Những trở ngại

Một phần của tài liệu Xuất khẩu nấm của VN sang thị trường châu âu (Trang 58 - 109)

Bên cạnh những kết quả nổi bật đã được đề cập, thực trạng chung của hoạt động xuất khẩu sản phẩm nấm Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2005 - 2011 vẫn bộc lộ những mặt tồn tại đáng nhắc đến.

Thứ nhất, năng lực cạnh tranh của sản phẩm nấm Việt Nam vẫn còn yếu kém.

Theo thực trạng đã phân tích, phần lớn lượng nấm xuất khẩu của nước ta sang thị trường châu Âu là nấm nguyên liệu thô, các sản phẩm nấm chế biến theo thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng rất ít, hầu hết là chế biến tạm thời. Sản phẩm kém đa dạng cộng với phương thức xuất khẩu như vậy khiến cho nấm của Việt Nam ít được người tiêu dùng châu Âu biết đến vì hầu như khi nhập khẩu vào thị trường này, các nhà nhập khẩu đã chế biến lại và bán ra thị trường với nhãn mác khác. Điều này gây ảnh hưởng đến việc xây dựng hình ảnh nấm Việt Nam trong mắt khách hàng, và thực tế là đến nay, nấm cũng như gạo, chè, cà phê,… vẫn chưa có thương hiệu trên thị trường thế giới. Chính những hạn chế này đã khiến năng lực cạnh tranh của sản phẩm nấm Việt Nam ở mức rất thấp.

Thứ hai, thiếu sự quản lý sâu sát đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu nấm trong nước.

Cho đến nay, quyền lợi của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nấm vẫn được bảo đảm chung với các ngành hàng rau quả khác bởi Hiệp hội Rau quả Việt Nam. Tuy nhiên, sự quản lý chung chỉ phù hợp với tình hình trước đây, khi hoạt động kinh doanh nấm xuất khẩu chưa phát triển như hiện nay với số lượng doanh nghiệp tham gia ngành ngày một tăng. Việc gia tăng số lượng doanh nghiệp cũng làm phát sinh những vấn đề liên quan đến việc đảm bảo quyền lợi chính đáng của nhiều đối tượng kinh doanh cũng như đòi hỏi một định hướng chung cho sự phát triển của các doanh nghiệp nhằm trực tiếp hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh trong ngành.

Thứ ba, thiếu môi trường cạnh tranh lành mạnh, có thể liên kết thế mạnh của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nấm theo hướng hợp tác bình đẳng, cùng phát triển.

Đây là hạn chế chịu tác động từ việc thiếu sự quản lý chung đối với hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành. Hiện nay, trong nội bộ ngành đã xuất hiện những biểu hiện “tranh mua, tranh bán”, cạnh tranh không công bằng, đấu đá lẫn

nhau giữa các công ty kinh doanh nấm xuất khẩu trong nước. Việc như vậy không chỉ khiến quyền lợi của những tổ chức kinh doanh có sự đầu tư nghiêm túc về công sức, tài sản và trí lực cho việc chuyên doanh sản phẩm nấm không được đảm bảo so với những doanh nghiệp kinh doanh vì lợi ích trước mắt của mặt hàng nấm mang lại, không đầu tư cho sự phát triển chung ngành, mà còn ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của sản phẩm nấm Việt Nam.

Thứ tư, thiếu định hướng lâu dài cho nghề sản xuất nuôi trồng nấm đáp ứng nhu cầu trong nước nói chung cũng như phục vụ xuất khẩu nói riêng. Tồn tại này là sự tổng hợp từ 2 thiếu sót khá lớn rút ra từ thực trạng xuất khẩu nấm sang thị trường EU của Việt Nam.

Một là, thiếu định hướng phát triển nghề trồng nấm theo hướng tập trung với quy mô lớn. Thực trạng cho thấy, việc sản xuất nấm vẫn còn nhỏ lẻ, rời rạc, chất lượng không đảm bảo, năng suất không ổn định. Việc sản xuất, nuôi trồng nấm theo hướng tập trung với quy mô lớn có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của ngành nấm nói chung, đồng thời tác động tích cực đến việc thúc đẩy xuất khẩu nấm ra thế giới. Bên cạnh đó, sản xuất tập trung giúp cho việc triển khai áp dụng theo diện rộng các mô hình nuôi trồng nấm đạt tiêu chuẩn gặp nhiều thuận lợi và dễ dàng hơn, giúp ổn định và nâng cao chất lượng cũng như sản lượng nấm cung cấp cho các thị trường.

Hai là, thiếu mục tiêu chung cho việc nâng cao chất lượng nấm sản xuất trong cả nước, phục vụ xuất khẩu cũng như cung ứng cho thị trường nội địa. Như đã đề cập, mỗi vùng trong nước ta có một điều kiện nuôi trồng nấm khác nhau, đồng thời khả năng áp dụng các tiêu chuẩn về kỹ thuật trong nuôi trồng nhằm đảm bảo chất lượng cũng khác nhau.Tuy nhiên, nhiều cách nuôi trồng khác nhau vẫn có thể cho một kết quả tốt như nhau nếu có hướng chung để điều chỉnh và quan trọng là biết cách điều chỉnh các công tác có liên quan. Việc đặt ra mục tiêu phấn đấu trong nuôi trồng, sản xuất để nâng cao chất lượng chung cho nấm Việt Nam ngoài mục đích hướng đến xuất khẩu còn có tầm nhìn xa hơn trong việc thúc đẩy tiêu dùng nấm trong nước, cải thiện sức khỏe của người dân.

Ngoài những mặt tồn tại chung kể trên, riêng đối với từng đối tượng có sự liên hệ trực tiếp đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu nấm sang thị trường châu Âu là người

nông dân và nhà doanh nghiệp, cũng có một số hạn chế nhất định. - Về phía người nông dân

Thứ nhất, nhận thức của người nông dân về tầm quan trọng của cây nấm cũng như sự phát triển của nghề trồng nấm nói chung vẫn chưa toàn diện. Trên thực tế, đa số nông dân tham gia nuôi trồng nấm ở nước ta đều là những người thiếu thốn trong cuộc sống, không có đất đai canh tác. Việc sản xuất nhỏ lẻ, manh múng và thiếu đầu tư cho cơ sở vật chất là điều dễ hiểu.

Thứ hai, người nông dân có tâm lý xem nghề trồng nấm như một hoạt động thời vụ lúc nông nhàn, ngại đầu tư cho cơ sở vật chất cũng như thiếu kiên nhẫn trong việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới khác với phương pháp nuôi trồng và thu hoạch truyền thống. Hạn chế này của người nông dân cũng một phần chịu tác động từ việc nhận thức chưa hoàn chỉnh nêu trên. Một nguyên nhân nữa cũng gây ảnh hưởng đến tâm lý này là chất lượng hoạt động của công tác khuyến nông đến người nông dân chưa cao, chưa triệt để khiến họ bất an và không thấy được sự cần thiết phải thực hiện.

- Về phía nhà doanh nghiệp

Nhìn chung, doanh nghiệp vẫn còn hạn hẹp trong nhận thức về tầm quan trọng của việc phát triển cây nấm Việt Nam vươn tầm quốc tế cũng như vai trò tiên phong của doanh nghiệp trong công cuộc xây dựng và phát triển hình ảnh nấm Việt Nam trên thị trường thế giới. Hạn chế này thể hiện rõ qua những tồn tại dưới đây:

Thứ nhất, doanh nghiệp chưa có sự đầu tư nghiêm túc về quy mô, chiến lược kinh doanh. Như đã phân tích, yếu tố này tác động rất nhiều đến sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp trong ngành, nó quyết định việc doanh nghiệp sẽ phấn đầu phát triển bền vững với sản phẩm nấm hay chỉ chạy theo lợi nhuận trước mắt.

Thứ hai, chất lượng của đội ngũ lao động ở đa số doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nấm còn thấp. Đây là yếu tố chịu ảnh hưởng trực tiếp một phần từ thực trạng thiếu đầu tư vào quy mô sản xuất, đồng thời bị tác động bởi mặt bằng chung của nguồn nhân lực đầu vào.

Thứ ba, doanh nghiệp chưa chủ động tiến hành các hoạt động xúc tiến xuất khẩu, đặc biệt là khâu tiếp cận thông tin về thị trường châu thông qua các hội chợ, triển lãm chuyên ngành trong và ngoài nước. Sự bị động trong công tác tìm hiểu, khai

phá thị trường, đặc biệt là thị trường tiềm năng như EU đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu nấm Việt Nam là hạn chế lớn cản trở sự phát triển của doanh nghiệp. Việc nắm bắt thông tin sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn trong việc điều chỉnh chiến lược, kế hoạch kinh doanh cho phù hợp với yêu cầu luôn thay đổi của thị trường các nước châu Âu.

Thứ tư, sự liên kết của doanh nghiệp trong ngành nhằm hướng đến sự phát triển bền vững, an toàn còn khá lỏng lẻo, thiếu sự chủ động. Hiện nay, phần lớn doanh nghiệp vẫn có tâm lý “tranh mua, tranh bán”, tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh, bất ổn. Hơn nữa, có những doanh nghiệp chỉ chạy theo lợi nhuận, kinh doanh những sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao mà không chú trọng đầu tư cho sự phát triển lâu dài. Trước sự cạnh tranh không công bằng đó, đòi hòi các doanh nghiệp có sự đầu tư cho sản phẩm nấm phải thắt chặt sự đoàn kết, hợp tác, bảo vệ quyền lợi của nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển.

Để thúc đẩy có hiệu quả hoạt động xuất khẩu nấm sang thị trường châu Âu, bên cạnh các hạn chế cần khắc phục, Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều thách thức đặt ra cho sự phát triển của ngành này.

Thứ nhất, tình hình bất ổn về kinh tế do ảnh hưởng của khủng hoảng nợ công đang diễn ra ở châu Âu nếu diễn biến theo chiều hướng xấu sẽ ảnh hưởng đến thương mai toàn cầu. Và vì vậy, hoạt động kinh doanh xuất khẩu nói chung của nước ta sang thị trường này cũng có khả năng bị ảnh hưởng rất cao.

Thứ hai, châu Âu, chủ yếu là khối EU, là thị trường khắt khe, nghiêm ngặt về chất lượng hàng nông sản nói chung (trong đó có nấm). Và riêng từng mặt hàng còn có thêm những quy định cụ thể rất phức tạp. Đối với kinh doanh xuất khẩu nấm Việt Nam vào thị trường này, thách thức lớn nhất cho các doanh nghiệp vẫn là đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng ngay từ khâu sản xuất trong nước.

Thứ ba, trong trường hợp Dự thảo GSP mới của EU chính thức được áp dụng và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014 và Việt Nam không còn được hưởng ưu đãi GSP trong tương lai gần, đây sẽ là một thách thức nữa đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư xuất khẩu sản phẩm nấm vào thị trường này do chi phí xuất khẩu tăng cao, có thể vượt quá năng lực của doanh nghiệp.

từ Trung Quốc – quốc gia sản xuất và xuất khẩu nấm hàng đầu với nhiều chủng loại quý hiếm, bổ dưỡng cũng như đa dạng về loại sản phẩm. Bên cạnh đó, còn có Thái Lan, Nhật Bản,… cũng là các đối thủ lớn mà Việt Nam phải cạnh tranh để trụ vững trên thị trường EU. Những đối thủ này không chỉ mạnh về thương hiệu sản phẩm mà còn mạnh cả về yếu tố khoa học công nghệ, là những hạn chế lớn nhất của Việt Nam hiện nay.

Việc nhận định khó khăn, thách thức cũng như đánh giá nghiêm túc các mặt tồn tại là cơ sở để phía Việt Nam có thể đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm phát triển hoạt động kinh doanh xuất khẩu nấm của Việt Nam sang thị trường EU.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Từ những cơ sở lý luận làm nền tảng ở chương một, trong chương hai, tác giả đã tập trung phân tích thực trạng xuất khẩu nấm của Việt Nam sang thị trường châu Âu thông qua sự tìm hiểu về thị trường EU trong giai đoạn 2005 – 2011 và các nhân tố ảnh hưởng nhằm đánh giá đầy đủ, khách quan về các mặt tồn tại hạn chế sự phát triển của ngành nấm Việt Nam. Việc phân tích được dựa trên nguồn thông tin thứ cấp từ các báo cáo chuyên ngành trong nước và các cơ quan thống kê có uy tín trên thế giới, và nguồn sơ cấp từ việc khảo sát thực tế 53 doanh nghiệp xuất khẩu nấm, trong đó có 19 doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường EU. Ngoài đánh giá những mặt tồn tại, tác giả còn nêu lên những kết quả đã đạt được đồng thời nhận định thách thức trong thời gian tới đối với hoạt động xuất khẩu nấm của Việt Nam sang thị trường EU nói riêng và cả châu Âu nói chung. Đây là tiền đề để tác giả đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nấm của Việt Nam sang thị trường châu Âu, chủ yếu là thị trường EU, giai đoạn 2012 – 2020.

Chƣơng 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU NẤM (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG CHÂU ÂU GIAI ĐOẠN 2012 – 2020 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

3.1.1. Triển vọng xuất khẩu nấm Việt Nam sang thị trƣờng châu Âu

Mặc dù kết quả đạt được vẫn còn khá khiêm tốn so với tiềm năng, nhưng xuất khẩu sản phẩm nấm của Việt Nam sang thị trường châu Âu vẫn có nhiều triển vọng trong tương lai.

Thứ nhất, xu hướng tiêu dùng các sản phẩm rau quả hữu cơ đang lan rộng trong cộng đồng người dân các nước châu Âu, đặc biệt là các nước thành viên EU. Những biến đổi về khí hậu đã khiến người dân các nước này đặc biệt quan tâm đến vấn đề sức khỏe trong ăn uống, sinh hoạt,… Trong số những sản phẩm cớ lợi cho sức khỏe, nấm là một sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về giá trị dinh dưỡng cũng như vệ sinh, đặc biệt an toàn đối với con người.

Thứ hai, xu hướng ưu tiên tiêu dùng các sản phẩm có giá hợp lý đã hình thành và đang phát triển trong nhận thức của người tiêu dùng các nước châu Âu. Tâm lý này chịu ảnh hưởng từ tình hình kinh tế khó khăn hiện nay với khủng hoảng nợ công đang diễn biến theo chiều hướng khó dự đoán. Cắt giảm chi tiêu là biện pháp hàng đầu của người dân châu Âu nhằm đối phó lâu dài với những bất ổn này. Trong khi đó, Việt Nam đang có lợi thế về các sản phẩm nấm giá rẻ so với các nước khác như Trung Quốc, Thái Lan,…

Thứ ba, quan hệ thương mại đầu tư giữa Việt Nam và EU đang tiến triển tốt đẹp và có những biểu hiện hợp tác tích cực, bền vững. Cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển trong mối quan hệ giữa hai bên là sự kiện ngày 04/10/2010, Việt Nam và EU chính thức ký kết Hiệp định khung về đối tác và hợp tác toàn diện (PCA) tại Brussels, Bỉ, tạo khuôn khổ cho việc xây dựng quan hệ đối tác bình đẳng, hợp tác toàn diện và lâu dài giữa Việt Nam và EU trong thế kỉ 21. Bên cạnh đó, cả hai bên đang hướng đến ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) nhằm nâng tầm mối quan hệ Việt Nam – EU (Đặng Khanh, 2010).

3.1.2. Một số vấn đề cần giải quyết liên quan đến mặt tồn tại trong thực trạng xuất khẩu nấm Việt Nam sang thị trƣờng châu Âu giai đoạn 2005 – 2011

châu Âu giai đoạn 2005 – 2011 gợi lên một số vấn đề cần phải giải quyết nhằm hướng đến mục tiêu phát triển hoạt động sản xuất và xuất khẩu nấm nói chung trong cả nước, mà nếu như không có biện pháp khắc phục có thể gây tác động tiêu cực đến sự phát triển của cả ngành nấm.

Thứ nhất, việc thiếu định hướng cho nghề sản xuất nuôi trồng nấm đáp ứng nhu cầu trong nước nói chung cũng như phục vụ xuất khẩu nói riêng cho thấy sự quan tâm còn hạn chế cho việc hoạch định chiến lược lâu dài đối với sự phát triển bền vững và mang tính đột phá của ngành nấm. Như đã đề cập, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển nghề trồng nấm phục vụ cho nhu cầu trong nước lẫn xuất khẩu, tuy nhiên đến nay, nghề này vẫn chưa thực sự được khai thác đúng với tiềm năng vốn có. Trên thực tế, Việt Nam vẫn chưa có quy hoạch phân vùng phát triển nghề nuôi trồng nấm và chưa đa dạng chủng loại nấm do thiếu cơ sở nghiên cứu đạt tiêu chuẩn quốc tế. Việt Nam cũng chưa có trung tâm nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trồng nấm cấp vùng nên gây nhiều hạn chế trong công tác hướng dẫn kỹ thuật cho từng hộ nuôi trồng nấm ở nông thôn (Thế Dũng, 2011). Trong thời gian sắp tới, nếu tình hình vẫn không cải thiện, thì mục tiêu đạt 1 triệu tấn nấm đến năm 2020 và

Một phần của tài liệu Xuất khẩu nấm của VN sang thị trường châu âu (Trang 58 - 109)