VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO
Tiết 13: KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT
Ngày soạn: Ngày dạy:
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nắm được thế năng, động năng và nêu được các ví dụ minh hoạ, nắm được sự
chuyển hoá vật chất.
2. Kĩ năng: HS phân biệt được thế năng và động năng. Trình bày được quá trình chuyển hóa vật chất
trong tế bào.
3. Giáo dục: cho HS ý nghĩa của quá trình chuyển hoá từ đó giải thích được các hiện tượng trong thực
tế đời sống.
II. phương tiện dạy học:
Các hình vẽ sách giáo khoa.
III. Phương pháp dạy học:
Vấn đáp + Trực quan.
IV. Trọng tâm bài giảng:
Cấu trúc và chức năng của ATP và sự chuyển hoá vật chất. V. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định lớp:2. Kiểm tra bài cũ: 2. Kiểm tra bài cũ:
(?) Thế nào là vận chuyển thụ động ? Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động? (?) Phân biệt ẩm bào và thực bào ?Vận chuyển chủ động là gì ?
3. Giảng bài mới:
Hoạt động thầy trò Nội dung
Hoạt động 1
(?) Hãy kể các dạng năng lượng trong tự nhiên ? Em hiểu năng lượng là gì?
HS thảo luận và trả lời
(?) Động năng là gì ? Hãy phân biệt động năng và thế năng ?
HS:
GV: NL có thể chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác…
(?) Trong tế bào(cơ thể) năng lượng tồn tại ở dạng nào ?
(?) ATP là gì ? HS: nghiên cứu sgk
(?) Tại sao ATP được coi là đồng tìên năng lượng ?
HS : thảo luận nhóm và trả lời.
(?) Năng lượng ATP trong tế bào được sử dụng như thế nào ? Cho ví dụ minh hoạ ? HS;
I. Năng lượng và các dạng năng lượng trong tế bào:
1. Khái niệm năng lượng: là đại lượng đặc trưng cho khả
năng sinh công.
* Trạng thái của năng lượng:
- Động năng: là dạng năng lượng sẫn sàng sinh ra công.
- Thế năng: là năng lượng dự trữ, có tiềm năng sinh công.
* Các dạng năng lượng trong tế bào(hoá năng. nhiệt năng, điện năng)
- Nhiệt năng: giữ ổn định nhiệt độ cho cơ thể và tế bào. - Hoá năng: NL tiềm ẩn trong các liên kết hoá học(ATP).
2. ATP - Đồng tiền năng lượng của tế bào:
a. Cấu tạo: ATP là hợp chất cao năng gồm:
- Bazơ nitơ Ađênin - Đường ribôzơ. - 3 nhóm phôphat.
-> liên kết giữa 2 nhóm phôtphat cuối cùng dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng.
b. Sử dụng năng lượng ATP trong tế bào:
- Tổng hợp nên các chất hoá học cần thiết cho tế bào. - Vận chuyển các chất qua màng.
- Sinh công cơ học(sự co cơ, hoạt động lao động…)
GV: khi lao động nặng, lao động trí óc đòi hỏi tiêu tốn nhiều năng lượng ATP -> Cần có chế độ ăn uống phù hợp.
Hoạt động 2
(?) Prôtein trong thức ăn được chuyển hoá như thế nào trong cơ thể? Năng lượng được sinh ra trong quá trình chuyển hoá dùng vào việc gì?
HS: Thảo luận nhóm và trả lời.
(?) Thế nào là chuyển hóa năng lượng ? (?) Quá trình chuyển hoá vật chất có vai trò gì trong tế bào ?
HS:
GV: Nừu ă quá nhiều thức ăn giàu NL mà cơ thể không sử dụng -> Bệnh béo phì. Do đó cần ăn uống hợp lí, kết hợp các loại thức ăn khác nhau.
- Chuyển hóâ vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào.
- Bản chất chuyển hoá vật chất gồm:
+ Đồng hoá: là tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ chất đơn giản.
+ Dị hoá: Phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành chất đơn giản và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống khác và cho quá trình đồng hoá.
- Vai trò: giúp cho tế bào sinh trưởng, phát triển, cảm ứng và vận động.
4. Củng cố:
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài dựa vào câu hỏi sgk. - Đọc trước nội dung bài mới sgk.
Tiết 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM
TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT
Ngày soạn: Ngày dạy:
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nắm được cấu trúc và chức năng của enzim. Cơ chế và các yếu tố ảnh hưởng đến
hoạt tính của enzim.
2. Kĩ năng: Giải thích được cơ chế điều hoà chuyển hoá vật chất của tế bào bằng các enzim.
3. Giáo dục: cho học sinh ý nghĩa của sự tác động của các enzim đến quá trình chuyển hoá vật chất.
II. phương tiện dạy học:
Các hình vẽ sách giáo khoa.
III. Phương pháp dạy học:
Vấn đáp + Trực quan.
IV. Trọng tâm bài giảng:
Enzim và sự tác động của enzim đến quá trình chuyển hóa vật chất. V. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định lớp:2. Kiểm tra bài cũ: 2. Kiểm tra bài cũ:
(?) Thế nào là NL? Năng lượng được dữ trữ trong tế bào như thế nào ? (?) ATP là gì ? Cấu trúc và chức năng của ATP ?
Hoạt động thầy trò Nội dung
Hoạt động 1
(?) Enzim là gì? Kể tên một số loại enzim mà em biết ?
HS: Amilaza, Tripsin…
(? )Enzim có cấu trúc như thế nào ? HS:
Enzim xúc tác cho các cơ chất để biến đổi tạo thành các sản phẩm như thế nào ?
Hoạt động 2
HS: Thảo luận nhóm và trả lời theo nội dung phiếu học tập.
Đại diện nhóm trả lời GV: nhận xét và bổ sung
Hoạt động 3
(?) Yếu tố nào tác động đến hạot tính của enzim ?
HS:
(?) Nồng độ cơ chất có ảnh hưởng như thế nào đến hạot tính của enzim ? HS
Hoạt động 4
(?) Enzim có vai trò như thế nào trong quá trình chuyển hóa vật chất ?
HS: Nghiên cứu thông tin sgk.