Dụng cụ, hóa chất:

Một phần của tài liệu THỰC HÀNH PHÂN TÍCH SẢN PHẨM THỦY SẢN (Trang 50 - 51)

* Dụng cụ:

- Cốc thủy tinh các loại - Ống nghiệm - Phễu lọc - Giấy lọc * Hóa chất: - KI tinh thể - CH3COOH 50%

- Kẽm hạt hay kẽm bột tinh khiết. - Dung dịch hồ tinh bột 1%

d. Tiến hành:

- Lấy khoảng 10g mẫu hoặc hơn đem cắt nhỏ và ngâm trong khoảng 20ml nước cất, thời gian 15 – 20 phút, thỉnh thoảng trộn đều, sau đó đun nóng và lọc ngay khi sôi.

- Rửa bã sản phẩm bằng 2 - 3 ml nước cất, làm sao để cuối cùng có được 10 ml nước chiết để tiến hành làm phản ứng trong ống nghiệm.

- Thêm vào 2-3ml dung dịch KI 5% hay khoảng 0,1g tinh thể KI, trộn đều, lắc đều.

- Axit hóa bằng 2ml dung dịch axit axetic 50%. Khuấy đều, thêm 2- 3 giọt hồ tinh bột 1%, lại trộn đều.

- Thêm tiếp tục 1-2 hạt kẽm. Theo dõi phản ứng và thời gian bắt đầu xuất hiện màu xanh tím và khi màu này rõ rệt ổn định hoàn toàn.

đ. Đánh giá:

- Nếu màu xanh tím xuất hiện ngay lập tức, trong vòng 1 phút đã rõ nét, ổn định hoàn toàn: hàm lượng nitrat cao hơn 500mg/kg.

- Nếu sau 2-3 phút mới thấy xuất hiện màu xanh tím và sau 5 – 6 phút mới ổn định hoàn toàn: hàm lượng nitrat trong khoảng 500mg/kg.

- Nếu sau 5-6 phút mới thấy xuất hiện màu xanh tím và sau 20 - 30 phút mới ổn định hoàn toàn: hàm lượng nitrat vào khoảng 200 - 250mg/kg.

Ta chỉ cần chú ý những mẫu nào có màu xanh tím xuất hiện trước 1-2 phút, nghĩa là những mẫu vượt quá hàm lượng tối đa cho phép hiện nay.

Một phần của tài liệu THỰC HÀNH PHÂN TÍCH SẢN PHẨM THỦY SẢN (Trang 50 - 51)