Cơ cấu mặt hàng nấm xuất khẩu

Một phần của tài liệu Xuất khẩu nấm của VN sang thị trường châu âu (Trang 34 - 37)

Từ năm 2005 đến năm 2011, cơ cấu mặt hàng nấm Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU khá đa dạng. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thông tin, số liệu cập nhật không đầy đủ đến năm 2011 nên tác giả phân tích cơ cấu mặt hàng nấm xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU từ số liệu của cơ quan thống kê Liên hiệp quốc (2005 – 2009) và các báo cáo chuyên ngành trong nước (2010).

Theo ghi nhận của cơ quan thống kê Liên hiệp quốc, trong giai đoạn 2005 - 2009, Việt Nam đã xuất khẩu sang EU bốn nhóm mặt hàng nấm các loại theo hệ thống mã HS, bao gồm: các loại nấm tươi hoặc ướp lạnh, đông lạnh, nấm đã bảo quản tạm thời nhưng chưa dùng ngay được và các loại nấm khô, ở dạng nguyên, cắt, thái lát, vụn hoặc ở dạng bột, chưa chế biến thêm (bao gồm cả mộc nhĩ khô). Theo báo cáo này, nhóm hàng được xuất khẩu nhiều nhất qua các năm là các loại nấm đã được bảo quản tạm thời nhưng chưa dùng ngay (071151, 071159) trong đó phân nhóm mang mã HS 071159 (các loại nấm khác, không tính nấm thuộc chi Agaricus như nấm mỡ) chiếm tỷ trọng cao nhất, mang về hơn 40% tổng kim ngạch cho xuất khẩu nấm mỗi năm. Trong phân nhóm này, nổi bật nhất là mặt hàng nấm rơm muối (đóng lon, đóng hộp) được xuất khẩu mạnh và đều đặn sang thị trường các nước EU. Đây cũng chính là mặt hàng thế mạnh của ngành nấm Việt Nam do điều kiện nuôi trồng thuận lợi, ít tốn kém. Chỉ tính riêng trong năm 2009, kim ngạch xuất khẩu nấm rơm muối sang thị trường Italia đạt 3,5 triệu USD, tăng 75,2% so với năm 2008. Tổng kim ngạch xuất khẩu nấm rơm đóng lon năm 2009 đạt 1,9 triệu USD, tăng 87,3%. Nấm rơm đóng hộp đạt 1 triệu USD, tăng 769,6% (Trang thông tin thị trường hàng hóa Việt Nam, 2010). Ngoài ra, các mặt hàng khác như mộc nhĩ khô, nấm tươi hoặc ướp lạnh, đông lạnh các loại cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ, từ 10 – 20% kim

ngạch xuất khẩu nấm sang thị trường EU hàng năm.

Bảng 2.1. Cơ cấu mặt hàng nấm Việt Nam xuất khẩu sang thị trƣờng EU phân theo mã HS giai đoạn 2005 – 2009

ĐVT: tấn, %

Mã HS Mô tả

chung Cơ cấu 2005 2006 2007 2008 2009 070951 Nấm tươi hoặc ướp lạnh Khối lượng 361,5 411,2 301,3 471,4 334,3 Tỷ trọng 8,69 8,75 5,67 12,12 7,89 070959 Khối lượng 654,2 850,3 747,5 - 485,0 Tỷ trọng 15,72 18,09 14,06 - 11,45 07108061 Nấm đông lạnh Khối lượng 497,1 594,2 625,9 270,5 815,0 07108069 Tỷ trọng 11,94 12,65 11,77 6,95 19,23 071151 Nấm bảo quản tạm thời, chưa ăn được Khối lượng 378,1 - 408,1 491,2 154,0 Tỷ trọng 9,08 - 7,68 12,62 3,63 071159 Khối lượng 1.522,1 1.860,5 2.232,8 1.799,9 1.528,0 Tỷ trọng 36,57 39,59 41,99 46,26 36,06 071231 Nấm khô, nguyên, cắt, thái lát, vụn hoặc bột, chưa chế biến thêm Khối lượng 23,1 - - 31,5 - Tỷ trọng 0,55 - - 0,81 - 071239 Khối lượng 457,8 678,4 510,4 374,6 657,2 Tỷ trọng 6,44 6,48 9,24 11,61 6,23 071232 Mộc nhĩ khô Khối lượng 268,1 304,5 491,5 451,8 264,0 Tỷ trọng 11,00 14,44 9,6 9,63 15,51 Tổng cộng Khối lƣợng 4.161,9 4.699,1 5.317,5 3.890,9 4.237,5 Tỷ trọng 100 100 100 100 100

(Nguồn: Tổng hợp từ Cơ quan thống kê Liên hợp quốc)

Tính đến giữa năm 2010, xét theo chủng loại nấm thì nấm rơm vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất trong các loại xuất khẩu sang thị trường EU (kim ngạch 2,5 triệu USD chiếm 71,4%). Kế đến là nấm mèo (cắt sợi) chiếm 7,05% và nấm sò chiếm 3,37%. 17,78% kim ngạch còn lại được mang về từ các loại nấm khác như mộc nhĩ khô, nấm hương các loại, nấm linh chi,… Trong tháng 5/2010, Italia là nước nhập khẩu duy nhất nấm rơm muối. Đơn giá xuất khẩu mặt hang này duy trì ở mức 2.200 USD/tấn (Transimex, CNF), tăng 16,2% so cùng kỳ 2009. Đơn giá xuất khẩu tăng

Nấm rơm muối 71,40% Nấm sò, 3,37% Nấm mèo, 7,05% Các loại khác, 18,18%

đã góp phần thúc đẩy kim ngạch mặt hàng này tăng theo (Trang thông tin thị trường hàng hóa Việt Nam, 2010). Đến cuối năm 2010, xu hướng tăng lượng nấm các loại xuất khẩu sang thị trường EU vẫn không ngừng, kết quả đạt mức kim ngạch 6,3 triệu USD như đã đề cập. Cơ cấu này vẫn được duy trì trong suốt cả năm 2011 vừa qua, với mức kim ngạch được trang Rau Hoa Quả Việt Nam ghi nhận cho mặt hàng nấm đóng lon các loại (chủ yếu là nấm rơm muối) là 4,3 triệu USD tính đến tháng 10/2011, giảm 23,8% so với cùng kỳ 2010.

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu mặt hàng nấm xuất khẩu sang thị trƣờng EU theo kim ngạch 5 tháng đầu năm 2010

Tổng kim ngạch 5 tháng đầu năm 2010: 3,5 triệu USD

(Nguồn: Tổng hợp từ trang tin Rau Hoa Quả Việt Nam)

Nhìn chung, với cơ cấu như vậy, mặt hàng nấm Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU được đánh giá là đa dạng. Tuy nhiên, dù có khá nhiều chủng loại nấm xuất khẩu nhưng khối lượng xuất khẩu hàng năm không cao làm cho kim ngạch thu về còn tương đối thấp. Theo một số chuyên gia, một vài yếu tố có thể tác động đến thực trạng này là:

Thứ nhất, kỹ thuật nuôi trồng, công nghệ sản xuất nấm xuất khẩu tại các hộ nông dân và các doanh nghiệp còn lạc hậu, thiếu thốn làm cho sản lượng nấm tạo ra không cao, không đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường EU (Trần Nga, 2008).

Thứ hai, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, tự phát của đa số các hộ nông dân trồng nấm của nước ta cộng với khả năng đáp ứng nhu cầu nhập khẩu từ thị trường EU có hạn

của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nấm cũng như sự thiếu liên kết giữa người nông dân và doanh nghiệp giải quyết đầu ra cho sản phẩm nấm đã làm hạn chế nguồn cung nấm xuất khẩu đi các nước trên thế giới nói chung cũng như vào thị trường EU nói riêng (Minh Huệ, 2008).

Thứ ba, sự đầu tư chuyên sâu cho hoạt động chế biến nấm xuất khẩu của các doanh nghiệp còn khá mỏng (Hà Châu, 2010). Dù có hơn 50% doanh nghiệp kinh doanh nấm theo hướng chế biến xuất khẩu, nhưng trong số đó chỉ có khoảng 13% số công ty tập trung chủ yếu vào chế biến theo hướng công nghiệp hóa với dây chuyền sản xuất hiện đại, còn lại phần lớn là sơ chế thủ công như cắt, gọt, rửa, ngâm muối hoặc đông lạnh để xuất khẩu. Điều này lý giải cho thực trạng trong cơ cấu mặt hàng nấm xuất khẩu của nước ta sang thị trường EU, có đến hơn 60% là nấm nguyên liệu ở dạng tươi, đông lạnh hoặc khô, khi nhập khẩu sang các nước sẽ được chế biến lại và phân phối dưới hình thức sản phẩm khác. Việc thiếu đầu tư vào công nghệ chế biến không chỉ làm hạn chế khả năng tiêu thụ nguồn nấm nguyên liệu do người nông dân sản xuất mà còn làm giảm năng lực đáp ứng nhu cầu của khách hàng bằng việc đa dạng hóa sản phẩm, gây mất khả năng cạnh tranh của sản phẩm nấm Việt Nam trên thị trường nước ngoài nói chung.

Để khắc phục tình trạng này, Việt Nam cần phải có những biện pháp lâu dài nhằm khuyến khích sản xuất và xuất khẩu nấm đồng thời đầu tư vào công nghệ để tạo ra nhiều giống nấm mới, đa dạng hóa hơn nữa nguồn hàng để khả năng đáp ứng thị hiếu, nhu cầu của thị trường EU được tốt hơn.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu nấm của VN sang thị trường châu âu (Trang 34 - 37)