Tình hình xuất khẩu nấm của Việt Nam sang thị trƣờng châu Âu giai đoạn

Một phần của tài liệu Xuất khẩu nấm của VN sang thị trường châu âu (Trang 30 - 34)

2.1. Tình hình xuất khẩu nấm của Việt Nam sang thị trƣờng châu Âu giai đoạn 2005 – 2011 2005 – 2011

2.1.1. Khối lƣợng xuất khẩu

Biểu đồ 2.1. Khối lƣợng nấm xuất khẩu sang thị trƣờng EU so với tổng lƣợng nấm xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2011

ĐVT: nghìn tấn

(Nguồn: Tổng hợp từ Cơ quan thống kê Liên hợp quốc và các báo cáo thường niên của Hiệp hội Rau quả Việt Nam)

Từ năm 2005 đến năm 2011, trong khi tổng lượng nấm xuất khẩu của Việt Nam có sự biến động mạnh thì lượng nấm cung cấp sang thị trường EU khá ổn định, dao động nhẹ theo chiều hướng tăng. Năm 2005, khối lượng nấm các loại Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU ở mức 4,1 nghìn tấn (chiếm 16,7%) và tiếp tục tăng đều đến mức 5,3 nghìn tấn trong năm 2007, chiếm tỷ trọng 26,3%. Sau đó, mức này giảm gần 30% xuống vị trí thấp nhất trong giai đoạn 2005 – 2011 ở mức 3,9 nghìn tấn vào năm 2008. Những năm tiếp theo, tình hình xuất khấu nấm sang thị trường EU tăng dần, với mức 4,2 nghìn tấn năm 2009, bằng 130% so với năm 2008, và tiếp tục tăng chạm đỉnh 5,6 nghìn tấn của cả thời kỳ (chiếm 22,7%). Năm 2011, lượng xuất khẩu này có sự sụt giảm nhẹ xuống mức 5,1 nghìn tấn, giảm gần 9% so với năm 2010. Nguyên nhân của sự giảm sút trong khối lượng nấm xuất khẩu từ 2006 –

2008 và trong hai năm 2010 – 2011 có thể được lý giải dựa vào tình hình kinh tế thế giới trong cùng thời kỳ. Năm 2008, khủng hoảng tài chính bùng nổ trên toàn cầu, khiến nhiều trung tâm tài chính tiền tệ lớn của thế giới ngưng hoạt động, gây ảnh hưởng đến mức sống và thu nhập khiến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của người dân châu Âu giảm đáng kể, trong đó có nhóm hàng nấm của Việt Nam. Đến năm 2010, nền kinh tế dần phục hồi, và thế giới tương đối ổn định sau khủng hoảng. Điều này lý giải cho sự tăng cao của mức sản lượng nấm xuất khẩu vào thị tường châu Âu cùng năm đó. Tuy nhiên, vào đầu năm 2011, khủng hoảng nợ công lại bùng nổ ở châu Âu, với sự sụp đổ của Hy Lạp và Ireland – hai nền kinh tế được đánh giá là hình mẫu phát triển của châu lục này (Thu Hà, 2010). Trước khả năng bất ổn nợ công sẽ lan rộng, người tiêu dùng châu Âu đã chọn biện pháp cắt giảm chi tiêu để có thể vượt qua tình hình khó khăn. Điều này cũng chính là nguyên nhân của mức sụt giảm nhẹ trong lượng nấm xuất sang thị trường này của Việt Nam.

Trong khi đó, sau khi ở mức 27,3 nghìn tấn trong năm 2006, cao hơn 111% so với năm 2005, sản lượng nấm xuất khẩu ra thị trường thế giới của Việt Nam giảm xuống đáng kể qua các năm tiếp theo và chạm đáy thấp nhất của giai đoạn tại mức 13,9 nghìn tấn vào năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình khủng hoảng tài chính trên toàn cầu đã gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu theo hướng giảm nhằm hạn chế rủi ro thanh toán của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Sau giai đoạn sụt giảm này, xuất khẩu nấm của nước ta tăng dần, với lượng tăng trung bình 4,97 nghìn tấn/năm qua các năm 2009 (18,8 nghìn tấn), 2010 (24,6 nghìn tấn) và chạm mức cao nhất của toàn giai đoạn vào năm 2011 với sản lượng đạt 28,8 nghìn tấn, tăng 17,2% so với năm 2010 và cao gấp 2,1 lần so với năm 2008.

Nhìn chung, mức sản lượng xuất khẩu các mặt hàng nấm Việt Nam sang thị trường EU tuy có sự tăng trưởng ổn định nhưng số lượng ghi nhận được còn khá nhỏ so với các nước cùng xuất khẩu mặt hàng này vào EU. Theo thống kê của Tổ chức Lương nông Liên hiệp quốc, trong năm 2010, EU nhập khẩu gần 300 nghìn tấn nấm cho tiêu dùng trong khối, lượng nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm khoảng 2%. Theo nhiều chuyên gia, thực trạng như trên là do ảnh hưởng của các nguyên nhân sau:

giới, gây trở ngại cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận thị trường các nước (Trần Nga, 2008). Hơn nữa, EU là một thị trường ưa chuộng những sản phẩm có tên tuổi nổi tiếng, nên việc tiêu dùng một sản phẩm ít được biết đến như nấm của Việt Nam ở thị trường này thấp hơn nhiều lần so với các sản phẩm khác cùng loại của các quốc gia xuất khẩu nấm hàng đầu.

Thứ hai, sự thiếu liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp cũng như việc thiếu các vùng nguyên liệu nấm trên cả nước đã khiến cho nhiều doanh nghiệp gặp hạn chế trong việc thu mua, chế biến và xuất khẩu (Trần Nga, 2008).

Thứ ba, việc thiếu thông tin về thị trường EU đã hạn chế năng lực cũng như định hướng của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nấm nhằm vào thị trường này. Bên cạnh đó, do sự thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành nên có nhiều doanh nghiệp dù có đơn đặt hàng lớn đến từ nhiều nước trong khối EU nhưng phải từ chối do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, không đủ điều kiện để đáp ứng.

2.1.2. Kim ngạch xuất khẩu

Biểu đồ 2.2. Kim ngạch xuất khẩu nấm sang thị trƣờng EU so với tổng kim ngạch xuất khẩu nấm của Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2011

ĐVT: triệu USD

(Nguồn: Tổng hợp từ Cơ quan thống kê Liên hợp quốc và các báo cáo thường niên của Hiệp hội Rau quả Việt Nam)

Trong giai đoạn 2005 – 2011, chịu ảnh hưởng từ sản lượng xuất khẩu sang thị 4,1 4,5 5,4 4,2 4,6 6,3 5,9 0 5 10 15 20 25 30 35 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 KNXK nấm sang EU KNXK nấm sang các nước khác

trường châu Âu cũng như tình hình giá cả mặt hàng nấm trên thế giới nên kim ngạch xuất khẩu nấm của Việt Nam sang thị trường này cũng biến động và có xu hướng tăng.

Tình hình biến động của kim ngạch xuất khẩu nấm giai đoạn 2005 – 2011 cũng tương tự như diễn biến của khối lượng xuất khẩu nấm qua các năm. Tốc độ tăng bình quân của kim ngạch xuất khấu nấm vào thị trường châu Âu trong những năm 2005, 2006, 2007 ổn định ở mức 1,3 triệu USD/năm. Đến năm 2008, khủng hoảng tài chính bùng nổ, mức kim ngạch đó giảm xuống mức 4,2 triệu USD nhưng vẫn cao hơn so với mức thấp nhất trong giai đoạn tại thời điểm năm 2005 (4,1 nghìn USD). Tình hình kinh tế bất ổn khiến cho giá trung bình một số mặt hàng nông sản trên thế giới, trong đó có nấm, tăng đồng loạt. Tại Việt Nam, mức giá trung bình của mặt hàng nấm xuất khẩu vào khoảng 1,1 USD/kg, tăng gần 10% so với năm 2007. Chính lợi thế tăng giá đó đã giúp cho kim ngạch xuất khẩu nấm của Việt Nam sang thị trường EU trong năm 2008 chỉ giảm khoảng 20% so với mức kim ngạch của năm 2007. Những năm tiếp theo, giá trị xuất khẩu nấm của Việt Nam vào thị trường EU tăng trở lại và đạt mức cao nhất trong giai đoạn vào năm 2010 với giá trị mang về hơn 6,3 triệu USD, tăng 36,8% so với năm 2009 và gấp 1,5 lần kim ngạch năm 2008. Trong năm 2011, tình hình xuất khẩu nấm sang EU tăng đều nhưng có chiều hướng giảm so với năm 2010. Kết quả là năm 2011, kim ngạch nấm xuất khẩu vào EU đạt mức 5,9 triệu USD, bằng 93% năm 2010.

Trong cả giai đoạn, xuất khẩu nấm sang thị trường EU đóng góp ổn định vào kim ngạch chung của ngành kinh doanh xuất khẩu nấm với mức bình quân 18%/năm (tính trên tổng kim ngạch). Năm 2008 tuy giá trị xuất khẩu chung của mặt hàng nấm chỉ đạt 15,1 triệu USD nhưng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang châu Âu chiếm đến gần 22%. Nếu chỉ xét riêng trọng nội ngành thì sự đóng góp này rất đáng kể. Nhưng nếu đặt trong vị trí so sánh với các ngành hàng khác thì con số này quá nhỏ và không phản ánh được tiềm năng phát triển của ngành.

Thực trạng như vậy phần lớn do tác động từ sự mất giá của mặt hàng nấm Việt Nam so với các nước khác trên thế giới (Minh Huệ, 2010). Theo báo cáo của Hiệp hội Rau quả trong các năm 2008, 2009, giá nấm của Việt Nam chỉ bằng khoảng 50 – 60% giá nấm xuất khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan,… Một tấn nấm hương của Việt

Nam xuất khẩu vào thị trường EU chỉ được trả với giá 1.530 USD/tấn, trong khi đó, mặt hàng cùng loại do Trung Quốc xuất khẩu được các nhà nhập khẩu ở thị trường này tìm mua với mức giá 2.440 USD/tấn. Điều này có ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu nấm của nước ta trong giai đoạn 2005 – 2011. Vì vậy, trong những năm tiếp theo, nước ta cần có những biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo vị thế cho sản phẩm nấm Việt Nam trên thị trường thế giới nhằm nâng cao giá trị cho mặt hàng nấm, mang lại nguồn ngoại tệ từ xuất khẩu ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu nấm của VN sang thị trường châu âu (Trang 30 - 34)