Tác động của bối cảnh quốc tế

Một phần của tài liệu tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh vĩnh phúc (Trang 127 - 129)

Trong những thập kỷ đầu tiên của Thế kỷ XXI, bối cảnh quốc tế với các xu thế kinh tế lớn như tồn cầu hóa, khu vực hóa, cách mạng khoa học - công nghệ và kinh tế tri thức đang tạo ra nhiều thuận lợi, nhiều cơ hội đầu tư phát triển, song cũng tạo ra sự biến đổi nhanh chóng và rủi ro hơn trong phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn cầu cũng như của mỗi quốc gia, địa phương. Sự kiện Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, thực hiện và tiếp tục đàm phán nhiều cam kết quốc tế khác đã và đang tạo điều kiện cho Việt Nam và các địa phương, trong đó có tỉnh Vĩnh Phúc tiếp cận nhanh hơn, dễ dàng hơn với thị trường thế giới và khu vực, đồng thời cũng chịu sự tác động mạnh mẽ hơn từ những bất ổn của thị trường thế giới như khủng hoảng kinh tế thế giới.

Rõ ràng, tồn cầu hố và hội nhập quốc tế tiếp tục tạo điều kiện cho các dòng vốn FDI đến với các nền kinh tế đang phát triển. Mặc dù chịu tác động không nhỏ của khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ Mỹ năm 2008, nhưng trong giai đoạn 2009 -2012 khối lượng FDI toàn cầu vẫn tăng 21,28% từ 1.114 tỷ

USD lên 1.351 tỷ USD, trong đó lượng FDI tới các nước đang phát triển tăng khá nhanh từ 478 tỷ USD lên 703 tỷ USD (tỷ trọng trong tổng khối lượng FDI toàn cầu tăng từ 42,9% lên 52%), đặc biệt là tại các nền kinh tế năng động nhất thế giới - khu vực Đông và Đông Nam Á tăng từ 233 tỷ USD lên 326 tỷ USD (tỷ trọng trong tổng khối lượng FDI toàn cầu tăng từ 20,9% lên 24,1%)[109, tr.31; 104, tr13].

Như vậy, trong những năm gần đây, lượng vốn FDI trên thế giới đầu tư vào các nước đang phát triển, đặc biệt là vùng Đông và Đơng Nam Á có xu hướng tăng nhanh. Tình hình đó khơng những tạo cơ hội cho Việt Nam nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng tăng cường thu hút FDI cho phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo ra sức ép cạnh tranh và thách thức to lớn đối với cải thiện môi trường đầu tư Việt Nam hiện nay so với các nước xung quanh.

Sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO, các quan hệ kinh tế ngày càng rộng mở, làn sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trở lên mạnh mẽ. Nếu như trong năm 2006, lượng vốn FDI đăng ký là 221 triệu USD, thì sang năm 2007 đã đạt mức 977,9 triệu USD, kỷ lục là năm 2010 - 3.503 triệu USD [114].

Bên cạnh đó, những bất ổn trong phát triển kinh tế thế giới đã và đang tạo ra những thách thức cho thu hút và sử dụng FDI của Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Sự suy thối, sự phá sản của các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới đang ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả các quốc gia. Các tập đoàn, các DN, do phá sản hoặc suy thoái đã buộc phải cơ cấu lại, cắt giảm đầu tư, cắt giảm nhân lực… làm thu hẹp thị trường, các cơ hội đầu tư phát triển cũng như làm tăng lực lượng lao động thất nghiệp…

Những bất ổn kinh tế thế giới làm chậm tiến độ giải ngân của các dự án FDI cũng như làm giảm nhịp độ thu hút vốn đầu tư nước ngoài…Trong những năm 2011, 2012 lượng FDI thu hút được của Việt Nam có xu hướng giảm. Năm 2012 Việt Nam thu hút được 2.532 triệu USD FDI và năm 2012 là 1.546,7 triệu USD[114].

Một phần của tài liệu tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh vĩnh phúc (Trang 127 - 129)