Nhuộm đơn phát hiện nấm men.

Một phần của tài liệu Giáo án trọn bộ môn sinh học lớp 10 (Trang 54 - 59)

GV yêu cầu:

- Trình bày cách tiến hành nhuộm đơn để phát hiện nấm men.

- GV nhắc nhở và giúp đỡ các nhóm. - Kiểm tra tiêu bản của từng nhóm.

- Yêu cầu HS xem thêm nấm mốc ở quả quýt

- HS theo dõi , chỗ nào chưa hiểu nhờ GV giảng lại. - HS nghiên cứu nội dung bài và tiến hành làm theo SGK. Đại diện nhóm trình bày các bước tíên hành. - HS tiến hành từng bước như đại diện nhóm đã nêu ở SGK.

- Sau khi quan sát được rõ hình ảnh → Các thành viên trong nhóm thay nhau quan sát và vẽ hình. Lưu ý: So sánh mẫu quan sát với hình 28 SGK trang 112.

- HS nghiên cứu nội dung bài .

- Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm như yêu cầu SGK.

- So sánh mẫu quan sát với hình 28 SGK

- Lấy mẫu quan sát trực tiếp không cần nhuộm màu.

C. Củng cố:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK trang 113. - Nhận xét, đánh giá giờ dạy.

- Nhắc nhở HS vệ sinh lớp học và rửa dụng cụ.

D. Dặn dò:

- Viết thu hoạch theo nhóm. Sưu tầm tranh ảng về vi sinh vật. -Chuẩn bị ôn tập giữa KH2.

Tiết 29. BÀI TẬP

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: HS ôn tập những nội dung kiến thức đã học ở chương 1 và chương 2 phần Sinh học vi

sinh vật.

2. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức, phát triển tư duy logic.

3. Giáo dục: HS vận dụng giải thích được 1 số hiện tượng thực tế. II. Chuẩn bị:

GV chuẩn bị câu hỏi, phiếu học tập

HS ôn tập nội dung kiến thức chương 1 và 2. III. Tiến trình tổ chức bài học:

A. Nhắc lại một số kiến thức cơ bản

B. Vận dụng kiến thức trả lời một số câu hỏi liên quan đến thực tiễn.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Câu 1: Vang là đồ uống quý và bổ dưỡng có đúng không? Vì sao? (SGK Sinh 10 NC-Trang 124 )

Câu 2: Tại sao người ta nói vang hoặc sâmpanh đã mở phải uống hết? (SGK Sinh 10 NC-Trang 124)

Câu 3: Rượu nhẹ (hoặc bia) để lâu có váng trắng và vị chua gắt, để lâu nữa có mùi thối ủng. Hãy giải thích hiện tượng trên? (SGK Sinh 10 NC-Trang 124)

Câu 4: Nếu sirô quả (nước quả đặc đường) trong bình nhựa kín thì sau một thời gian bình sẽ căng phồng? Vì sao? (SGK Sinh 10 NC-Trang 124)

Câu 5: Vì sao sữa chua chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái đặc sệt(đông tụ) và có vị chua khi làm sữa chua?Viết phương trình phản ứng và giải thích? (SGK Sinh 10 NC-Trang 126)

Câu 6: Ngời ta nói sữa chua là dạng thực phẩm rất bổ dưỡng có đúng không? Vì sao? (SGK Sinh 10

HD: Vang là đồ uống quý vì nó là rượu nhẹ có tác dụng kích thích tiêu hóa(nếu không uống nhiều quá)đồng thời cung cấp nhiều loại vitamin có sãn trong dịch quả và được nẫm men hình thành trong quá trình lên men.

HD: Vang, sâmpanh đã mở thì phải uống hết vì để hôm sau rượu dễ bị chua và nhạt đi do bị lên men axêtic. Vì đây là quá trình ôxi hóa hiếu khí được thực hiện bởi một nhóm vi khuẩn axẹtic C2H5OHlênmenaxêtic→CH3COOH + H2O Nếu để lâu nữa thì axit axêtic bị ôxi hóa tạo thành CO2 và nước làm giấm bị nhạt đi.

HD: Rượu nhẹ( hoặc bia) để lâu bị chuyển thành axitaxêtic tạo thành dấm nên có vị chua để lâu nữa axit axêticbị ôxi hóa tạo thành CO2 và nước làm cho dấm nhạt dần.

HD: Bình nhựa dựng sirô quả sau một thời gian bình có thể bị phồng lên vì VSV phân bố trên bề mặt vỏ quả đã tiến hành lên men giải phóng một lượng khí CO2 làm căng phồng bình dù hàm lượng đường trong dịch sirô quả rất cao.

HD: Vì VK lactic đã biến đường trong sữa thành axit lactic đồng thời các prôtêin phức tạp đã chuyển thành các prôtêin đơn giản dễ tiêu; Sản phẩm axit và lượng nhiệt được sinh ra là nguyên nhân làm sữa đông tụ. Vì thế sữa chua có vị ngọt của sữa giảm hơn so với nguyên liệu sữa ban đầu, vị chua tăng lên và ở dạng đông tụ.

HD: Đúng vì: Trong sữa chua có nhiều prôtêin dễ tiêu, có nhiều vitamin được hình thành trong quá

NC-Trang 126)

Câu 7: Khi muối dưa người ta thường cho thêm một ít nước dưa cũ, 1-2 thìa đường để làm gì? Tại sao khi muối dưa người ta phải đổ ngập nước và nén chặt rau quả? (SGK Sinh 10 NC-Trang 126)

Câu 8: Khi muối dưa người ta có thể phơi dưa ở chỗ nắng nhẹ hoặc chỗ râm cho se mặt để làm gì? (SGK Sinh 10 NC-Trang 126) Câu 9: Rau, quả làm dưa chua phải có điều kiện gì? Nếu không đạt được điều kiện ấy phải làm như thế nào? (SGK Sinh 10 NC-Trang 126)

Câu 10: Nếu dưa để lâu sẽ bị khú? vì sao? (SGK Sinh 10 NC-Trang 126)

Câu 12: Tại sao trâu bò lại đồng hóa được rơm, rạ, cỏ giàu chất xơ ? (SGK Sinh 10 NC-Trang 119) Câu 13: Tại sao VSV phải tiết các enzim vào môi trường ? (SGK Sinh 10 NC-Trang 122)

Câu 14: Vì sao trong nuôi cấy không liên tục VSV tự phân hủy ở pha suy vong, còn trong nuôi cấy liên tục hiện tượng này không xảy ra ?

trình lên men lactic.

HD: Khi muối dưa cho thêm ít nước dưa chua để cung cấp các vi khuẩn lăctic và làm giảm độ pH của môi trường tạo điều kiệncho vi khuẩn lactic phát triển.Thêm 0,5-1% đường để cung cấp thức ăn ban đầu cho vi kuẩn lactic, nhất là với loại rau, quả dùng để muối dưa có hàm lượng đường thấp dưới 5%. Khi muối dưa người ta thường đổ ngập nước và nén chặt rau, quả để tạo điều kiện yến khí cho vi khuẩn lactic phát triển đồng thời hạn chế sự phát triển của vi khuẩn lên men thối.

HD: Để làm giảm lượng nước trong rau, quả để khi muối không bị nhạt nước muối dưa.

HD: rau, quả muốn làm dưa chua phải có hàm lượng đường trên 5-6%. nếu thấp hơn thì khi muối phải bổ sung thêm đường.

HD: Vì: Trong quá trình muối dưa đã tạo điều kiện cho vi kuẩn lactic hoạt động, hàm lượng axit lactic tăng dần đến một mức độ nào đó sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn lactic lúc đó một loại mấn men có thể phát triển được trong môi trường có độ pH thấp làm giảm hàm lượng axit lactic. Khi hàm lượng axit lactic giảm đến mức độ nhất định thì vi khuẩn lên men thối sẽ phát triển được làm khú dưa.

Trong dạ dày của trâu bò chứa các VSV có thể tiết ra enzim xenlulaza có khả năng phân giải chất xenlulôzơ, hêmixenlulôzơ và pectin trong rơm, rạ thành các đơn chất mà cơ thể trâu bò có thể hấp thụ được.

-Khi tiếp xúc với các chất dinh dưỡng cao phân tử : tinh bột, lipit, prôtêin… không thể vận chuyển qua màng tế bào nên vi sinh vật phải tiết vào môi trường các enzim thủy phân các cơ chất trên thành các chất đơn giản hơn (glucozo, axit béo, axit amin…) rồi mới hấp thụ vào tế bào.

- Trong nuôi cấy không liên tục, thức ăn cạn kiệt, sản phẩm bài tiết tăngthay đổi tính thẩm thấu của màngVK bị phân hủy , vi khuẩn tiết ra các chất ức chế nhauvi kuẩn tự phân hủy ở pha suy vong. -Trong nuôi cấy liên tục do thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng và lấy ra 1 lượng chất thải tương

Câu 15: Trong điều kiện tự nhiên, tại sao VSV không thể đạt được pha sinh trưởng lũy thừa ? (SGK Sinh 10 NC-Trang 128)

Câu 16: Cho ví dụ các bào từ sinh sản ở vi khuẩn và nấm ?

Câu 17: Tại sao nói “Dạ dày- ruột ở người là một hệ thống nuôi cấy liên tục đối với VSV”? (SGK Sinh 10 NC-Trang 129)

Câu 18: Nếu nuôi VSV không liên tục thì dựa vào đường cóng sinh trưởng em sẽ thu hoạch sinh khối vào thời điểm nào? (SGK Sinh 10 NC-Trang 129)

Câu 19: Vì sao tác nhân gây hư hại cho rau quả thường là nấm mốc mà không phải là vi khuẩn? (SGK Sinh 10 NC-Trang 140)

Câu 20: Khi mua một miếng thịt lợn hoặc con cá nhưng chưa kịp chế biến người ta thường xát muối lên miếng thịt, con cá. Tại sao? (SGK Sinh 10 NC-Trang 140)

đương , quá trình chuyển hóa luôn trong trạng thái tương đối ổn địnhkhông có pha suy vong.

Pha lũy thừa là pha diễn ra trong điều kiện vi sinh vật được ổn định và đầy đủ thức ăn.

-Trong điều kiện tự nhiên:

+Vi sinh vật phải chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh luôn thay đổi.

+Thành phần chất dinh dưỡng không đủ. +Cạnh tranh giữa các VSV… ⇒Sự sinh trưởng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố của môi trường→không có pha lũy thừa hoặc chỉ có định kì.

Bào tử sinh sản ở vi khuẩn là bào tử đốt và ngoại bào tử.

- Bào tử sinh sản ở nấm là : bào tử vô tính và bào tử

hữu tính:

+ Bào tử vô tính : bào tử đính ( bào tử trần) : nấm cúc, nấm penicilium và bào tử túi : nấm mucor… + Bào tử hữu tính : bào tử túi ( nấm men) và bào tử tiếp hợp ( nấm tiếp hợp)…

Dạ dày- ruột thường xuyên được bổ sung thức ăn (chất dinh dưỡng) và cũng thường xuyên phải thải ra ngoài các sản phẩm chuyển hóa vật chất cùng với các vi sinh vật⇒do đó tương tự như một hệ thống nuôi cấy liên tục.

Cuối pha luỹ thừa và đầu pha cân bằng (Vì số lượng tế bào của VSV ở đây đã đạt đến cực đại, số lượng tế bào nhiều nhất→thu sinh khối hiệu quả nhất). Vì trong rau quả có lượng đường và axit tương đối lớn, mà đây là những điêu kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển (vì nấm mốc là loại vi sinh vật ưa axit). Lại thêm độ ẩm cao, nấm mốc dễ sinh sôi nảy nở. Chúng phát triển đồng nghĩa với việc lượng chất dinh dưỡng, gluco và axit sẽ bị hấp thụ, đến khi chúng giảm đi thì các vi khuẩn khác mới có thể xâm nhập vào. Thế nhưng lúc này lượng chất dinh dưỡng đã cạn kiệt, nên các vi khuẩn khác sẽ không thể phát triển mạnh được.

Vì:

+Để ức chế sự phát triển của VSV trên thịt, cá. +Muối làm tăng áp suất thẩm thấu, rút nước trong tế bào vi khuẩn (nguyên nhân hư đò ăn)làm tế bào VK chết.

Câu 21: Gặp hôm trời nắng to ai cũng muốn mang phơi một số đồ dùng (quần áo, chăng chiếu...) cũng như thực phẩm (đậu nành, lạc vừng...). Việc phơi nắng có tác dụng gì? (SGK Sinh 10 NC-Trang 140)

Quần áo, đậu, lạc,...để lâu ngày sẽ hút ẩm từ không khí, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Đem ra phơi nắng, ở nhiệt độ cao cùng với 1 số bức xạ sun làm diệt vsv, ức chế sự phát triển của nấm mốc , để đồ không bị nấm mốc.

C. Dặn dò:

Chương III: VIRUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM Tiết 30: CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUT

Ngày soạn:05.03.2008 Ngày dạy:08.03.2008

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: HS nắm được đặc điểm hình thái và cấu tạo chung của virut. 2. Kĩ năng: HS phân biệt được cấu trúc và hình thái của các loại virut.

3. Giáo dục: cho học sinh được tác hại của một số virut, giait thích được các hiện tượng trong đời

sống.

II. Chuẩn bị:

Các hình vẽ trong sách giáo khoa.

Một phần của tài liệu Giáo án trọn bộ môn sinh học lớp 10 (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w