Nam sang thị trƣờng châu Âu
2.2.1. Các yếu tố vĩ mô 2.2.1.1. Về phía Việt Nam 2.2.1.1. Về phía Việt Nam
a.Lợi thế trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu nấm
Sở hữu những ưu thế, thuận lợi nhất định có ý nghĩa rất lớn đến việc thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất nấm xuất khẩu ở nước ta hiện nay. Việt Nam là quốc gia có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành sản xuất nấm, được thể hiện qua những lợi thế sau:
tận để nuôi trồng nấm quanh năm.
Việt Nam nằm trong vành đai nội chí tuyến, quanh năm có nhiệt độ cao và độ ẩm lớn, rất thích hợp với đặc tính sinh học của đa số các loại nấm. Việt Nam có thể được chia ra làm hai đới khí hậu lớn:
- Miền Bắc (từ đèo Hải Vân trở ra) là khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 4 mùa rõ rệt, thích hợp nuôi trồng các giống nấm ưa nhiệt độ thấp như nấm mỡ, nấm hương, nấm sò,… phục vụ cho xuất khẩu. Tuy nhiên, sản lượng nấm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu còn hạn chế, số liệu thống kê được chưa đáng kể.
- Miền Nam (từ đèo Hải Vân trở vào) do ít chịu ảnh hưởng của gió mùa nên khí hậu nhiệt đới khá điều hòa, nóng quanh năm và chia thành hai mùa rõ rệt (mùa khô và mùa mưa), thuận lợi để nuôi trồng nhiều loại nấm ưa nhiệt độ cao như mộc nhĩ, nấm rơm, nấm linh chi, nấm đầu khỉ,… (Lê Thị Nghiêm, 2007).
Như vậy, nước ta có điều kiện nuôi trồng hầu hết các loại nấm có giá trị xuất khẩu lớn trên thế giới. Bên cạnh đó, nước ta còn có nguồn nguyên liệu dồi dào cung cấp cho hoạt động sản xuất nấm. Là một nước nông nghiệp chuyên trồng lúa và các loại cây lương thực, cây công nghiệp, hàng năm nước ta có nguồn phế phẩm nông nghiệp rất lớn như: rơm rạ, mùn cưa, thân cây gỗ, thân lõi ngô, bông phế loại của các nhà máy dệt, bã mía của các nhà máy đường… Nguồn phế phẩm này có thể tái sử dụng tạo nguồn cơ chất để trồng nấm. Ước tính cả nước có trên 40 triệu tấn nguyên liệu và nếu chỉ cần sử dụng khoảng 10 – 15% lượng nguyên liệu này để nuôi trồng nấm thì trong 1 năm có thể tạo ra trên 1 triệu tấn nấm và hàng trăm ngàn tấn phân hữu cơ. Tuy nhiên ở Việt Nam, phần lớn rơm rạ sau khi thu hoạch lúa đều bị đốt bỏ ngoài đồng ruộng hoặc đổ xuống kênh, rạch, sông ngòi... gây lãng phí cho nền kinh tế đồng thời còn làm ô nhiễm môi trường (Phương Liên, 2010).
Thứ hai, Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, sẵn sàng tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như nuôi trồng nấm nói riêng.
Như đã đề cập, nước ta đang bước vào thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” với nguồn lao động lớn, chiếm gần 70% cơ cấu dân số cả nước. Bên cạnh đó, lực lượng lao động nông thôn nhiều, công lao động rẻ, trong khi nghề sản xuất nấm xuất khẩu hàng năm cần nguồn nhân công khoảng trên 3000 người. Ngoài ra, trồng nấm chỉ đòi hỏi trung bình mỗi lao động tốn 30 – 40% quỹ thời gian, chưa kể mọi lao động
phụ đều có thể tham gia vào hoạt động nuôi trồng (Lê Thị Nghiêm, 2007), nên có thể nói, nguồn lao động của ngành sản xuất nấm không hề thiếu và luôn sẵn có.
Thứ ba, nuôi trồng nấm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân trong khi vốn đầu tư đầu vào thấp, phù hợp để phát triển rộng khắp trong cả nước.
Vốn đầu tư để trồng nấm so với các ngành sản xuất khác không lớn, đầu vào chủ yếu là nguồn nguyên liệu tạo cơ chất (rơm rạ, mùn cưa,…) và công lao động, chiếm khoảng 70-80% giá thành một đơn vị sản phẩm. Để giải quyết việc làm cho một lao động chuyên trồng nấm ở nông thôn hiện nay có thể đạt mức thu nhập từ 2,5 – 3 triệu đồng/tháng thì ước tính trung bình số vốn đầu tư ban đầu khoảng 30 triệu đồng và 100m2 diện tích nhà xưởng (Phương Liên, 2010). Chính nhờ hiệu quả kinh tế mang lại tương đối cao, giúp giải quyết việc làm cho nhiều bộ phận dân cư, nên ngành sản xuất nấm có điều kiện thuận lợi để phát triển rộng rãi trên cả nước.
Thứ tư, thị trường tiêu thụ nấm trong nước và trên thế giới ngày càng mở rộng.
Nấm là loại thực phẩm giàu protein, glucid, lipid, các axit amin, vitamin, khoáng chất… đồng thời trong nấm còn có các hoạt tính sinh học giúp ngăn ngừa và trị một số bệnh nan y như ung thư, tiểu đường, viêm gan,… nên nấm được xem là “rau sạch”, “thịt sạch” và là “thực phẩm thuốc” (Phương Liên, 2010). Chính vì vậy, nhu cầu tiêu thụ nấm của người dân trong nước ngày càng tăng. Trên thị trường quốc tế, sản phẩm nấm mỡ, nấm rơm muối, sấy khô, đóng hộp của Việt Nam chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu đang tăng ngày một nhanh. Trong đó, Italia là thị trường tiêu thụ mạnh mặt hàng nấm rơm muối của Việt Nam và nhu cầu của thị trường này cũng không ngừng tăng lên (Phương Liên, 2010). Việc có thị trường rộng và ổn định là những điều kiện thuận lợi để hỗ trợ tốt cho sự phát triển nghề trồng nấm trong nước, đồng thời góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu.
Thứ năm, Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến công tác hỗ trợ người nông dân cũng như doanh nghiệp nhằm khuyến khích sản xuất, kinh doanh nấm xuất khẩu trong cả nước. Tác động trực tiếp của yếu tố này sẽ được tác giả phân tích, làm rõ trong phần sau.
Như vậy, với những lợi thế trên, tiềm năng phát triển thực sự của ngành nấm Việt Nam là rất lớn. Tuy nhiên, hàng năm, nước ta chỉ sản xuất hơn 250.000 tấn nấm phục vụ cho cả xuất khẩu lẫn tiêu dùng trong nước (Phương Liên, 2010). Trong đó,
sản lượng nấm cung cấp cho các thị trường nhập khẩu trên Thế giới chỉ vào khoảng 22,6 nghìn tấn/năm, trong đó xuất sang thị trường EU khoảng trên 4 nghìn tấn/năm. Thực trạng như vậy thực sự chưa xứng với tiềm năng phát triển vốn có của ngành kinh doanh nấm xuất khẩu Việt Nam. Chính vì thế, nước ta cần có những giải pháp kịp thời và dài lâu để vực dậy sự năng lực phát triển tiềm tàng của ngành nấm, đồng thời điều đó cũng góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường do sản xuất nông nghiệp và giải quyết công ăn việc làm cho người dân.
b.Chính sách của Chính phủ
Trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều biện pháp hỗ trợ thúc đẩy ngành nuôi trồng cũng như kinh doanh nấm xuất khẩu, xem đây như một phương thức thực hiện xoá đói nghèo, đặc biệt ở các khu vực nông thôn. Bảng dưới đây liệt kê một số chính sách có đề cập đến công tác hỗ trợ cho người nông dân trong sản xuất nông nghiệp nói chung và khuyến khích hoạt động đầu tư, xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp. Theo đó, người nông dân nuôi trồng nấm và doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nấm sẽ được hưởng ưu đãi từ những chính sách sau:
- Chính phủ khuyến khích, hỗ trợ việc cho vay tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thông qua các công cụ điều hành của Chính phủ (chính sách tiền tệ, chính sách xử lý rủi ro phát sinh trên diện rộng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn,…);
- Chính phủ khuyến khích doanh nghiệp đầu tư tạo điều kiện phát triển các ngành nghề trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thông qua những ưu đãi về đất đai, các biện pháp hỗ trợ cho hoạt động đầu tư (hỗ trợ về đào tạo nhân lực, phát triển thị trường, dịch vụ tư vấn, khoa học công nghệ,…);
- Chính phủ hỗ trợ tối đa 100% lãi suất vốn vay trong 2 năm đầu cho các khoản vay dài hạn của tổ chức, cá nhân qua hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để mua máy móc, thiết bị sản xuất trong nước nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch;
- Chính phủ sẽ cung cấp vốn, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng (đường xá, cung cấp điện nước, đảm bảo về môi trường,…), đào tạo lực lượng chuyên môn các cấp hướng dẫn và dạy nghề cho lao động nông thôn, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong nuôi trồng, hỗ trợ các hoạt xúc tiến thương mại,… cho hoạt động sản xuất hoặc kinh
doanh nông thôn có áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt;…
Bảng 2.2. Một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và kinh doanh xuất khẩu
Số/Ký hiệu Ngày ban
hành Trích yếu
01/2012/QĐ-TTG 09/01/2012
Về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
65/2011/QĐ-TTG 02/12/2011
V/v sửa đổi, bổ sung một số điều của QĐ số 63/2010/QĐ-TTG ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản
72/2010/QĐ-TTG 15/11/2010
V/v ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia
2011/QĐ-TTG 05/11/2010 V/v thực hiện thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
63/2010/QĐ-TTG 15/10/2010 Về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản
61/2010/NĐ-CP 04/06/2010 Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
22/NQ-CP 05/05/2010
Về triển khai thực hiện Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
41/2010/NĐ-CP 12/04/2010 Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
56/2009/NĐ-CP 30/06/2009 Về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
108/2006/QĐ-TTG 19/05/2006 Quyết định về việc thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam
(Nguồn: Tổng hợp từ trang tin vanban.chinhphu.vn)
Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng sẽ được hỗ trợ thông qua Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia nhằm thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương
mại, phát triển thị trường xuất khẩu và để xây dựng và nâng cao năng lực kinh doanh. Các nhà xuất khẩu và sản xuất cũng có thể tiếp cận chương trình thực hiện thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Chính phủ trong giai đoạn 2011 – 2013 để ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro trong tín dụng xuất khẩu, góp phần bảo đảm an toàn tài chính và thúc đẩy đầu tư. Tuy nhiên, trong hoạt động xúc tiến thương mại, vẫn còn nhiều điểm chưa thỏa đáng mà các doanh nghiệp đang đối mặt kể từ khi Thông tư 88/2011/TT – BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 17/6/2011 hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Cụ thể,Thông tư 88 quy định hỗ trợ 50% các khoản chi phí với mức hỗ trợ tối đa không quá 6 triệu đồng/doanh nghiệp đối với việc tổ chức hội chợ triển lãm định hướng xuất khẩu tại Việt Nam cho các công tác cụ thể như thuê mặt bằng, thiết kế, dàn dựng gian hàng; tổ chức hội thảo, dịch vụ phục vụ,… Với kinh phí tổ chức lên đến hàng chục triệu thì mức hỗ trợ như vậy thực sự gây khó khăn cho doanh nghiệp rất nhiều và không có tác dụng khuyến khích đầu tư cho hoạt động triển lãm kinh doanh của doanh nghiệp. Hoặc như quy định tại Khoản 6 Điều 5 của Thông tư này về việc hỗ trợ 100% kinh phí tổ chức đoàn giao dịch thương mại tại nước ngoài, nhưng không quá 40 triệu đồng/doanh nghiệp tham gia cho tất cả các hoạt động đi lại, tổ chức hội thảo giao thương,… thì cũng chỉ hỗ trợ giải quyết các chi phí cơ bản, chưa có tác dụng tích cực trong việc giúp doanh nghiệp tháo gỡ mối lo chi phí. Với những quy định như vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động phần lớn kinh phí khi tham gia hội chợ, triển lãm chuyên ngành trong và ngoài nước, gây áp lực và tâm lý e ngại đối với đa số các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ (Hoài Ngân, 2012).
Nhìn chung, các chính sách của Chính phủ trong những năm gần đây cũng đã góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất và xuất khẩu nấm trong nước. Tuy nhiên, để giải quyết thực trạng phát triển chưa phù hợp với tiềm năng vốn có của ngành nấm, Chính phủ cần có nhiều biện pháp cụ thể hơn, sâu sát hơn với tình hình thực tế mà hoạt động sản xuất của người nông dân cũng như hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp đang vướng mắc.
2.2.1.2. Phía thị trƣờng châu Âu
Bảng 2.3. Biểu thuế nhập khẩu đối với sản phẩm nấm các loại của Việt Nam vào thị trƣờng EU phân theo mã HS
Mã HS Danh mục Thuế thƣờng
Thuế GSP (*) − Nấm và nấm cục (nấm củ) tƣơi hoặc ƣớp lạnh
0709 51 00 − − Nấm thuộc chi Agaricus 12,8% 9,30% 0709 59 − − Loại khác:
0709 59 10 − − − Nấm mồng gà 3,2% 0% 0709 59 30 − − − Nấm mũ 5,6% 2,10% 0709 59 90 − − − Khác 6,4% 2,9% 0710 80 61 Nấm các loại (đã hoặc chưa hấp chín
hoặc luộc chín trong nước), đông lạnh
14,4% 10,90%
0710 80 69 14,4% 10,90%
0711 51 00
Nấm các loại đã bảo quản tạm thời (ví dụ: bằng khí sunfurơ, ngâm nước muối, ngâm nước lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác), nhưng không ăn ngay được
9,6% + 191 EUR/100 kg 6,1% + 191 EUR/100 kg 0711 59 00 9,6% 6,1%
− Nấm, mộc nhĩ (Auricularia spp), nấm nhầy (nấm keo) (Tremella spp) và nấm cục (nấm củ) khô, ở dạng nguyên, cắt, thái lát, vụn hoặc ở dạng bột, nhƣng chƣa chế biến thêm
0712 31 00 − − Nấm thuộc chi Agaricus 12,8% 9,3% 0712 32 00 − − Mộc nhĩ 12,8% 9,3% 0712 33 00 − − Nấm nhầy (Nấm keo) 12,8% 9,3% 0712 39 00 − − Loại khác 12,8% 9,3%
(*): áp dụng từ 01/01/2009 đến 31/12/2013 (Nguồn: Tổng hợp từ trang tin ec.europa.eu)
Hiện tại, các mặt hàng nấm của Việt Nam được hưởng mức thuế suất ưu đãi GSP dành cho các nước đang phát triển nên nhìn chung, các doanh nghiệp Việt Nam có ưu thế hơn khi xâm nhập thị trường EU so với các nước hưởng mức thuế suất thông thường. Tuy nhiên, như đã phân tích, năng lực cạnh tranh thấp do chưa có thương hiệu của mặt hàng nấm Việt Nam đã hạn chế lượng nhập khẩu nấm của nước ta vào thị trường này, gây trở ngại cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu của các doanh
nghiệp trong nước. Hơn nữa, sau ngày 31/12/2013, khi EU áp dụng Qui định mới về Hệ thống thuế quan phổ cập (GSP), khả năng Việt Nam không được tiếp tục hưởng thuế quan ưu đãi này là rất cao. Khi đó, mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất sang thị trường này phải chịu mức thuế suất thông thường, khiến cho chi phí xuất khẩu tăng lên rất nhiều. Đây sẽ là một trở ngại lớn, song song với khả năng cạnh tranh yếu kém, cùng gây nhiều khó khăn, hạn chế sự phát triển của hoạt động sản xuất và xuất khẩu nấm ra thế giới nói chung và sang thị trường EU nói riêng nếu như Việt Nam không có một chiến lược phát triễn bền vững cho ngành nấm trong tương lai.
b. Các rào cản phi thuế quan đối với mặt hàng nấm
Các nhà cung cấp rau quả của nước thứ 3 (nông dân, nhà chế biến và nhà xuất khẩu bên ngoài EU) muốn xuất khẩu sang thị trường EU phải đáp ứng các quy định riêng cho từng loại rau củ quả để có thể tiếp cận thị trường này. Trong đó, để được phép nhập khẩu vào EU, mặt hàng nấm của Việt Nam, cả dạng tươi và qua chế biến phải đáp ứng các quy định cơ bản về chất lượng, môi trường, an toàn vệ sinh thực vật và quy định về đóng gói – ghi nhãn và dán nhãn hàng hóa theo Quy định số 1863/2004 của Ủy ban châu Âu ban hành ngày 26/10/2004 về các tiêu chuẩn đặt ra