính phủ hỗ trợ) có thể nhận được ưu đãi đáng kể trong khu vực và có một nhận thức tích cực hơn đối với Chính phủ sở tại.

Các chính sách FDI ở Hàn Quốc là khác nhau đáng kể về định hướng để xuất khẩu hay tiêu dùng nội địa của các DN FDI. Doanh nghiệp nước ngoài theo định hướng xuất khẩu phải đối mặt với cạnh tranh trực tiếp về giá trên thị trường quốc tế và do đó rất nhạy cảm với các ưu đãi về tài chính và giảm chi phí sản xuất. Các cơng ty định hướng xuất khẩu được Chính phủ cấp ưu đãi cao hơn cho các biện pháp khuyến khích tiết kiệm chi phí, chẳng hạn như giảm thuế nhập khẩu, miễn thuế, trợ cấp tiền mặt và trợ cấp đào tạo nghề.

Các chính sách về FDI ở Hàn Quốc khác có tính đến trình độ cơng nghệ. Các DN nước ngồi trong ngành công nghệ cao được hỗ trợ cao hơn so với những DN trong những ngành công nghệ thấp. Theo chương trìnhưu đãi hiện hành, các DN nước ngồi mang cơng nghệ tiên tiến có thể miễn hồn toàn thuế thu nhập DN trong bảy năm đầu và giảm 50% trong ba năm tới. Những công ty này cũng đủ điều kiện để xác định vị trí các cơ sở của họ trong các cụm công nghiệp dành riêng cho các DN nước ngồi. Nếu chính sách này

cũng có hiệu quả như dự kiến, mơi trường đầu tư tại Hàn Quốc sẽ được thuận lợi hơn cho vốn đầu tư nước ngồi với cơng nghệ cao.

Một phần của tài liệu tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh vĩnh phúc (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)