Kinh nghiệm phát triển ngành nấm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Xuất khẩu nấm của VN sang thị trường châu âu (Trang 25 - 28)

Từ thực tiễn hoạt động, tổ chức ngành nấm của Trung Quốc, tác giả nhận thấy, có những kinh nghiệm đáng học hỏi và phù hợp để Việt Nam vận dụng một cách linh hoạt như sau:

Thứ nhất, Trung Quốc đã phát huy tốt nhất vai trò của chính quyền địa phương trong việc đẩy mạnh phát triển nuôi trồng nấm quy mô nhỏ, giúp giải quyết công ăn việc làm cho phần lớn lao động nông thôn nghèo.

Có thể nói, sự tăng trưởng nhanh chóng như hiện nay của hoạt động sản xuất nấm quy mô nhỏ ở Trung Quốc không thể có được nếu thiếu vai trò khuyến khích và hỗ trợ tích cực của chính quyền các địa phương. Đối với các vùng nghèo, đây còn là một động lực hiệu quả thúc đẩy sự phát triển nghề trồng nấm nhằm nâng cao

mức sống cho người dân vùng nông thôn, đồng thời gia tăng nguồn lợi tài chính cho địa phương. Do đó, chính quyền nhiều nơi đã tăng cường hỗ trợ về nguồn vốn, kỹ thuật công nghệ và các chính sách khuyến khích người nông dân tích cực tham gia vào hoạt động sản xuất nấm. Và cũng vì thế, điều đó đã thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp nấm của địa phương (Dinghuan Hu, 2009).

Xã Định Đào thuộc tỉnh Quảng Đông là một khu vực quốc gia chuyên sản xuất giống nấm mỡ. Trong năm 2003, cả khu vực này đã phát triển hơn 300 hecta đất dùng cho sản xuất, nuôi trồng nấm mỡ, với sản lượng hơn 4500 tấn và có hơn 3000 hộ nông dân tham gia nuôi trồng quy mô nhỏ. Sự phát triển của ngành công nghiệp nấm đã thu hút hơn 30 nghìn lao động của toàn xã chủ động tăng gia sản xuất nấm, đồng thời thúc đẩy sự đi lên của các ngành công nghiệp có liên quan như ngành công nghiệp chế tạo máy, nghề trồng nấm, cũng như hoạt động của các nhà cung cấp phân bón và nguyên liệu trồng nấm, các doanh nghiệp thu mua chế biến và các tổ chức hợp tác xã kinh tế nông thôn,… Để có được thành công như vậy, chính quyền địa phương xã Định Đào đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết. Xã đã áp dụng nhiều cách thức để tạo lập nên hệ thống các doanh nghiệp dẫn đầu, có ảnh hưởng lớn và tạo điều kiện để tăng tốc ngành sản xuất nấm cũng như quy trình chuẩn hóa các sản phẩm nấm xuất khẩu. Trong vài năm trở lại đây, xã Định Đào đã cho xây dựng nhiều xưởng đông lạnh, kho trữ đông và nhiều doanh nghiệp chế biến khác với quy mô xã, đồng thời thành lập Hiệp hội nấm cấp thị xã cũng như gần 70 tổ chức hợp tác xã kinh tế trồng nấm. Ngoài ra, xã còn thu hút nguồn vốn gần 48 triệu NDT (khoảng 7,6 triệu USD) từ Tập đoàn Lider (Tây Ban Nha) đầu tư vào dây chuyền sản xuất nấm với sản lượng gần 8000 tấn/năm. Đến mùa kinh doanh nấm, các công ty dẫn đầu sẽ thành lập những mạng lưới thu mua tại những làng nghề chủ yếu để mua nấm trực tiếp và như vậy, người nông dân có thể bán sản phẩm của họ mà không cần phải vận chuyển xa. Chính vì thế, đây không chỉ giúp người nông dân giải quyết vấn đề tìm đầu ra cho sản phẩm nấm mà còn huy động được mọi nguồn lực để phát triển sản xuất nấm, đồng thời đặt nền móng vững chắc cho sự mở rộng về chiều sâu cho hoạt động sản xuất nấm theo hệ thống chuẩn hóa ở xã Định Đào (Dinghuan Hu, 2009).

trong việc liên kết chặt chẽ với người nông dân, tạo đầu ra vững chắc cho sản phẩm nấm, từ đó động viên, khuyến khích người nông dân gắn bó hơn với nghề, tạo điều kiện cho sự lớn mạnh như hiện nay của ngành nấm.

Tại Trung Quốc, các nông trại trồng nấm với quy mô lớn là những nông trại có quy mô sản xuất từ một hecta trở lên. Bên cạnh việc tự sản xuất, các nông trại này còn đóng vai trò tạo động lực thúc đẩy sự sản xuất của các nông dân trong khu vực. Cũng quan trọng như sản lượng mùa vụ nói chung, yếu tố công nghệ trong thu hoạch và bảo quản nấm có vai trò rất lớn trong kỹ thuật trồng nấm. Trong khi đó, thời gian bảo quản nấm tươi rất ngắn để đảm bảo chất lượng nguyên vẹn của nấm sau thu hoạch. Chính vì vậy, thông qua việc cung cấp những chỉ dẫn kỹ thuật, phương thức trồng trọt, cũng như hợp tác với hộ nông dân trong và ngoài khu vực để tìm nguồn tiêu thụ nấm, các nông trại có thể tận dụng hiệu quả nguồn lao động từ các hộ nông dân, đất canh tác và nguồn vốn hỗ trợ để mở rộng hoạt động kinh doanh sản xuất nấm của họ và gia tăng thị phần so với đối thủ cạnh trạnh, đồng thời thu được lợi nhuận từ việc trồng nấm (Dinghuan Hu, 2009).

Đa số các nông trại sản xuất nấm sở hữu trang thiết bị và công nghệ sản xuất tiên tiến, đặc biệt, một số nơi có khả năng tái sản xuất việc trồng nấm và tạo nguồn cơ chất cho nấm. Do đó, nhiều cơ sở đã thiết lập quan hệ hợp tác với người nông dân ở khu vực xung quanh nhằm nâng cao năng suất và gia tăng thị phần, đồng thời giảm thiểu thiệt hại do thất thoát sau thu hoạch. Họ bán giống nấm và cơ chất cho người nông dân, đồng thời hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho những người này để họ yên tâm nuôi trồng. Sau đó, các nông tại sẽ bán ra thị trường những sản phẩm nấm chất lượng cao thu được từ người nông dân. Phương thức sản xuất này một mặt có thể hỗ trợ những người nông dân sản xuất nấm quy mô nhỏ, mặt khác giúp các cơ sở nông trại giảm thiểu chi phí quản lý và đầu tư trang thiết bị (Dinghuan Hu, 2009).

Thứ ba, Trung Quốc đã có sự đầu tư đúng mức cho công tác nghiên cứu, lai tạo và phát triển các giống nấm đồng thời phát huy tốt vai trò quản lý của nhà nước và các bên hữu quan.

Đánh giá cao vai trò của công tác nghiên cứu lai tạo giống, bên cạnh hỗ trợ các cơ sở kinh doanh đầu tư vào cơ sở hạ tầng, chính phủ Trung Quốc còn thành lập một loạt các trung tâm, viện nghiên cứu hiên đại, tiên tiến. Điển hình là:

- Viện Đất trồng và Phân bón thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc. Nhiệm vụ của viện là triển khai các nghiên cứu ứng dụng liên quan đến kiến thức đất đai, đất trồng trọt, phân bón, dinh dưỡng cho cây trồng, vi sinh vật trong đất,... Bên cạnh đó, viện còn đảm nhận các nghiên cứu trên phạm vi cả nước nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn trong nông nghiệp liên quan đến quản lý đất và phân bón.

- Viện Nghiên cứu nấm thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Thượng Hải. Thành lập năm 1960, đây là một trong những viện nghiên cứu về nấm đầu tiên với thế mạnh về lực lượng kỹ thuật toàn diện. Hiện tại, Viện đã và đang thực hiện các công tác nghiên cứu chuyên sâu về lai tạo giống và cấy giống, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, phương tiện nuôi trồng, kiểm soát dịch bệnh và sâu hại,…

Ngoài ra, còn các Viện và trung tâm nghiên cứu như Viện nghiên cứu Vi sinh vật thuộc Viện Khoa học Trung Quốc, Trung tâm Thí nghiệm Nuôi trồng Nấm, Viện nghiên cứu nấm Tam Minh (Phúc Kiến),… cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong công tác nghiên cứu, thử nghiệm và lai tạo giống nấm.

Bộ Nông nghiệp là cơ quan Nhà nước quan trọng quản lý về nông nghiệp, nông thôn và sản xuất nông sản ở Trung Quốc. Nhằm đảm bảo sản xuất nấm an toàn, chất lượng, đồng thời nâng cao trình độ sản xuất của ngành công nghiệp nấm trong nước, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã đầu tư thành lập một hệ thống các cơ quan chuyên ngành trực thuộc Bộ như Trung tâm Kiểm tra Đánh giá Giám sát Chất lượng hàng Nông nghiệp, Trung tâm Kiểm tra Đánh giá Giám sát Chất lượng Rau quả, Trung tâm Kiểm duyệt Chất lượng Sản phẩm Nấm Quốc gia, Hiệp hội Nấm ăn Trung Quốc,… (Dinghuan Hu, 2009).

Có thể thấy, với sự quan tâm đầu tư vào cơ sở vật chất cũng như hoàn thiện bộ máy hoạt động, Trung Quốc đã vực dậy ngành nấm trong nước, đưa cây nấm lên một tầm cao mới, trở thành một trong những mặt hàng chủ lực trong một thời gian dài. Học tập từ Trung Quốc và rút ra bài học cho Việt Nam trong việc phát triển ngành nấm trong nước có ý nghĩa rất nhiều đối với việc thúc đẩy xuất khẩu nấm của nước ta sang thị trường châu Âu.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu nấm của VN sang thị trường châu âu (Trang 25 - 28)