Tóm tắt cách pha chế các dung dịch chuẩn để định lƣợng 1 Đại cƣơng về cách pha chế các dung dịch chuẩn.

Một phần của tài liệu THỰC HÀNH PHÂN TÍCH SẢN PHẨM THỦY SẢN (Trang 59 - 60)

Phụ lục 1: Kỹ thuật phòng thí nghiệm hóa học 1 1 Những đức tính cần thiết của ngƣời cán bộ kiểm nghiệm

2.4. Tóm tắt cách pha chế các dung dịch chuẩn để định lƣợng 1 Đại cƣơng về cách pha chế các dung dịch chuẩn.

2.4.1. Đại cƣơng về cách pha chế các dung dịch chuẩn.

Muốn pha các dung dịch chuẩn, có thể dùng các phương pháp sau đây:

a) Pha thẳng từ hóa chất tinh khiết: Cân chính xác một lượng hóa chất tinh khiết nhất định, cho vào bình định mức, hòa tan bằng nước cất, sau đó thêm nước cất cho đủ vạch mức, trộn đều.

b) Pha dung dịch gần đúng rồi chuẩn độ lại (đối với các hóa chất không bền). Cân và pha một dung dịch có nồng độ hơi cao hơn nồng độ cần thiết theo lý thuyết, sau đó xác định độ chuẩn của dung dịch thu được theo một dung dịch chuẩn mẫu hoặc bằng một lượng chính xác của một hóa chất tinh khiết bền vững trong khi bảo quản.

Nếu nồng độ thực của dung dịch không đúng với nồng độ lý thuyết thì phải tính thêm hệ số hiệu chỉnh (ký hiệu là F) đối với độ chuẩn của dung dịch pha chế. F được xác định theo các phương pháp sau:

 Nếu dùng hóa chất tinh khiết để xác định độ chuẩn, thì hệ số hiệu chỉnh F tính theo công thức:

a

F =

T.V Trong đó:

a: lượng hóa chất tinh khiết đã dùng để xác định độ chuẩn (tính bằng g) T: Độ chuẩn lý thuyết của hóa chất tinh khiết (g/l)

V: Thể tích của dung dịch pha chế (ml)

 Nếu dùng dung dịch chuẩn có nồng dộ biết trước để xác định độ chuẩn thì F được tính theo công thức sau:

V0 F=

V

V0: Thể tích dung dịch chuẩn (ml) V: Thể tích dung dịch pha chế (ml)

Chú ý: Để xác định hệ số hiệu chỉnh theo 2 cách như trên, khi chuẩn độ, phải làm ít nhất 3 lần, kết quả những lần chuẩn không chênh lệch nhau quá 0,05 ml, lấy trung bình cộng của những kết quả thu được. Muốn cho sự chuẩn dộ không sai khác quá

0,1% cần phải lấy cho mỗi lần chuẩn độ ít nhất khoảng 20-30ml dung dịch.

 Cách hiệu chỉnh dung dịch khi nồng độ thực tế không đúng theo nồng độ lý thuyết (F1)

Nếu F sai khác quá 1% nghĩa là F>1,01 hoặc F<0,99 thì ta cần phải pha loãng hoặc làm đặc thêm, bằng cách dựa vào các phép tính sau:

 Trong trường hợp phải pha loãng (F>1): thì lượng nước cất cần thêm vào 1 lít dung dịch để pha loãng được tính theo công thức sau:

N=(F-1)1000 (ml) N là lượng nước cất

 Trong trường hợp phải làm đặc thêm (F<1): thì lượng hóa chất cần thêm vào 1 lít dung dịch để làm đặc thêm, được tính theo công thức sau:

X=(1-F)C (gam) X: Lượng hóa chất thêm vào

C: Lượng hóa chất cần thiết để pha 1 lít dung dịch đúng độ chuẩn yêu cầu (g)

Ví dụ: Pha chế dung dịch NaOH 0,1N; dùng axit oxalic tiêu chuẩn 0,1N để xác

định hệ số hiệu chỉnh (F)

Trƣờng hợp 1: Giả sử F=1,1

Trong trường hợp này, ta phải pha loãng dung dịch NaOH.

Lượng nước cất thêm vào 1 lít dung dịch NaOH vừa pha là: N=(1,1-1)1000=100

Ta lấy chính xác 100ml nước cất để cho vào 1 lít dung dịch NaOH vừa pha. Sau đó kiểm tra lại độ chuẩn. Nếu thấy F sai khác với 1 không quá 1% là được.

Trƣờng hợp 2: Giả sử F=0,9

Trong trường hợp này ta phải làm đặc thêm.

Lượng hóa chất (NaOH) cần thêm vào 1 lít dung dịch NaOH vừa pha được tính theo công thức sau:

X=(1-0,9)4=0,4 gam

(Ở đây 4= số gam NaOH cần thiết để pha được 1 lít dung dịch NaOH 0,1N) Cân chính xác 0,4 gam NaOH tinh thể, cho vào 1 lít dung dịch NaOH cần làm đặc thêm, hòa tan, trộn đều và xác định lại hệ số hiệu chỉnh, nếu F sai khác so với 1 không quá 1% là được.

Một phần của tài liệu THỰC HÀNH PHÂN TÍCH SẢN PHẨM THỦY SẢN (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)