Nhóm giải pháp vĩ mô

Một phần của tài liệu Xuất khẩu nấm của VN sang thị trường châu âu (Trang 67 - 80)

3.2.1.1. Thắt chặt quan hệ thƣơng mại, đầu tƣ Việt Nam – EU

EU là thị trường không chỉ có tầm ảnh hưởng lớn tại châu Âu mà cả trên toàn thế giới. Chính vì vậy, nếu như tiếp cận được thị trường tiềm năng này cũng như là có mối quan hệ thương mại tốt đẹp với EU sẽ tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngoại thương của Việt Nam với khu vực châu Âu nói riêng và với các quốc gia, khu vực khác trên toàn cầu.

Như đã đề cập, quan hệ giữa Việt Nam và EU trong những năm trở lại đây có nhiều biểu hiện tích cực và đang hướng đến mục tiêu bền vững. Theo báo cáo từ cơ quan thống kê châu Âu, Việt Nam đứng thứ 36 trong số 50 đối tác thương mại chủ yếu của EU trong năm 2010, chiếm 0,5% tổng kim ngạch giao thương với EU. Trong khi đó đối với Việt Nam, EU là đối tác thương mại lớn thứ 3 (sau Trung Quốc và Mỹ), với mức kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2010 là 13,4 tỉ Euro, chiếm 12,3%. Cho đến nay, EU vẫn đang là nhà tài trợ phát triển không hoàn lại lớn nhất và là đối tác có nguồn đầu tư FDI cam kết lớn nhất của Việt Nam (Xuân Linh, 2011). Ngoài ra, trên bàn đàm phán, Việt Nam và EU đã đi đến ký kết Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện, mở ra một giai đoạn mới cho mối quan hệ Việt Nam – EU, với phạm vi rộng hơn và mức độ hợp tác sâu sắc hơn.

Trong thời gian tới, để củng cố và thắt chặt hơn mối quan hệ này nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu, vốn, công nghệ,… cũng như là tăng cường sự hỗ trợ đối với Việt Nam trong chuỗi sản xuất – phân phối hàng hóa toàn cầu, phía Việt Nam cần có những biện pháp tích cực chuẩn bị hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ các vòng đàm phán với EU hướng đến ký kết Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với khu vực này. Các biện pháp, kế hoạch đề ra cần xoay quanh các vấn đề về ổn định thương mại, ưu tiên đầu tư cho dịch vụ và điều chỉnh phù hợp các quy định, luật lệ thương mại. Đồng thời, để giai đoạn đàm phán được thành công và có kết quả thiết thực đối với Việt Nam, Chính phủ nước ta cần đẩy mạnh công tác tiếp thu ý kiến từ công đồng doanh nghiệp, các hiệp hội ngành hàng để có cơ sở đàm phán theo hướng cương quyết, thỏa hiệp hoặc nhượng bộ nhằm đạt kết quả như mong muốn. Hiệp

định thương mại tự do Việt Nam – EU với tính chất là một cam kết mở cửa thị trường sâu rộng và mạnh mẽ, nếu như được ký kết thành công sẽ có nhiều tác động tích cực đến từng ngành và toàn bộ nền kinh tế Việt Nam (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2011).

3.2.1.2. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu nấm vào thị trƣờng châu Âu

Trong giai đoạn 2012 – 2020, để thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu nấm sang các nước nói chung cũng như vào thị trường châu Âu nói riêng, kiến nghị Chính phủ tăng cường các hoạt động hỗ trợ thông qua việc hoàn thiện các chính sách liên quan đến tài chính và quy hoạch.

Về tài chính

- Kiến nghị Chính phủ điều chỉnh mức hỗ trợ tài chính phù hợp với như cầu thực tế hơn nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại theo thông tư 88/2011/TT – BTC;

- Chính phủ hỗ trợ, đảm bảo vốn đầu tư cơ bản với lãi suất ưu đãi tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến nông sản nói chung và mặt hàng nấm nói riêng đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, nâng cấp trang thiết bị, công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí;

- Chính phủ hỗ trợ vốn, khuyến khích người nông dân trồng nấm đầu tư xây dựng trang trại quy mô lớn, mua sắm trang thiết bị nông nghiệp hiện đại phục vụ tốt suốt quá trình nuôi trồng nhằm đảm bảo đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng nấm thành phẩm;

- Chính phủ đầu tư xây dựng các trung tâm nghiên cứu giống nấm cấp quốc gia đồng thời đào tạo lực lượng khoa học chuyên nghiên cứu, lai tạo và phát triển giống nấm nhằm làm tăng nguồn nấm tốt, cho giá trị kinh tế cao phục vụ sản xuất và xuất khẩu;

- Chính phủ khuyến khích, tạo điều kiện để người nông dân tham gia bảo hiểm nông nghiệp nhằm giảm thiểu rủi ro do các yếu tố khách quan, nhanh chóng khôi phục sản xuất.

Về quy hoạch

thể về phân bố vùng nguyên liệu nấm trên cả nước và có sự hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở thu mua, xí nghiệp chế biến, đồng thời triển khai áp dụng các mô hình sản xuất nấm theo tiêu chuẩn quốc tế (như GlobalGAP) nhằm nâng cao chất lượng nấm thành phẩm cũng như thắt chặt liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong vấn đề đảm bảo nguồn cung sản phẩm nấm đáp ứng tốt yêu cầu xuất khẩu.

3.2.1.3. Đẩy nhanh tiến độ thành lập Hiệp hội nấm Việt Nam

Nấm là sản phẩm quốc gia đã được Thủ tướng phê duyệt (Trường Giang, 2011), và theo quyết định sô 2441/QĐ-TTg ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2010 về chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020, thì cần phải phát triển sản phẩm nấm mang thương hiệu Việt Nam dựa trên công nghệ tiên tiến, nâng cao năng lực của doanh nghiệp, các tổ chức khoa học công nghệ nhằm thúc đẩy phát triển thị trường nấm trong nước, tiến tới đẩy mạnh xuất khẩu ra thế giới. Tuy nhiên, ngành nấm Việt Nam hiện nay đang phát triển chưa xứng với tiềm năng đồng thời chưa có sự đầu tư thích hợp để phát triển, nâng cao chất lượng sản xuất mặt hàng này trên cả nước. Vì những lập luận như vậy, để hướng đến mục tiêu đưa ngành nấm Việt Nam sánh vai với ngành công nghiệp nấm của các nước tiên tiến khác trên thế giới, Chính phủ cần thiết phải đẩy nhanh tiến độ thành lập Hiệp hội nấm Việt Nam – đơn vị quản lý đồng thời là tiếng nói chung của ngành nấm trong công cuộc đổi mới, phát triển.

Về vai trò, với đặc điểm của ngành nấm hiện nay, Hiệp hội không chỉ tập trung vào tháo gỡ vướng mắc cũng như đại diện cho quyền lợi của doanh nghiệp, mà còn là tổ chức tập hợp các nhà khoa học, các doanh nghiệp và cả những hộ nông dân nuôi trồng nấm nhằm phát triển ngành một cách bền vững. Trong đó, nhân tố chủ lực vẫn là các doanh nghiệp – lực lượng tiên phong giúp tạo động lực tích cực cho sự phát triển của ngành nấm vươn tầm thế giới.

Về nguyên tắc hoạt động, Hiệp hội nên hướng đến khai thác hiệu quả các “mắc xích” lớn trong mối “liên kết bốn nhà”, chủ yếu bao gồm các liên kết giữa doanh nghiệp với Nhà nước (thông qua việc khai thác các chính sách hỗ trợ của Chính phủ), giữa doanh nghiệp với nhà khoa học (trong việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến, thành tựu chọn giống mới,…) và giữa doanh nghiệp với nông dân (với việc đảm bảo đầu ra cho sản phẩm nấm đạt tiêu chuẩn về số lượng và chất lượng). Bên

cạnh đó, Hiệp hội cũng cần quan tâm đến các vấn đề liên quan đến thực trạng ứng dụng khoa học công nghệ mới trong quá trình sản xuất của người nông dân (mối liên kết giữa người nông dân với nhà nước và nhà khoa học) nhằm quản lý tốt nhất, hỗ trợ đắc lực nhất cho Nhà nước từ việc giải quyết các vấn đề liên quan đến phát triển nghề sản xuất và nuôi trồng nấm trong nước cho đến các công tác cần thiết để đẩy mạnh xuất khẩu nấm Việt Nam ra thị trường các nước trên thế giới.

Sơ đồ 3.2. Mô hình liên kết bốn nhà trong sản xuất nấm

(Nguồn: Tác giả đề xuất)

3.2.1.4. Xây dựng thƣơng hiệu quốc gia cho nấm Việt Nam

Xây dựng thương hiệu cho cây nấm Việt Nam cần phải được quan tâm đúng mức và nên được tập trung ngay từ bây giờ vì đây là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển lâu dài cho ngành nấm đồng thời là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nấm trong nước. Bên cạnh đó, việc phát triển thành công thương hiệu nấm, hay bất kỳ sản phẩm nào khác của Việt Nam, sẽ có tác động rất lớn trong việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu của Việt Nam trong mắt bạn bè thế giới, từ đó thu hút đầu tư, du lịch,… vào Việt Nam ngày càng nhiều, tạo động lực tăng trưởng cho cả nền kinh tế.

a.Nội dung giải pháp

Thứ nhất, xác định rõ giá trị nổi bật của sản phẩm nấm Việt Nam và sản phẩm nào Việt Nam có lợi thế xuất khẩu hơn so với những nước khác để định hướng khuyến khích, phối hợp cùng doanh nghiệp có tiềm năng xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm này, đưa vào chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia. Đây là yếu

(1) (3) (2) (4) (5) (6)

(1): Liên kết NN – DN thông qua các chính sách hỗ trợ

(2): Liên kết DN – NKH thông qua ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật

(3): Liên kết DN – ND trong bao tiêu sản phẩm nấm

(4),(5): Liên kết hỗ trợ của NN và NKH trong áp dụng các biện pháp, kỹ thuật, công nghệ canh tác mới của người ND (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(6): hỗ trợ của NN đối với hoạt động nghiên cứu của NKH

tố quyết định nhiều nhất đến thành công của việc xây dựng hình ảnh thương hiệu quốc gia cho nấm Việt Nam;

Thứ hai, xác định châu Âu là thị trường tiềm năng để xây dựng và phát triển thương hiệu của sản phấm nấm Việt Nam. Từ đó tiến hành phân tích thị trường, xác định các rào cản của thị trường này đối với sản phẩm nấm nhằm vạch ra các kế hoạch phù hợp tạo sự thuận lợi cho việc tiếp cận thị trường châu Âu của nấm Việt Nam;

Thứ ba, hoạch định chiến lược quảng bá, mang hình ảnh của sản phẩm nấm Việt Nam đến các nước trên thế giới, đặc biệt tập trung ở các thị trường mục tiêu. Trong đó cần chú trọng đến việc tổ chức các hội chợ, triển lãm có qui mô trong nước và trên thế giới với sự tham gia của các doanh nghiệp trong ngành. Đây là cách tiếp cận mang lại hiệu quả truyền thông rất cao, giúp hình ảnh của sản phẩm nấm Việt Nam tạo được dấu ấn trong mắt các đối tác nước ngoài.

b.Điều kiện để giải pháp thành công

- Về phía Bộ Công thương

Thứ nhất, tổ chức các hội thảo, hội nghị, các lớp tập huấn đào tạo, tuyên truyền về kiến thức xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu cũng như tầm quan trọng của vấn đề xây dựng thương hiệu quốc gia cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nấm trong cả nước;

Thứ hai, khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương hiệu của mình tại nhiều thị trường trên thế giới, từng bước xâm nhập vào thị trường châu Âu, đặc biệt là EU;

Thứ ba, tổ chức nghiên cứu, xác định sản phẩm nấm tiêu biểu, nổi bật của Việt Nam. Ngoài ra, cũng có thể xây dựng thương hiệu cho các loại nấm đặc sản tại địa phương (về chủng loại, cách thức và điều kiện nuôi trồng,…) thông qua chỉ dẫn địa lý, qua đó góp phần xây dựng thương hiệu quốc gia cho nấm Việt Nam;

Thứ tư, lên kế hoạch chi tiết xây dựng thương hiệu quốc gia cho các loại nấm có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam gắn liền với công tác quảng bá, đưa hình ảnh đó đến thị trường các nước, đặc biệt chú trọng đến châu Âu;

Thứ năm, quan tâm đầu tư thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu sản phẩm nấm Việt Nam thông qua tên thương hiệu, biểu trưng, cách trang trí hệ thống gian

hàng tham gia triển lãm, hội chợ, các phương tiện truyền thông đồng thời vận động, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh cho chính doanh nghiệp.

- Về phía doanh nghiệp

Thứ nhất, chủ động tham gia các hội thảo, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến xây dựng và phát triển thương hiệu cũng như ý nghĩa của việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho sản phẩm nấm Việt Nam. Từ đó, doanh nghiệp xây dựng cho mình kế hoạch cụ thể để phát huy lợi thế, tạo dựng thương hiệu cho doanh nghiệp, đồng thời đóng góp vào việc xây dựng thương hiệu cho nấm Việt Nam;

Thứ hai, chủ động tìm hiểu về các thị trường nhập khẩu nấm chủ yếu của Việt Nam, đặc biệt là thị trường châu Âu, nhằm có kế hoạch phù hợp để xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp tại các thị trường này. Bên cạnh đó, cần chủ động tham gia vào các hoạt động triển lãm, quảng bá hình ảnh nấm Việt Nam đến các nước trên thế giới do Bộ Công thương tổ chức;

Thứ ba, chủ động xây dựng kế hoạch phát triển thương hiệu của riêng doanh nghiệp tạo sự tin tưởng, ghi nhớ lâu dài về sản phẩm của doanh nghiệp đối với khách hàng trong nước và quốc tế;

Thứ tư, kiểm tra tiến độ và hiệu quả triển khai xây dựng và phát triển thương hiệu trong thời gian đầu thông qua khảo sát thị trường và những chuẩn mực theo quy định trong Chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia để có thể điều chỉnh kế hoạch kịp thời nếu có vấn đề phát sinh.

3.2.1.5. Liên kết doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nấm trong nƣớc

Vấn đề liên kết doanh nghiệp là đề tài luôn được đề cập trong tất cả các ngành kinh doanh, vì đây là yếu tố quan trọng để tạo nên sức mạnh kinh tế của một quốc gia. Tuy nhiên, nếu chỉ trông cậy phần lớn ở sự chủ động của doanh nghiệp mà không có một cơ chế quản lý nào cụ thể, rõ ràng nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, thì việc liên kết thành công hầu như là bất khả thi. Do vậy, Chính phủ cần có hệ thống giải pháp nhằm tạo môi trường hoạt động công bằng giữa các doanh nghiệp đồng thời tạo cơ hội phát huy sự chủ động của doanh nghiệp trong việc hợp tác cùng phát triển. Trong phạm vi kiến thức của mình, tác giả đề xuất một số giải pháp liên quan đến kiến nghị tạo sự liên kết các doanh

nghiệp xuất khẩu nấm với định hướng giải quyết tình trạng kinh doanh trong nước đồng thời tạo môi trường liên kết trong hoạt động xuất khẩu.

a. Nội dung giải pháp

Một là, tăng cường công tác quản lý doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch đồng bộ trên cả nước giúp doanh nghiệp mở rộng, nâng cao kiến thức liên quan đến hoạt động kinh doanh, đồng thời tạo điều kiện tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp. Trong nội dung này, cần lưu ý thực hiện những công việc sau:

Thứ nhất, Chính phủ, thông qua Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tiến hành khảo sát, nắm bắt thông tin hoạt động chi tiết, cụ thể của từng doanh nghiệp cũng như điều kiện kinh doanh, định hướng phát triển,… nhằm xác định những doanh nghiệp nòng cốt có hướng gắn bó lâu dài với ngành nấm để phối hợp trong các chương trình hành động của Chính phủ.

Thứ hai, lên kế hoạch tổ chức các hội thảo chuyên đề, các diễn đàn với sự tham dự của các chuyên gia, các doanh nghiệp nòng cốt để phổ biến kiến thức, chia sẻ về những vấn đề trong kinh doanh sản phẩm nấm đến các doanh nghiệp trong ngành. Kế hoạch phải được đảm bảo triển khai đều đặn và đồng bộ trên cả nước, nhằm giúp các doanh nghiệp có kiến thức tổng quát về kinh doanh nấm trong nước lẫn xuất khẩu, từ đó có thể vận dụng vào hoạt động thực tế. Khi đã được cung cấp mặt bằng chung về kiến thức, các doanh nghiệp tùy hoàn cảnh, điều kiện và năng lực của mình để vạch ra hướng đi tốt nhất cho mình.

Thứ ba, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp xuất khẩu

Một phần của tài liệu Xuất khẩu nấm của VN sang thị trường châu âu (Trang 67 - 80)